Phí EBS – phụ phí xăng dầu hiện nay

2481 Lượt xem

Phí EBS – phụ phí xăng dầu hiện nay

Emergency Bunker Surcharge – Trong vận tải xuất nhập khẩu quốc tế chắc đặc biệt là cước vận tải container đường biển quốc tế mọi người sẽ được nghe nhiều đến phí EBS. Có thể hiểu đây là phụ phí xăng dầu, phụ phí năng lượng được dùng cho các tuyến vận tải đường biển khu vực châu Á.

Đây là một trong những loại phí phổ biến mà người trong ngành này đều biết. Tuy nhiên với nhiều bạn mới vào nghề vẫn chưa thực sự hiểu rõ về loại phí này. Vậy EBS là phí gì? Chỉ vài phút đọc bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này trong bài viết ngay sau đây, hãy dành thời gian theo dõi nhé.

Xem thêm: Cước vận tải biển việt nam-incheon

phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay
phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay

Phí EBS là phí gì?

Mục đích sử dụng của loại phí này để bù đắp chi phí hao hụt cho hãng tàu (Lines) do biến động của giá xăng dầu trên thế giới. Nếu hàng đi châu Âu thì sẽ được gọi là phí ENS viết đầy đủ Entry Summary Declaration.

Như vậy phí EBS thực chất là một loại phụ phí vận tải biển mà hãng tàu sẽ thu từ chủ hàng (shipper) để bù đắp những chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu trên thị trường. Loại phí này không được tính trong local charges.

Xem thêm: Cảng Incheon hàn quốc có gì thú vị

Tại sao lại có Phí EBS – phụ phí xăng dầu hiện nay

Sau cú sốc giá dầu lửa với những biến động lớn về giá dầu vào những năm 1970 giá nhiên liệu bỗng nhiên tăng vọt với biên độ lớn. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến chi phí vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển và những phụ phí về nhiên liệu như phí EBS đã được áp dụng bắt đầu sau cú sốc dầu lửa. Các phụ phí về nhiên liệu được tiếp tục sử dụng đến nay như một đặc trưng trong giá dịch vụ vận tải tàu chợ.

phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay
phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay

Nguyên nhân tại sao cần sử dụng phí nhiên liệu:

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển là không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu cho đến ngày nay, vận chuyển bằng đường biển vẫn là con đường chủ yếu của mạch máu giao thương toàn cầu. Các tàu chở hàng hóa phải là những tàu container lớn và để duy trì tốc độ cao đảm bảo cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh thì cần sử dụng nhiều nhiên liệu dẫn đến chi phí nhiên liệu cao.

Trong khi đó giá nhiên liệu trên thị trường sẽ luôn có sự biến động và khi giá nhiên liệu tăng đột ngột các hãng tàu chợ đặc biệt là công hội không thể ngay lập tức điều chỉnh giá cước phù hợp với ảnh hưởng bất lợi từ việc tăng giá nhiên liệu.

Xem thêm: Giá cước biển xuất khẩu đi hàn quốc

Giá nhiên liệu hiện nay thực tế vẫn phụ thuộc vào một số quốc gia có nguồn vàng đen này. Các nước này chủ động nguồn cung dầu mỏ cũng như có thể điều khiển giá dầu trên toàn cầu.

Do đó khi trường hợp này xảy ra thì việc điều chỉnh phụ phí nhiên liệu linh hoạt sẽ là công cụ hữu hiệu nhất để bù đắp chi phí cho các hãng tàu.

Tùy theo quy định của mỗi hãng tàu và hiệp hội tàu sẽ áp dụng bảng phụ phí khác nhau. Phụ phí EBS được tính dưới theo phần trăm của cước biển hoặc khoản tiền cụ thể trên một mét khối hàng, một tấn hàng hay cũng có thể tính gộp cho mỗi container. Hay đơn giản là áp theo từng tuyến vận chuyển với từng loại container 20,40 thì có phí EBS khác nhau. Căn cứ theo tình hình thực tế tùy hãng tàu có thể giảm phụ phí khi giá nhiên liệu giảm hoặc những trường hợp cụ thể nào khác.

phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay
phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay

Ai sẽ là người trả phí Phí EBS – phụ phí xăng dầu hiện nay ?

Câu hỏi đang gặp phải nhiều tranh cãi hiện nay là phí EBS sẽ do shipper hay do consignee (người nhận hàng/người mua hàng) thanh toán?

Một ví dụ thực tế sau đây sẽ giúp các bạn dễ dàng hình dung hơn cho vấn đề này:

Một công ty tại Việt Nam nhập khẩu lô làng quần áo với giá FOB từ một nhà cung cấp tại Trung Quốc và đơn hàng này có phát sinh thêm phí EBS.

Xem thêm: Giá cước vận tải biển đi cảng Incheon 2022

Lưu ý: Giá FOB là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu.

Công ty Việt Nam và nhà cung cấp Trung Quốc đang xảy ra tranh cãi về việc bên nào sẽ phải trả loại phí phát sinh này. Mỗi bên đều có lập luận riêng của mình:

Công ty tại Việt Nam cho rằng vì phí này phát sinh ở Trung Quốc vậy nên nhà cung cấp Trung Quốc sẽ phải trả.

phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay
phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay

Tranh cãi trả phí EBS vẫn chưa dứt

Tuy nhiên nhà cung cấp Trung Quốc lại cho rằng giá họ bán lô hàng quần áo là giá FOB không phải là bên mua nước tàu và EBS là phí nhiên liệu nên họ không chấp nhận trả phí.

Cả hai bên đều đưa ra lý do hợp lý cho mình vậy cuối cùng vẫn chưa ngã ngũ xem bên nào sẽ chịu trách nhiệm trả phí? Trường hợp này cần làm rõ 2 vấn đề là hàng được nhập từ quốc gia nào và nhập theo điều kiện gì?

Trong ví dụ này quốc gia nhập là Việt Nam và được xuất từ Trung Quốc, điều kiện nhập là FOB và người mua sẽ phải trả phí EBS.

Từ ví dụ này rút ra một kinh nghiệm thực tế đó là khi làm hợp đồng mua bán các bên cần tham khảo giá các khoản phí phát sinh. Bên cạnh đó cần có các thỏa thuận, quy định rõ ràng trong hợp động về nội dung bên nào phải chịu các khoản phí để tránh xảy ra tranh cãi. Nếu trong hợp đồng không quy định cụ thể thì phí nhiên liệu EBS sẽ do hãng tàu quy định.

Ưu tiên thỏa thuận phí EBS trong term

Nhìn chung, việc đóng phí EBS do chủ hàng, bên mua và bên bán trao đổi trong hợp đồng xem điều khoản. Bên book cước tàu sẽ phải đóng phí này cho lines trước khi nghĩ đến việc lấy container để đóng hàng vận chuyển

Phí EBS – phụ phí xăng dầu hiện nay
phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay

Thu nhập của mỗi quốc gia là khác nhau, nên trọng số EBS ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm sẽ khác nhau. Nói như này cho dễ hiểu nhé, EBS như ví dụ trên USD200. 200USD đối với người Việt có thể nhiều, nhưng 200USD đối với người Trung Quốc có thể không cao nhưng không chênh lệch quá lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì 2 thằng Việt Nam và Trung Quốc đều là nước đang phát triển thôi.

Mình thường thấy hàng xuất từ Việt Nam sang Trung Quốc thì shiper (đầu Việt Nam) là người trả phí EBS. Trong trường hợp đặc biệt là ở những quốc gia có thu nhập chênh lệch nhau nhiều như Việt Nam với Nhật, Việt Nam với Hàn Quốc thường thì EBS thu ở quốc gia có thu nhập cao.

Một ví dụ dễ dàng nhất là hàng Việt Nam xuất qua Japan và Korea theo điều kiện CIF (shiper trả phí) nhưng phí EBS lại được trả đầu Japan và Korea. Nếu đọc xong bài viết này bạn còn thắc mắc thì có thể gởi mail vào hộp hỏi đáp, hoặc để lại comment bên dưới nhé.

Cách tính phụ phí xăng dầu EBS đang được các hãng tàu tính thế nào?

Phụ phí này có thể được thể hiện khác nhau tùy theo hãng tàu và hiệp hội tàu. Phụ phí này có thể được tính dưới theo phần trăm của cước biển, hoặc một khoản tiền cụ thể trên một tấn hàng hay một mét khối hàng, hay cũng có thể tính gộp cho mỗi container. Theo điều kiện thực tế, hãng tàu có thể giảm phụ phí khi phù hợp, chẳng hạn khi giá nhiên liệu ở các cảng trung gian giảm.

phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay
phi-ebs-phu-phi-xang-dau-hien-nay

Tư vấn Phí EBS – phụ phí xăng dầu hiện nay :

Vui lòng liên hệ Sale của chúng tôi để được báo giá ( gọi điện, zalo,viber..)

Hotline: 0888.605.666

GULFSHIPPING VIETNAM

Tầng 6 – XL Building – 88 Lương Định Của, P.Bình Khánh, TP.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Email: vanluong@gulfshipping.com.vn tham khảo thêm tại google

Facebook: Cước vận tải biển

⭐️ Phí EBS trong vận tải biển quốc tế là gì ?

Trả lời: Đây là một loại phụ phí mà hãng tàu thu của Shipper.

⭐️ Phí EBS trong vận tải biển quốc tế có phải là cước biển không ?

Trả lời: Phí Lss trong vận tải biển quốc tế không phải cước biển.

⭐️ Thế mạnh trong cước biển quốc tế?

Trả lời: Chúng tôi book hàng ngàn container mỗi tháng .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *