Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bảo hiểm cho tất cả các chuyến hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo các luồng từ Việt nam đi các nước và hàng hóa nhập khẩu từ các nước trên thế giới về Việt nam bằng đường biển (sea ) hoặc đường hàng không ( air ).
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ bồi thường cho những hư hỏng, thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó bảo hiểm còn áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thuộc phạm vi lãnh thổ Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam.
Nội dung bài viết
Phương tiện vận chuyển hàng hóa
– Tàu biển tham gia vận chuyển hàng hoá phải đảm bảo đủ khả năng đi biển và thích hợp cho việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản mặt hàng được bảo hiểm. Tàu phải có bảo hiểm P&I Quốc tế hoặc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và phải tuân thủ theo điều khoản bổ sung hàng hóa ISM (Cargo ISM Endorsement) về an toàn hàng hải Quốc tế. Các giấy tờ hồ sơ liên quan đến tàu và bảo hiểm P&I của tàu phải đảm bảo đầy đủ, còn hiệu lực trong suốt thời gian chở hàng theo quy định.
Xem thêm: Bảo hiểm tài sản
– Tàu biển tham gia vận chuyển hàng hóa không được vượt quá 30 tuổi, trừ khi có xác nhận đồng ý chấp thuận bằng văn bản của Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu .
Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu :
- Giá trị hàng hóa tham gia bảo hiểm sẽ được tính theo 100% hoặc 110% giá trị FOB, CFR hoặc CIF, tùy theo yêu cầu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu từng lô hàng cụ thể.
- Giá trị CIF được tính theo công thức sau:
C + F
CIF = ———————–
1 – R
Trong đó: C – Giá trị hàng hoá theo hoá đơn;
F – Cước vận tải;
R – Tỷ lệ phí bảo hiểm + Phụ phí (nếu có)
Các điều khoản loại trừ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu :
- Điều khoản loại trừ nhiễm phóng xạ, vũ khí hoá học, sinh học, hoá sinh học và điện từ (10.11.03) (Institute Radioactive Contamination, Chemical, Biological, Bio-chemical and Electromagnetic Weapons Exclusion Clause (10.11.03) – CL370);
- Điều khoản loại trừ các rủi ro liên quan đến công nghệ thông tin (Institute Cyber Attack Exclusion Clause (11.10.03) – CL380);
- Điều khoản loại trừ rủi ro khủng bố (Joint Excess Loss Committee Terrorism Exclusion Clause (16 November 2001);
- Điều khoản loại trừ rủi ro liên quan đến năng lượng, nguyên tử hạt nhân (Nuclear Energy Risks Exclusion Clause (Marine) – 1.1.89; bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
- Điều khoản giới hạn và loại trừ (Sanctions limitation and Exclusion Clause (LMA-3100)
- Loại trừ tổn thất do container không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật; loại trừ thiếu hụt hàng hóa khi container còn nguyên niêm phong, kẹp chì. (Excluding loss or damage due to technical substandard container; excluding loss or damage to cargo in container in case of seal intacted)
- Điều khoản loại trừ tổn thất liên quan đến bệnh truyền nhiễm (Joint excess loss committee communicable disease exclusion clause (jx2020-009a)
Xem thêm: bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu
Xem thêm: bảo hiểm nồi hơi cập nhật mới nhất
Thông tin để làm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
– Người được bảo hiểm phải thông báo yêu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh cho từng chuyến hàng và cho tất cả các chuyến hàng không loại trừ bất kỳ chuyến hàng nào muốn mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cho Bảo hiểm Petrolimex ngay sau khi hợp đồng bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực.
– Việc thông báo và gửi giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có thể thực hiện gửi trực tiếp, qua email, fax.
– Thời gian thông báo yêu cầu bảo hiểm trước khi phương tiện vận chuyển khởi hành.
– Nội dung thông báo yêu cầu bảo hiểm bao gồm các chi tiết như sau:
+ Tên và địa chỉ người được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ;
+ Tên hàng hóa;
+ Số lượng/trọng lượng;
+ Phương thức đóng gói, bao bì;
+ Giá trị tham gia bảo hiểm;
+ Tên phương tiện vận chuyển
+ Thời hạn dự kiến xếp hàng/Thời gian khởi hành;
+ Luồng vận chuyển. (Từ cảng đi đến cảng dỡ).
+ Số và ngày tháng của hợp đồng mua bán, Thư tín dụng (L/C), phiếu xuất kho, hóa đơn, vận đơn (B/L) kèm theo các chứng từ này nếu có
– Các thông tin người được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu yêu cầu bảo hiểm phải trung thực và chính xác. Các thông tin nào trên đây đã có thì người được bảo hiểm phải thông báo trước cho người bảo hiểm để cấp đơn bảo hiểm. Riêng giá trị mua bảo hiểm có thể khai báo trước theo trị giá hàng hóa trên hợp đồng mua bán hoặc trị giá khi mở L/C của lô hàng, khi nhận được hóa đơn thương mại (commercial invoice) hoặc có giá chính xác, người được bảo hiểm phải thông báo trị giá bảo hiểm chính thức cho người bảo hiểm để sửa đổi bổ sung và/hoặc cấp đơn bảo hiểm cho lô hàng. Các thông tin nào còn thiếu thì người được bảo hiểm phải cập nhật thường xuyên và kịp thời ngay khi nhận được cho người bảo hiểm để cấp đơn và/hoặc sửa đổi bổ sung chính xác. Quy định rằng việc thông báo thông tin đầy đủ về chuyến hàng của người được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cho người bảo hiểm không được chậm quá ngày tàu cập cảng đến.
Giám định và chi phí giám định tổn thất :
– Trong trường hợp hàng có tổn thất, Người được bảo hiểm phải thông báo sớm nhất cho Người bảo hiểm hoặc đại lý do Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ định đến giám định theo quy định trong đơn bảo hiểm. Trong trường hợp Người được bảo hiểm không nhất trí với biên bản giám định của đơn vị giám định do Người bảo hiểm chỉ định, Người được bảo hiểm có thể trưng cầu giám định viên độc lập làm giám định đối tịch.
– Nếu Người bảo hiểm không đồng ý với biên bản giám định do Người được bảo hiểm chỉ định, hai bên có thể thương lượng mời giám định độc lập thứ ba.
– Chi phí giám định sẽ do Người được bảo hiểm thanh toán cho cơ quan giám định và sẽ được Người bảo hiểm bồi hoàn nếu trường hợp tổn thất đó thuộc phạm vi trách nhiệm của Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu .
Khiếu nại và bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:
– Người được bảo hiểm phải gửi ngay cho Bảo hiểm PJICO hồ sơ khiếu nại trong vòng 60 ngày kể từ ngày phát sinh quyền khiếu nại.
– Hồ sơ khiếu nại gửi cho Người bảo hiểm gồm:
- Thư khiếu nại đòi bồi thường (bản gốc);
- Đơn bảo hiểm (bản gốc);
- Sửa đổi bổ sung đơn bảo hiểm nếu có (bản gốc);
- Hợp đồng mua bán (bản sao);
- Hợp đồng vận chuyển (Bản sao)
- Vận tải đơn – B/L (bản gốc, được ký hậu hợp lệ nếu là B/L “Theo lệnh”);
- Hoá đơn thương mại – Commercial Invoice (bản gốc);
- Phiếu đóng gói – Packing list (bản gốc);
- Chứng thư giám định về trọng lượng, chất lượng tại cảng xếp hàng (bản gốc hoặc bản sao);
- Bảng phân chia hàng hóa (bản gốc) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (bản gốc)
- Biên bản kết toán nhận hàng tại cảng (bản gốc)
- Biên bản hư hỏng, đổ vỡ (bản gốc, trường hợp khiếu nại hàng hóa bị hư hỏng)
- Chứng thư giám định (Kèm biên bản đo) về trọng lượng hàng nhận tại tàu / tại xà lan / tại cảng dỡ hàng (Bản gốc);
- Hợp đồng vận chuyển bằng xà lan (Bản gốc hoặc bản sao), nếu thiếu hàng thuộc trách nhiệm xà lan chuyển tải (nếu có)
- Các văn bản khiếu nại chủ tàu / xà lan, nếu thiếu hàng thuộc trách nhiệm chủ tàu / xà lan chuyển tải; (nếu có)
- Hoá đơn/biên lai các chi phí phát sinh khác nếu có;
- Và các chứng từ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nhận được hồ sơ khiếu nại hoàn chỉnh và hợp lệ của Người được bảo hiểm, Người bảo hiểm phải giải quyết bồi thường. Nếu từ chối hoặc có tranh chấp Người bảo hiểm phải có văn bản gửi cho Người được bảo hiểm trong thời hạn đó.
– Sau khi nhận được bản thanh toán bồi thường hoặc công văn từ chối bồi thường của Bảo hiểm Petrolimex , nếu Người được bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu không nhất trí thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được những văn bản nêu trên, Người được bảo hiểm phải khiếu nại tiếp bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên nếu Người được bảo hiểm không có ý kiến gì khác thì vụ việc coi như kết thúc
Những rủi ro có thể lựa chọn bảo hiểm:
Cháy hoặc nổ
Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần, sét đánh
Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, bị trật bánh, mắc cạn, đâm va vào nhau hoặc đâm va vào vật thể khác.
Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ
Phương tiện chở hàng mất tích
Tổn thất chung
Hàng bị thiếu nguyên bao, nguyên kiện.
Hàng hoá bị tổn thất do đổ vỡ (loại trừ đổ vỡ do ướt) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Trường hợp xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm Người bảo hiểm như nói trên. Bảo hiểm PJICO còn phải chịu trách nhiệm đối với những chi phí sau đây:
Những chi phí hợp lý mà Người được bảo hiểm, người làm công hay đại lý của họ đã chi ra nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm.
Những chi phí hợp lý cho việc bốc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hoá được bảo hiểm tại một nơi dọc đường đi do hậu quả của rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu .
Những chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định số tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Tổn thất chung và chi phí cứu hộ
==> có thể tham khảo điều kiện A- Mọi rủi ro
Trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng hoá được bảo hiểm được xếp lên phương tiện chuyên chở tại địa điểm xuất phát ghi trong Hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc hiệu lực vào lúc hàng hoá được bốc dỡ khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến ghi trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Lưu ý khi xảy ra tổn thất bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Trường hợp xảy ra tổn thất cho hàng hoá thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, Người được bảo hiểm hay Người làm công cho họ hoặc đại diện của họ phải:
Khai báo ngay với cơ quan chức trách địa phương để xử lý và lập biên bản theo luật lệ hiện hành.
Thông báo ngay cho Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu hay đại diện của họ tại địa phương gần nhất đến giám định trong thời gian sớm nhất.
Phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để cứu chữa và bảo quản hàng hoá nhằm hạn chế tổn thất.
Làm các thủ tục cần thiết để bảo lưu quyền dòi bồi thường đối với người chuyên chở hay người thư ba khác có trách nhiệm đối với tổn thất, mất mát hàng hoá trong tai nạn ấy.
Người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết bồi thường một phần hay toàn bộ tổn thất nếu Người được bảo hiểm không thi hành đầy đủ những nghĩa vụ trên.
Khi khiếu nại Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu về những mất mát hay hư hỏng thuộc trách nhiệm Hợp đồng bảo hiểm, Người được bảo hiểm cần nộp đủ những giấy tờ sau:
Bản chính của Đơn bảo hiểm
Bản chính hợp đồng vận chuyển, giấy vận chuyển hàng hoá do chủ phương tiện cấp.
Hoá đơn bán hàng kèm theo bản kê chi tiết hàng hoá, phiếu ghi trọng lượng và số lượng hàng hoá.
Biên bản giám định hàng tổn thất do Bảo hiểm Petrolimex hoặc cơ quan giám định do Bảo hiểm Petrolimex chỉ định cấp ghi rõ mức độ tổn thất.
Biên bản điều tra tai nạn của cơ quan chức trách địa phương
Văn bản khiếu nại người chuyên chở hay người thứ ba khác về trách nhiệm đối với tổn thất do họ gây ra.
Thư đòi bồi thưòng
Xác định tổn thất bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Tổn thất toàn bộ nói trong quy tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu này bao gồm tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính.
Khi xảy ra mất mát, hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm Hợp đồng Bảo hiểm Petrolimex , nếu hàng hoá được bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hay hư hỏng nghiêm trọng tới mức không còn là hàng hóa với tính chất ban đầu của nó nữa hoặc Người được bảo hiểm bị mất hẳn quyền sở hữu hàng hoá thì được coi là tổn thất toàn bộ thực tế.
Khi hàng hoá được bảo hiểm bị mất mát hay hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm Hợp đồng bảo hiểm, nếu xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc do các chi phí cứu hàng, chi phí chỉnh lý và gửi hàng đến nơi nhận ghi trong Hợp đồng Bảo hiểm Petrolimex có thể vượt quá giá trị hàng hoá khi tới nơi nhận đó, thì được coi là tổn thất toàn bộ ước tính.
Bất kỳ trường hợp mất mát hay hư hỏng nào không thuộc loại tổn thất đã nói ở hai phần trên đều được coi là tổn thất bộ phận.
Nếu phương tiện chở hàng bị mất tích thì hàng hoá được bảo hiểm hàng hóa sẽ được coi là tổn thất toàn bộ thực tế.
Phương tiện vận chuyển hàng được coi là mất tích khi không tới được nơi đến ghi trong Hợp đồng bảo hiểm và cũng không có tin tức gì về phương tiện đó. Thời gian cần thiết đến để xác định phương tiện chuyên chở bị mất tích không ít hơn ba tháng kể từ ngày dự tính phương tiện đến nơI ghi trong Hợp đồng bảo hiểm
Cách tính và thanh toán bồi thường bảo hiểm
Khi hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất bộ phận thì số tiền bồi thường sẽ được tính trên cơ sở mức độ tổn thất nhân với số tiền bảo hiểm. Mức độ tổn thất sẽ được xác định bằng cách lấy số chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hoá khi còn nguyên vẹn khi đã bị tổn thất tại nơi dỡ hàng chia cho tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn tại nơi dỡ hàng ghi trên Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu .
Trách nhiệm của Bảo hiểm Petrolimex chỉ giới hạn ở số tiền bảo hiểm.
Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá thấp hơn giá trị bảo hiểm thì Người bảo hiểm chỉ bồi thường những mất mát, hư hỏng và chi phí đã quy định theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá cao hơn giá trị bảo hiểm thì phần cao hơn đó không được thừa nhận.
Trong trường hợp Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chấp nhận bồi thường tổn thất toàn bộ số tiền bảo hiểm thì Người bảo hiểm có quyền được miễn mọi trách nhiệm quy định trong Hợp đồng bảo hiểm bằng cách khước từ quyền lợi về hàng hoá bảo hiểm và quyền khiếu nại người thứ ba.
Trường hợp phảI tuân thủ ý kiến của Bảo hiểm Petrolimex để thực hiện các biện pháp đề phòng tổn thất thì Người bảo hiểm phảI thanh toán cho Người được bảo hiểm những chi phí hợp lý và cần thiết khi áp dụng biện pháp này dù cho tổng số tiền bồi thường như vậy có thể vượt qua số tiền bảo hiểm.
Sau khi kiểm tra và xác định hồ sơ khiếu nại của Người được bảo hiểm là hợp lệ và tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. Bảo hiểm Petrolimex sẽ thanh toán bồi thường cho Người được bảo hiểm trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ so khiếu nại hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ khiếu nại gửi đến chưa hợp lệ hoặc cần xác minh thêm hoặc tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm, Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu phải thông báo bằng văn bản cho Người được bảo hiểm biết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại.
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy thông báo bồi thường hoặc giấy từ chối bồi thường mà Người được bảo hiểm không có ý kiến gì bằng văn bản thì vụ khiếu nại đó coi như đã kết thúc.
Khi thanh toán tiền bồi thường, Bảo hiểm PJICO có thể khấu trừ vào tiền bồi thường các khoản thu nhập của Bảo hiểm Petrolimex trong việc bán hàng hoá cứu được và đòi người thứ ba.
Trường hợp phương tiện vận tải bị mất tích, hàng hoá đã được coi là tổn thất toàn bộ hoặc hàng bị mất mà sau khi đã bồi thường lại tìm thấy hàng hoá thì số hàng đó sẽ thuộc quyền sở hữu của Người bảo hiểm hàng hóa và được xử lý theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Tham khảo thêm tại google
Trước diễn biến phức tạp của bệnh Covid các nhà tái bảo hiểm yêu cầu thêm điều khoản loại trừ bệnh truyền nhiễm vào các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển, đường hàng không. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa.
ĐIỀU KHOẢN LOẠI TRỪ TỔN THẤT LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TRUYỀN NHIỄM CỦA ỦY BAN JOINT EXCESS LOSS (JX2020-009A)
Cho dù có bất kỳ điều khoản nào trái ngược với bảo hiểm này, các Bên đồng ý rằng bảo hiểm này loại trừ toàn bộ tổn thất liên quan đến bệnh truyền nhiễm, trừ khi đáp ứng được các điều kiện về các trường hợp ngoại lệ cá nhân bị nhiễm.
2.1. “Tổn thất do Bệnh truyền nhiễm” có nghĩa là mọi tổn thất, thiệt hại, trách nhiệm, hoặc chi phí dưới bất cứ hình thức nào, gây ra sát gần bởi hoặc gây ra đáng kể bởi hoặc được đóng góp bởi hoặc là kết quả từ hoặc phát sinh từ hoặc liên quan đến bất kỳ tình huống loại trừ được nêu dưới đây:
một bệnh truyền nhiễm, và/hoặc
sự lo ngại hoặc đe dọa, cho dù là thực tế hay nhận thức, về môt bệnh truyền nhiễm, và/hoặc
bất cứ khuyến cáo, quyết định hoặc biện pháp nào, được làm hay thực hiện để hạn chế, ngăn cản, giảm nhẹ hoặc làm chậm sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm hoặc để loại bỏ hoặc giảm thiểu trách nhiệm pháp lý đối với mỗi căn bệnh đó, cho dù có được làm hay thực hiện bởi một cơ quan công quyền hoặc một thể nhân hay và/hoặc
bất cứ khuyến cáo, quyết định hoặc biện pháp nào được làm hay thực hiện để thay đổi, đảo ngược hoặc loại bỏ bất cứ tình huống nào thuộc vào điểm (c) ở trên, cho dù được làm hay thực hiện bởi một cơ quan công quyền hoặc một thể nhân
bất kể có bất cứ tình huống hoặc nguyên nhân nào khác đóng góp đồng thời hoặc theo bất kỳ trình tự nào khác.
2.2. Không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của Điểm 2.1 (a), (b) and (d), các khuyến cáo, quyết định và biện pháp mà bất kỳ người nào thực hiện để chằng buộc, ngừng hoạt động hoặc duy trì tại điểm neo đậu, tại cảng hay bất cứ nơi nào khác đối với bất cứ tàu, phương tiện, giàn khoan di động hoặc giàn khoan cố định cho đến khi tiếp tục lại với hành trình, vận hành, kinh doanh, xếp hoặc dỡ hàng hóa hoặc sử dụng tập quán khác sẽ không được coi là hình thành nên các tình huống loại trừ, cho dù họ hoặc bất cứ người nào khác có thể đã thực hiện các viêc này vì những nguyên nhân như trình bày tại Điểm 2.1 (c) ở trên.
2.3. Không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của Điểm 2.1 (a), (b) and (d), cho các mục đích của một sự kiện tổn thất đầu tiên ảnh hưởng đến tàu, phương tiện vận chuyển, giàn khoan di động hoặc giàn khoan cố định trong suốt một chuyến hành trình thực hiện như là hậu quả của sự chệch hướng, của một khuyến cáo/quyết định/hoặc biện pháp trước đó bởi bất kỳ người nào đưa ra để chuyển hướng tàu đó từ điểm xếp hàng trước hoặc điểm dỡ hàng hoặc điểm đến nào khác sẽ không hình thành nên tình huống loại trừ chỉ với lý do rằng sự chệch hướng đó đã được thực hiện do những nguyên nhân như trình bày tại Điểm 2.1 (c) ở trên.
2.4. Không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của Điểm 2.1 (a), (b) and (d), khi các tổn thất, thiệt hại hoặc trách nhiệm lần đầu tiên phát sinh trong các trường hợp không bị loại trừ theo Điểm 2.1 (a) tới (d) ở trên, chi phí tăng thêm hoặc trách nhiệm tăng thêm đối với chi phí sẽ không bị loại trừ bất kể sự tăng thêm đó có thể đã được chịu do các nguyên nhân đã được nêu tại Điểm 2.1(c) ở trên.
“Bệnh truyền nhiễm” có nghĩa là bất cứ bệnh tật, đã được biết hoặc chưa biết, có thể lây truyền bằng bất kỳ chất hoặc tác nhân nào từ một sinh vật này sang sinh vật khác khi:
chất hoặc tác nhân bao gồm nhưng không giới hạn ở vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc sinh vật khác hoặc bất kỳ biến thể hoặc đột biến nào của bất kỳ điều gì đã nêu ở trên, cho dù được coi là sống hay không, và
phương thức lây truyền, dù là trực tiếp hay gián tiếp, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc chạm vào hoặc tiếp xúc với con người, truyền trong không khí, truyền chất lỏng cơ thể, truyền đến hoặc từ hoặc thông qua bất kỳ vật thể rắn hoặc bề mặt hoặc chất lỏng hoặc khí và
căn bệnh, chất hoặc tác nhân có thể, hoạt động đơn lẻ hoặc kết hợp với các bệnh đồng mắc, tình trạng, tính nhạy cảm di truyền, hoặc với hệ thống miễn dịch của con người gây ra cái chết, bệnh tật hoặc tổn hại thân thể hoặc làm suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của con người hoặc ảnh hưởng xấu đến giá trị của hoặc việc sử dụng an toàn của tài sản dưới bất kỳ hình thức nào.
4.1. Trường hợp ngoại lệ cá nhân bị nhiễm sẽ áp dụng khi (1) các hành động hoặc các quyết định của bất kỳ cá nhân nào đã bị nhiễm hoặc được cho là bị nhiễm bệnh truyền nhiễm gây ra hoặc góp phần cho là sự kiện tổn thất và (2) không phải mỗi hành động, quyết định hoặc nguyên nhân cho là gây ra sự kiện tổn thất mà bản thân nó là một khuyến cáo, quyết định hoặc biện pháp như được nêu tại Điểm 2.1 (c) hoặc 2.1 (d) ở trên.
4.2. Khi các điều kiện đó được đáp ứng, thực tế hoặc khả năng (các) hành động hoặc (các) quyết định của cá nhân bị suy giảm bởi hoặc bị ảnh hưởng bởi hoặc gây ra bởi sự lây nhiễm thực tế hoặc được cho là của cá nhân đó sẽ không loại trừ sự thu đòi bồi thường đối với tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm với điều kiện là sẽ không bảo hiểm cho tổn thất, thiệt hại, trách nhiệm hoặc chi phí phát sinh từ bất kỳ sự gia tăng nào về lây lan, sự ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng hoặc sự tái phát của bệnh truyền nhiễm hoặc từ bất kỳ tình huống nào như định nghĩa ở Điểm 2.1 (c) hoặc (d) là hậu quả của các hành động hoặc các quyết định của cá nhân đó.
4.3. Đối với mục đích của ngoại lệ này, cá nhân bị nhiễm không cần phải có mặt trực tiếp hoặc không bị ảnh hưởng về quyền lợi bởi tổn thất, miễn là các hành động hoặc các quyết định của họ gây ra hoặc góp phần vào sự kiện tổn thất và ảnh hưởng đến quyền lợi đó, trực tiếp hoặc gián tiếp, là loại sự việc mà khi không bị suy giảm hoặc bị ảnh hưởng thì các sự việc đó sẽ nằm trong quá trình làm việc bình thường của người đó.
Tổn thất, thiệt hại, trách nhiệm và chi phí phát sinh chỉ từ tổn thất khác được bảo hiểm theo bảo hiểm này và không bị loại trừ bởi hoặc theo Điều khoản này vẫn được bảo hiểm theo các điều khoản và điều kiện đó.
Mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tốt
- CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
- Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
- Tổng đài: 1900545455
- Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
- Email: pjicosaigon@gmail.com
- Website: baohiempetrolimex.com || thegioibaohiem.net
- Zalo, Viber: 0932.377.138
- Facebook: Bảo hiểm xuất nhập khẩu
Very interesting subject, thanks for posting.