Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4

1399 Lượt xem

Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 

6-KHÁCH SẠN GRAND – Hồi sinh đường số 42

Trong suốt thời gian tôi bỏ công sức vận động cho hai khu đất ở West Side, quan hệ giữa tôi với Palmieri và những người của ông ta ngày càng khắng khít hơn. Một ngày cuối năm 1974, tôi đến văn phòng của Palmieri và nói nửa đùa nửa thật: “Nghe này, bây giờ tôi đã có hai khu đất đó, Penn Central còn tài sản nào khác muốn tôi mua mà không trả tiền không?”

“Có chứ,” Victor trả lời, “chúng tôi còn một số khách sạn mà anh có thể quan tâm.”

Penn Central sở hữu nhiều khách sạn cũ ở trung tâm thành phố, chỉ cách nhau vài con đường: các khách sạn Biltmore, Barclay, Roosevelt, và Commodore. Ba khách sạn đầu hoạt động tương đối thành công. Điều này có nghĩa là chúng được bán với giá cao hơn mà tôi muốn trả. Chỉ có khách sạn Commodore là đang gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ và đang bị nợ thuế trong nhiều năm.

Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4
Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN           

1.PHƯƠNG CÁCH KINH DOANH – Một tuần làm việc       

2. NHỮNG QUÂN BÀI CỦA TRUMP – Những thành phần của một thương vụ           

3.THỜI KỲ TRƯỞNG THÀNH – Sự hình thành một cá tính       

4. THƯƠNG VỤ Ở CINCINNATI – Cái giá của sự thận trọng        

5. CHUYỂN ĐẾN MANHATTANBước vào cuộc chơi    

6. KHÁCH SẠN GRAND – Hồi sinh đường số 42  

7. TRUMP TOWER – Vị trí của cửa hàng Tiffany     

8. KINH DOANH SÒNG BÀI – Tòa nhà trên phố Boardwalk  

9. TRUMP’S CASTLECuộc chiến với Hilton 

10. CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM – Cuộc tranh đấu ở Central Park South 

11. MỤC TIÊU LÂU DÀI – Cạnh tranh trong thể thao       

12. VŨ HỘI TRƯỢT BĂNG – Xây dựng lại Wollman Rink   

13. TRỞ VỀ CHỐN CŨ – Câu chuyện bên bờ Tây sông Hudson            

14. CÔNG VIỆC TRONG MỘT TUẦN LỄ – Sự kết thúc các thương vụ 

Đó là tin tốt nhất mà Victor đã cung cấp cho tôi. Tôi nhanh chóng nhận định rằng khách sạn Commodore, nằm ở trung tâm thành phố trên đường số 42 và đại lộ Park, kế bên nhà ga Grand Central, có vị trí tốt nhất trong cả bốn khách sạn.

Tôi vẫn nhớ mình đã đi bộ để ngắm nhìn khách sạn này vào ngày mà Victor giới thiệu nó với tôi. Khách sạn và khu phố xung quanh đang xuống cấp trầm trọng. Phân nửa số tòa nhà ở đây đang bị tịch biên. Mặt tiền gạch của khách sạn rất dơ, tiền sảnh thì cáu bẩn. Trông nó giống như một khách sạn dành cho những người nhận trợ cấp xã hội. Có một chợ trời nhếch nhác hoạt động ngay ở tầng trệt với những quầy hàng ở hai bên tường và những món đồ vô chủ nằm lăn lóc trên lối đi. Đối với nhiều người, nó ắt hẳn là một cảnh tượng rất đáng buồn và thất vọng.

Nhưng khi tôi đến gần khách sạn, một cảnh tượng hoàn toàn khác đập vào mắt tôi. Lúc bấy giờ vào khoảng chín   giờ sáng. Có hàng ngàn người đi làm, ăn mặc bảnh bao từ Connecticut và Westchester túa ra từ nhà ga và những trạm xe điện ngầm và đi vào những con đường gần đó. Thành phố đang trên bờ vực phá sản, nhưng với những gì tôi chứng kiến thì đây là một vị trí tuyệt vời. Trừ phi thành phố đang chết dần, theo đúng nghĩa của nó, hàng triệu người phong lưu sẽ đi qua nơi này mỗi ngày. Vấn đề là ở khách sạn chứ không phải ở khu phố. Nếu có thể chuyển đổi nó, tôi đoan chắc rằng nó sẽ thành công.

Tôi trở lại và nói với Victor là tôi muốn mua khách sạn Commodore. Ông ta rất vui vì mọi người khác đều lắc đầu với nó. Tôi về gặp bố tôi và kể với ông cơ hội tôi có được một khách sạn lớn ở trung tâm thành phố. Thoạt tiên, ông không tin tôi đang nói một cách nghiêm túc. Sau đó, ông nói với một phóng viên rằng phản ứng đầu tiên của ông đối với ý tưởng của tôi là “mua khách sạn Commodore vào lúc mà ngay cả tòa nhà của hãng Chrysler cũng đang bị quản lý vì thiếu nợ thì đúng là cố gắng giành lấy một ghế trên con tàu Titanic.”

Tôi không ngây thơ. Tôi nhìn thấy tiềm năng của nó, nhưng cũng nhận thức được một mặt bất lợi. Tôi có thể chiến thắng trong vinh quang, nhưng cũng có thể thân bại danh liệt nếu thất bại. Từ những ngày đầu bắt tay vào thương vụ này, tôi luôn cố hạn chế mọi rủi ro, và về mặt tài chính thì tôi đã thành công. Nhưng vài tháng sau đó, thương vụ này ngày càng trở nên phức tạp và khó khăn. Tôi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian hơn, phải chi trả nhiều khoản với những lý do chẳng liên quan gì đến tiền bạc cả. Mục tiêu cuối cùng là tôi phải chứng minh với cộng đồng những nhà kinh doanh địa ốc, với báo giới, và với bố tôi rằng tôi có thể đưa ra một sản phẩm tốt.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Việc mua lại khách sạn Commodore về cơ bản chỉ là một thương vụ phụ trong khi chúng tôi đang tập trung vào dự án trên khu đất ở đường West 34, nhưng lại đòi hỏi tôi phải khéo léo trong xử lý công việc nhiều hơn là tôi nghĩ. Trước hết, tôi phải xác lập niềm tin ở những người của Palmieri rằng tôi là đối tác tốt nhất của họ trong thương vụ này, đồng thời cố gắng để không phải bỏ vốn ra trước. Trong khi đó, tôi phải  thuyết phục một nhà điều hành khách sạn có kinh nghiệm hợp tác với tôi để gây sự tín nhiệm với các ngân hàng nhằm yêu cầu họ hỗ trợ về tài chính.

Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Tôi cũng phải thuyết phục các viên chức của thành phố để họ miễn thuế hoàn toàn cho tôi – một điều chưa từng xảy ra trước đó – một sự chấp thuận như thế sẽ giúp tôi chứng minh với ngân hàng rằng dự án của tôi  là khả thi. Điều này rất cần thiết khi mà ngân hàng không mặn mà trong việc cho vay ngay cả với những dự án ở những khu dân cư tốt.

Một điều khôi hài là chính tình trạng đầy thất vọng của thành phố lại là một vũ khí lợi hại cho tôi. Với Palmieri, tôi nói tôi là nhà phát triển duy nhất muốn mua một khách sạn đang thua lỗ, nằm trong một khu phố đang xuống cấp ở một thành phố đang kiệt quệ. Với ngân hàng, tôi cho họ thấy việc tài trợ cho những dự án phát triển mới là nhiệm vụ của họ để giúp thành phố phục hồi nền kinh tế. Và với các viên chức chính phủ, tôi lập luận rằng đáp lại việc được miễn thuế, tôi sẽ có thể tạo ra hàng ngàn công việc mới cho ngành xây dựng và dịch vụ, mang lại bộ mặt mới cho khu phố, và quan trọng nhất là tôi có thể chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động của khách sạn với thành phố.

Tôi bắt đầu nói chuyện nghiêm túc với Palmieri về dự án này từ cuối mùa Thu năm 1974. Trước đó tám, chín tháng, Penn Central đã đầu tư hai triệu đô-la để cải tạo khách sạn Commodore. Số tiền đó giống như muối bỏ biển. Thêm vào đó, công ty này bị thua lỗ nặng trong năm 1974 nên không thể trả được khoản nợ thuế lên đến sáu triệu đô-la của khách sạn.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Chẳng bao lâu, chúng tôi đạt được những thỏa thuận cơ  bản cho thương vụ này. Cụ thể, tôi sẽ mua lại khách sạn với giá mười triệu đô-la với giả thiết là tôi được miễn thuế, có thể vay tiền ngân hàng và có một đối tác để quản lý khách sạn.  Đổi lại, tôi phải đặt cọc 250.000 đô-la mà không hoàn lại. Chỉ có một vấn đề: tôi không quá háo hức để bỏ một số tiền như thế vào một dự án mà kết quả của nó còn rất xa vời. Vào năm 1974, 250.000 đô-la là một món tiền lớn đối với tôi. Vì thế, tôi tìm cách trì hoãn. Hợp đồng đã được soạn thảo nhưng tôi vẫn bảo luật sư tìm mọi lý do để hai bên phải thảo luận tới lui  nhiều lần. Trong khi đó, tôi cố gắng thu xếp mọi việc để chắc chắn đạt được những giả thiết trong hợp đồng.

Điều tôi cần trước tiên là một bản thiết kế thật xuất sắc, thu hút được người xem. Tôi liên lạc với Der Scutt, một kiến trúc sư trẻ có tài. Chúng tôi gặp nhau vào một tối thứ Sáu ở nhà hàng Maxwell’s Plum, và ngay lập tức tôi thích sự nhiệt tình của anh ta. Khi tôi bày tỏ ý định của mình, Der phác họa ngay những nét chính của tòa nhà trên một bản thực đơn.

Tôi nói với Der điều cốt yếu là tạo nên một cái gì đó hoàn toàn mới. Tôi nghĩ lý do khiến Commodore không còn sức thu hút là vì nó quá tối tăm, dơ dáy và ảm đạm. Ngay từ đầu, tôi đã có ý tưởng tạo một diện mạo mới cho khách sạn này bằng những tấm đồng sáng loáng hoặc bằng kính. Tôi muốn nó có một vẻ bóng mượt, hiện đại, và rạng rỡ, khiến mọi người qua đó đều phải dừng lại để ngắm nó. Der nhanh chóng nắm bắt được những ý tưởng của tôi.

Sau bữa ăn tối, tôi đưa Der và một người bạn về thăm căn hộ của tôi trên đại lộ số 3. Tôi hỏi Der nghĩ sao về những đồ đạc của tôi bày biện ở trong phòng. Một vài người có lẽ sẽ khen: “Ồ, thật tuyệt!” Nhưng Der thì không. “Có quá nhiều đồ đạc ở đây,” anh ta nói. Và ngay lúc đó, anh bắt đầu sắp xếp lại mọi thứ trong phòng, thậm chí còn tống một vài món ra ngoài hành lang. Chỉ một loáng anh ta đã làm cho căn phòng có vẻ rộng lớn hơn. Tôi rất thích điều này.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Tôi thuê Der lập những bản vẽ phác thảo để chúng tôi có thể trình bày với các giới chức của thành phố và của ngân hàng. Tôi cũng nói với Der rằng chúng tôi sẵn sàng trả một khoản tiền lớn cho các bản vẽ.

Vào mùa Xuân năm 1975, chúng tôi đã có một bản thiết kế tương đối tốt. Một tối giữa tháng Tư, Der điện thoại cho tôi báo rằng anh vừa bị sa thải khỏi Hellmuth, Obata & Kassabaum Inc., một hãng kiến trúc lớn trên thế giới. Tôi biết anh ta đã không thuận hòa với các sếp. Nhưng tôi cần nguồn lực và danh tiếng của một công ty lớn để thực hiện công việc thiết kế của mình. May mắn là Der đã nhanh chóng chuyển qua một hãng khác tên là Gruzen & Partners. Và tôi có khả năng tận dụng được tình huống này. Nhóm của Obata rất muốn duy trì dự án với tôi, và dĩ nhiên Der cũng thế. Sự canh tranh này đã cho tôi một cơ hội thương lượng chi phí thiết kế với giá thấp hơn.

Khi mọi việc xong xuôi, tôi đưa cho Der một khoản tiền vừa phải và nói: “Đây sẽ là một dự án gây ấn tượng mạnh mẽ. Nó sẽ làm anh nổi danh.” Der không hài lòng lắm với khoản tiền công đó, nhưng sau này anh thừa nhận rằng tôi đã đúng khi nói về tác động của dự án này, và sau đó là Trump Tower, đối với sự nghiệp của anh.

Cùng lúc đó, từ đầu năm 1975, tôi đã bắt đầu kiếm người điều hành khách sạn. Thật tình thì khi đó tôi chỉ mới 29 tuổi, chẳng biết tí gì về ngành này cả, thậm chí tôi cũng chưa từng ngủ đêm ở khách sạn. Tôi đã học được rất nhiều điều để bây giờ có thể tự điều hành những khách sạn của chính mình. Dự án này rất lớn – diện tích xây dựng gần 140.000 mét vuông với số phòng dự kiến lên đến 1.400 phòng – lớn nhất kể từ khi khách sạn New York Hilton ra đời cách đó hai mươi lăm năm. Do vậy, tôi cần một người có kinh nghiệm. Tôi cũng nghĩ rằng có lẽ nó phải là một trong chuỗi các khách sạn lớn liên kết với nhau, và tôi đã không sai chút nào. Những chuỗi khách sạn như thế có thể không hấp dẫn lắm, nhưng chúng giúp bạn lọt vào hệ thống đặt phòng trên toàn quốc, được giới thiệu tốt, và có một trình độ quản lý cơ bản.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Ngay từ đầu, tập đoàn Hyatt đã chiếm vị trí đầu tiên trong danh sách chọn lựa của tôi. Hilton có vẻ xưa và hơi lạc hậu. Còn Sheraton thì không hấp dẫn cũng vì những lý do đó. Holiday Inns và Ramada Inn thì không hội đủ tiêu chuẩn. Tôi thích hình ảnh của Hyatt. Những khách sạn của họ có dáng vẻ hiện đại, sáng sủa và sạch bóng. Đó là những gì tôi hình dung trong đầu cho Commodore. Thêm vào đó, Hyatt rất mạnh về lĩnh vực tổ chức hội nghị, điều mà tôi nghĩ có thể là một cách kinh doanh tốt cho một khách sạn ở vùng trung tâm như Commodore.

Tôi cũng thích Hyatt vì tôi nghĩ mình có thể phát triển hơn nữa nếu hợp tác với họ. Hilton và Sheraton đã có những khách sạn của họ ở thành phố New York, và họ không cần xây dựng thêm những khách sạn mới một cách nôn nóng, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn như lúc đó. Trái lại, Hyatt tuy rất thành công ở những thành phố khác nhưng vẫn chưa có một khách sạn lớn nào ở đây, và tôi được biết họ rất muốn có một cái như thế.

Cuối năm 1974, tôi điện thoại cho Chủ tịch tập đoàn Hyatt Hugo M. Friend, Jr., để hẹn gặp mặt. Tôi không có ấn tượng nhiều với Skip Friend, tên thường gọi của Hugo, nhưng qua buổi nói chuyện tôi thấy được sự khát khao có một khách sạn lớn ở New York của Hyatt. Chúng tôi bắt đầu thảo luận về việc hợp tác. Một thỏa thuận sơ bộ được đưa ra. Nhưng hai ngày sau, tôi gọi cho Skip và nói: “Tôi rất tiếc, chúng ta không thể hợp tác theo kiểu này.” Đó là một cách để thương lượng. Chúng tôi lại thảo luận những điều khoản mới. Và vài ngày sau đó thỏa thuận lại bị trì hoãn. Cuối cùng, một viên chức điều hành cấp cao của Hyatt, người sau này trở thành bạn tôi, gọi cho tôi và nói: “Tôi muốn có một đề nghị. Tôi nghĩ ông nên gọi cho Jay Pritzker [29] và thương lượng trực tiếp với ông ấy.”

29 Jay Arthur Pritzker (16.8.1922 – 23.1.1999) là một trong những nhà tư bản lớn ở Mỹ. Gia đình ông điều hành Marmon Group – một tập đoàn được thành lập từ năm 1953, đến nay đã có hơn 125 bộ phận kinh doanh hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Ngày 27.9.1957, ông mua lại khách sạn Hyatt House ở Los Angeles, và từ đó khuếch trương thành chuỗi khách sạn Hyatt nổi tiếng trên khắp thế giới. Năm 1979, ông thành lập Pritzker Architecture Prize, một giải thưởng được xem là danh tiếng nhất trong ngành kiến trúc. (ND)

Tôi ít nghe nói về Pritzker vì lúc đó tôi còn rất trẻ. Tôi chỉ biết lơ mơ rằng gia đình Pritzker nắm quyền kiểm soát Hyatt. Người bạn nói trên giải thích rằng Pritzker mới là người thực sự điều hành tập đoàn này. Tôi chợt nhận ra tại sao những thỏa thuận của tôi không thành công: nếu bạn muốn thực hiện một thương vụ lớn, bạn phải gặp người có quyền quyết định cao nhất.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Bất kỳ người nào dưới quyền người chỉ huy cao nhất trong một công ty cũng chỉ là một nhân viên mà thôi. Họ sẽ không có nhiều nỗ lực để thực hiện một thương vụ với bạn. Họ nỗ lực làm việc chỉ với mục đích được tăng lương, hoặc được thưởng. Vì thế, họ sẽ trình bày trường hợp của bạn với sếp mà không có một ý kiến nào cả. Với bạn, họ có thể rất nhiệt tình, nhưng với sếp, họ sẽ nói: “Thưa sếp, có một người tên Trump ở New York muốn thực hiện một thương vụ như thế đó, và đây là những điểm thuận lợi và bất lợi của thương vụ đó. Sếp quyết định ra sao?” Nếu ông sếp thích việc làm ăn này, họ sẽ ủng hộ bạn. Nhưng nếu sếp không thích, họ sẽ nói: “Vâng, tôi cũng nghĩ như vậy. Nhưng tôi muốn trình cho sếp biết.”

Lúc đó đã sang đầu mùa Xuân năm 1975, và tôi điện thoại cho Jay Pritzker. Ông ta dường như vui vẻ khi nói chuyện với tôi. Tổng hành dinh của Hyatt ở Chicago, nhưng Pritzker cho tôi biết chúng tôi sẽ gặp nhau khi ông ta đến New York vào tuần sau đó. Tôi có nên đón ông ta ở phi trường không? Lúc đó tôi không đi xe limousine nên tôi đón ông ta bằng xe hơi của mình. Không may là trời hôm đó rất nóng nên ngồi trong xe hơi của tôi cũng không được thoải mái cho lắm. Jay rất tập trung khi bàn chuyện làm ăn, nhưng cũng có thể rất vui vẻ trong những lúc trà dư tửu hậu. Tôi cảm thấy ông ta là người cứng rắn, sắc bén và rất kín đáo, nhưng không dễ tin vào đối tác. Chúng tôi nói chuyện với nhau một cách thận trọng, nhưng nói chung buổi gặp gỡ đầu tiên hai bên cũng tôn trọng lẫn nhau.

Trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã đạt được một  thỏa thuận sẽ là những đối tác bình đẳng. Theo đó, tôi xây dựng khách sạn và Hyatt sẽ điều hành nó khi hoàn tất. Một điểm quan trọng là từ giờ trở đi, tôi có thể liên lạc trực tiếp với Pritzker mỗi khi có vấn đề khó khăn liên quan đến khách sạn. Cho đến bây giờ, dù chúng tôi có những điểm bất đồng, nhưng mối quan hệ của chúng tôi khá tốt vì cả hai đều có thể nói chuyện thẳng thắn với nhau.

Ngày 4-5-1975, chúng tôi cùng tổ chức một cuộc họp báo công bố sự hợp tác của chúng tôi trong việc mua và nâng cấp toàn bộ khách sạn Commodore trong trường hợp chúng tôi có thể có được sự hỗ trợ của ngân hàng và được giảm thuế. Việc công bố sự hợp tác với Hyatt cùng với những bản vẽ và bản dự toán sơ bộ của Der đã giúp tôi có nhiều dữ kiện để có thể đàm phán với các ngân hàng. Tôi đã thuê Henry Pearce, giám đốc hãng Pearce, Mayer & Greer và là một nhà môi giới địa ốc tinh thông việc tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Henry Pearce là một người rất thông minh. Mặc dù đã gần bảy mươi tuổi nhưng ông ta có nhiều sinh lực hơn những chàng trai đang tuổi đôi mươi, và không ngừng truy lùng những tổ chức tài chính có thể tài trợ cho dự án của tôi. Sự kiên trì và tuổi tác của ông ta đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Chúng tôi cùng nhau đến gặp ông chủ các ngân hàng. Họ là những người thận trọng, và phần lớn chưa hề nghe đến cái tên Donald Trump. Do vậy, việc tôi đi cùng với Henry, một người mà họ đã từng giao dịch, cũng khiến họ bớt lo lắng hơn.

Cũng giống như lần đầu tiên gặp Victor Palmieri, tôi nói với họ về những thế mạnh của Trump Organization và tất cả những gì chúng tôi đang làm. Tôi nhấn mạnh rằng chúng tôi sẽ hoàn tất việc xây dựng đúng hạn và bảo đảm chi phí trong khoản ngân sách dự trù, vì tôi biết các ngân hàng rất sợ việc vượt ngân sách. Tôi cho họ thấy những bản vẽ và cả mô hình thu nhỏ của khách sạn mới. Tôi trình bày các bước thực hiện để thay đổi hình ảnh những khu phố xung quanh khách sạn cũng như việc tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm.

Tôi cũng nói tốt về công ty Hyatt, và đề cập đến khả năng được miễn nhiều thuế mà chúng tôi hy vọng sẽ được chính quyền thành phố chấp thuận. Điểm cuối cùng thường sẽ khuấy động sự chú ý của người nghe, nhưng chẳng may chúng tôi đang ở trong một hoàn cảnh, luẩn quẩn không lối thoát – thành phố sẽ không quan tâm đến việc giảm thuế cho tôi cho đến khi tôi có được sự hỗ trợ về tài chính; trong khi đó, không có sự giảm thuế thì ngân hàng không quan tâm lắm đến việc tài trợ.

Cuối cùng, chúng tôi quyết định vận dụng một chiến thuật mới. Nhận thấy cách tiếp cận trực tiếp không hiệu quả, chúng tôi chơi đòn tâm lý, đánh vào khía cạnh đạo đức, cảm nhận của họ về những nghĩa vụ xã hội. Chúng tôi nói với họ rằng thành phố đang gặp khó khăn nhưng nó vẫn là một thành phố lớn, nó là thành phố của chúng tôi và của họ nữa, nếu họ không tin tưởng vào nó, nếu họ không muốn đầu tư vào nó thì làm sao họ có thể mong nó thay đổi được? Nếu họ cho các quốc gia của thế giới thứ ba và các ông chủ của những trung tâm mua sắm lớn ở ngoại ô vay hàng triệu đô-la thì sao họ không có nghĩa vụ với thành phố của chính họ?

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Nhưng dường như mọi nỗ lực của chúng tôi đều rơi vào thinh không. Tôi đã định bỏ cuộc nhưng Henry và Jerry Schrager, luật sư của tôi, động viên tôi tiếp tục tiến tới.

Chỉ còn một con đường duy nhất để đạt được sự hỗ trợ của các ngân hàng là chúng tôi phải được thành phố giảm thuế. Tôi đặt hy vọng vào “Chính sách khuyến khích đầu tư kinh doanh” được thành phố chấp thuận vào đầu năm 1975. Chương trình này được đưa ra nhằm khích lệ sự phát triển thương mại thông qua những khoản miễn giảm thuế cho các nhà phát triển.

Giữa năm 1975, tôi quyết định sẽ gặp các viên chức thành phố dù chưa tìm được ngân hàng nào chịu hỗ trợ tài chính. Đối với nhiều người, điều đó ắt hẳn là khôi hài. Nhưng tôi vẫn làm, cho dù thất bại thì tôi cũng chẳng mất gì. Nói nôm na, nó giống như một canh bài xì phé, trong đó không bên nào có những quân bài mạnh nên cả hai buộc phải tháu cáy. Vì muốn giữ uy tín của mình, tôi hầu như không thể bỏ cuộc. Trong khi đó, thành phố rất muốn khuyến khích phát triển.

Tôi đệ trình hồ sơ của mình lên thành phố vào tháng 10- 1975. Khách sạn Commodore đang thua lỗ và xuống cấp một cách nhanh chóng. Khu vực xung quanh nhà ga Grand Central trở thành một khu nhà lụp xụp. Tập đoàn khách sạn Hyatt đã sẵn sàng thâm nhập thị trường New York, nhưng chúng tôi không còn cách nào khác để có thể huy động hàng triệu đô-la để xây dựng một khách sạn mới trừ phi thành phố chấp thuận giảm thuế nhà đất cho tôi.

Để phát triển nền kinh tế của thành phố, người ta đồng ý xây dựng một chương trình, trong đó chúng tôi sẽ là những đối tác có tiềm năng. Thành phố sẽ miễn thuế nhà đất cho tôi trong vòng bốn mươi năm. Đổi lại, hằng năm tôi sẽ trả một khoản lệ phí cho thành phố và một phần lợi nhuận của khách sạn. Cơ chế này khá phức tạp. Trước tiên, tôi sẽ mua lại khách sạn Commodore từ công ty Penn Central với giá mười triệu đô-la, trong đó sáu triệu đô-la sẽ được chuyển ngay cho thành phố để trả những khoản nợ cũ về thuế của khách sạn. Sau đó, tôi sẽ bán khách sạn này cho thành phố với giá một đô-la, và họ sẽ cho tôi mướn lại khách sạn này trong chín mươi chín năm. Tiền thuê, được trả thay cho tất cả các loại thuế nhà đất, sẽ là 250.000 đô-la một năm và gia tăng dần lên đến 2,7 triệu đô-la vào năm thứ bốn mươi. Tôi cũng phải trả phần trăm lợi nhuận cho thành phố. Tính ra, đến khi hết thời hạn thuê, tôi trả một khoản tương đương với tổng số tiền thuế nhà đất tính trên giá trị của khách sạn tại thời điểm chúng tôi ký hợp đồng.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Toàn bộ thỏa thuận này sẽ phải được Ban Thẩm định của thành phố thông qua. Ban này sẽ xem xét bản thỏa thuận của chúng tôi vào cuối tháng 12-1975. Một tuần trước khi cuộc họp xảy ra, tôi đến gặp Victor Palmieri và giải thích rằng nếu ông ta muốn thành phố chấp thuận việc giảm thuế này, chúng tôi cần cho mọi người biết khách sạn đang gặp rất nhiều khó khăn và nó có thể không còn tồn tại lâu nữa. Ông ta đồng ý. Ngày 12-12, Palmieri công bố khách sạn đã lỗ 1,2 triệu đô-la trong năm 1975 và Penn Central dự đoán mức lỗ sẽ còn cao hơn nữa trong năm sau nên trễ nhất là đến 30-6-1976, họ sẽ đóng cửa khách sạn vĩnh viễn.

Hai ngày sau đó, một tuyên bố khác xuất hiện mà tôi không hề biết trước. Công ty Portman Associates công bố họ sẽ bỏ dự án xây dựng một khách sạn lớn tại quảng trường Times vì không kiếm được nguồn hỗ trợ tài chính trong suốt hai năm qua. Trên một phương diện nào đó, đây là một tin xấu cho tôi, vì tôi cần những bằng chứng để chứng minh cho mọi người thấy rằng đầu tư vào New York sẽ có hiệu quả. Trái lại, ở một góc độ khác, tôi có thể tận dụng sự thất bại của Portman để chứng minh với các viên chức thành phố rằng việc họ chấp thuận giảm thuế cho tôi là cơ hội duy nhất giúp tôi có được sự hỗ trợ về tài chính.

Đầu năm 1976, Ban Thẩm định quyết định đổi cơ cấu của chương trình miễn thuế. Thay vì bán khách sạn cho thành phố và thuê lại nó, tôi sẽ thực hiện toàn bộ việc mua bán này với Công ty Phát triển Đô thị của tiểu bang. Đó là vì những lý do về kỹ thuật, nhưng thực ra sự thay đổi này mang lại cho tôi nhiều thuận lợi. Không giống thành phố, công ty này, theo luật định, có quyền trục xuất những người thuê nhà ra khỏi nhà một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Với một nhà phát triển tư nhân, phải mất hàng tháng, thậm chí cả năm, họ mới làm được chuyện này.

Tuy nhiên, đến khoảng tháng Tư, Ban Thẩm định vẫn chưa xem xét việc miễn thuế cho tôi, và những ý kiến chống đối bắt đầu gia tăng ngày càng mạnh. Lớn tiếng nhất là chủ nhân các khách sạn khác. Albert Formicola, chủ tịch Hiệp hội khách sạn thành phố, cho rằng một sự miễn thuế như vậy sẽ tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa tôi với các ông chủ khách sạn khác trong thành phố, những người phải trả thuế nhà đất đầy đủ. Giám đốc khách sạn Hilton, Alphonse Salamone, nói ông ta có thể thông cảm với một sự miễn thuế trong mười năm, nhưng mọi người phải cạnh tranh bình đẳng sau đó.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Ngay cả Harry Helmsley, một người thành công hơn và ít đố kỵ hơn trong số các đối thủ cạnh tranh của tôi, cũng nói ông ta nghĩ rằng thỏa thuận này có phần hơi quá đáng. Ngay trước khi Ban Thẩm định bỏ phiếu, ba ủy viên hội đồng thành phố đã tổ chức một cuộc họp báo trước khách sạn Commodore để phản đối. Tôi không nghĩ điều đó nhắm vào cá nhân tôi. Họ là những nhà chính trị. Nếu cảm thấy một vấn đề có thể lôi kéo được cử tri và báo giới, họ sẽ nhảy ra để kêu gọi sự ủng hộ.

Tôi lo lắng khi sự chống đối gia tăng, nhưng trước công chúng thái độ của tôi là chấp nhận sự tấn công và không nhượng bộ những lời chỉ trích. Khi một phóng viên hỏi tôi tại sao tôi được miễn thuế trong bốn mươi năm, tôi đã trả lời, “Vì tôi không yêu cầu cho năm mươi năm.”

Vấn đề cơ bản chống lại chúng tôi là thành phố quá ưu đãi tôi. Khoảng thời gian miễn thuế chỉ là một phần. Thêm vào đó, các nhà phê bình nói, không được có một giới hạn trần đối với lợi nhuận mà tôi chia sẻ với thành phố. Đồng thời, nếu tiền thuê tối đa của tôi được tính là tương đương với tổng mức thuế nhà đất ấn định tính ở thời điểm năm 1974 thì con số này ít ra cũng phải điều chỉnh được để nó có thể bao hàm khả năng giá trị nhà đất, và mức thuế ấn định, có thể gia tăng trong những năm tới.

Nếu là một viên chức thành phố, tôi có thể cũng có những lý luận tương tự như thế. Nhưng trong khi các ông chủ khách sạn khác đang lớn tiếng bắt bẻ, không ai trong số họ đưa ra một chọn lựa khác cho Commodore. Phải thừa nhận là hầu hết mọi người đều cho rằng tôi có một chọn lựa duy nhất cho khách sạn này và thành phố không tranh luận về điều đó.

Nhiều tháng trước, một viên chức thành phố đã yêu cầu tôi gửi cho ông ta một bản sao của thỏa thuận giữa tôi với công ty Penn Central. Tôi đã gửi nó cho ông ta, nhưng bản thỏa thuận đó chỉ mới có một chữ ký của tôi, không có chữ ký của bên Penn Central, vì lúc đó tôi chưa bỏ ra 250.000 đô-la. Không ai chú ý đến điều đó mãi đến khi một phóng viên viết một bài báo về thương vụ này, gần hai năm sau đó, gọi điện thoại cho văn phòng thành phố để xin xem bản thỏa thuận gốc.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Cuối cùng, hai tuần trước khi Ban Thẩm định nhóm họp để bỏ phiếu lần thứ ba về kế hoạch của tôi, một công ty sở hữu nhiều khách sạn giá rẻ đã đưa ra một đề nghị khác cho khách sạn Commodore. Công ty này nói nếu họ có được sự miễn thuế như thế đối với Commodore, họ sẽ sẵn sàng mua nó, bỏ ra hai triệu đô-la để trùng tu, chia sẻ tất cả lợi nhuận với thành phố, và không có một giới hạn trần nào cả. Vì nó là một đề nghị thiếu chín chắn từ một công ty đang có vấn đề, tôi nghĩ nó thực sự có ích cho trường hợp của tôi.

Trước những sóng gió như thế, Palmieri và công ty Penn Central cũng mang lại cho tôi niềm hy vọng. Một điều mà không ai muốn là thấy khách sạn bị đóng cửa. Ngày 12-5, Palmieri tuyên bố Penn Central sẽ đóng cửa khách sạn trong sáu ngày liên tục, bắt đầu từ một ngày trước ngày Ban Thẩm định bỏ phiếu lần thứ tư về việc miễn thuế của tôi. Ngay lập tức, các nhà phê bình gọi đó là một chiến thuật gây áp lực. Phải nói là tôi vui về yếu tố thời gian. Vấn đề là Penn Central đã công bố kế hoạch đóng cửa khách sạn từ sáu tháng trước đó. Đồng thời, tỷ lệ thuê phòng đã giảm từ 46% trong năm trước xuống còn 33%. Số tiền lỗ trong năm 1976 ước tính lên đến 4,6 triệu đô-la.

Trên trang nhất của tất cả các tờ báo địa phương ra ngày 19-5 đều có bài nói về sự ra đi của những người thuê phòng cuối cùng ở khách sạn Commodore, hàng trăm nhân viên thất nghiệp, và nỗi lo sợ của những chủ cửa tiệm khi khách sạn bị đóng cửa. Những bài báo này mang lại cho tôi nhiều thuận lợi. Ngày hôm sau, tất cả tám thành viên của Ban Thẩm định đều bỏ phiếu chấp thuận cho tôi được miễn thuế theo như đã thỏa thuận. Nhờ vậy, tôi tiết kiệm được hàng chục triệu đô-la tiền thuế phải nộp trong bốn mươi năm. Tuy vậy, cuộc tranh đấu này còn giá trị hơn thế nữa.

Nhưng thật là khó tin khi các ngân hàng vẫn chưa tin rằng dự án của chúng tôi là khả thi. Trong năm 1974, giá thuê phòng ở Commodore trung bình là 20,80 đô-la một đêm, và nếu tỷ lệ thuê phòng là trên 40% thì khách sạn gần như hòa vốn. Theo dự toán của chúng tôi, giá thuê phòng ở khách sạn mới trung bình là 48 đô-la một đêm với tỷ lệ thuê phòng 60%. Những con số này không lớn nhưng các ngân hàng vẫn cho là chúng tôi quá lạc quan. Trong thực tế, khi chúng tôi khánh thành khách sạn mới Grand Hyatt vào tháng 9-1980, thành phố đã thay đổi tốt hơn, chúng tôi có thể đưa giá thuê lên tới 115 đô- la một phòng đơn và tỷ lệ thuê phòng trung bình đạt hơn 80%. Tháng 7-1987, chúng tôi nâng giá thuê phòng lên 175 đô-la, và tỷ lệ phòng trống trung bình chỉ khoảng 10%.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Cuối cùng, chúng tôi cũng kêu gọi được sự hỗ trợ tài chính từ hai tổ chức tín dụng. George Peacock, giám đốc phụ trách địa ốc của Equitable Life Assurance Society, một công ty bảo hiểm nhân thọ có trụ sở ở Anh, đã đồng ý đầu tư ba mươi lăm triệu đô-la vào Grand Hyatt, chủ yếu vì công ty ông nghĩ rằng nó sẽ tốt cho thành phố. Tổ chức thứ hai là Ngân hàng tiết kiệm Bowery đồng ý cho tôi vay bốn mươi lăm triệu đô- la. Động cơ cho vay của họ rất thực tế: trụ sở chính của ngân hàng này nằm đối diện với Commodore nên họ không muốn thấy khu phố của họ xuống cấp đến như thế.

Tôi có lẽ đã tiết kiệm được hàng triệu đô-la nếu như chỉ tân trang lại khách sạn cũ kỹ này thay vì tạo dựng một khách sạn với một cái tên hoàn toàn mới. Thật vậy, hầu như mọi người ai cũng phản đối việc tôi chi quá nhiều tiền cho dự án cải tạo này. Từ ngày chúng tôi công bố kế hoạch dùng kính phản quang cao cấp thay cho toàn bộ phần mặt tiền bằng gạch của khách sạn Commodore, các nhà phê bình và những người bảo thủ rất giận dữ. Họ cho rằng việc sửa chữa như vậy không phù hợp về mặt kiến trúc với những khu nhà xung quanh – vẻ cổ điển của nhà ga trung tâm và những tòa nhà văn phòng được trang trí bằng gạch và đá vôi ở quanh đó.

Theo quan điểm của tôi, giữ lại những dáng vẻ ấy là tự sát. Tôi nói với những nhà phê bình: “Này các bạn, làm ơn đừng nói với tôi về những di tích này, vì tòa nhà của công ty Chrysler đang bị tịch biên, khu phố này đang ngày càng xuống cấp. Hiển nhiên rằng có cái gì đó không hay ở dây. Nếu nghĩ rằng tôi sẽ giữ lại mặt tiền của khách sạn Commodore như cũ thì các bạn điên rồi. Không có chuyện đó đâu.”

Rồi mọi chuyện đã thay đổi một cách kỳ lạ. Nhiều người trước đây rất ghét ý tưởng xây dựng khách sạn Grand Hyatt của tôi, nay lại thích nó. Họ đã khám phá ra rằng những tấm kính phản quang cao cấp của tôi đã tạo nên bốn bức tường lóng lánh như gương. Bây giờ, khi đi ngang qua đường số 42 hay đại lộ Park, nhìn lên Grand Hyatt, bạn sẽ thấy phản chiếu trên đó là nhà ga trung tâm, tòa nhà Crysler, và tất cả những tòa nhà khác. Nếu không có Grand Hyatt, bạn có lẽ đã không chú ý gì đến cảnh quang xung quanh nó cả.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Một yếu tố mới khác tạo nên một ấn tượng sâu sắc là tiền sảnh của khách sạn. Đa số tiền sảnh của các khách sạn ở New York đều có vẻ buồn tẻ, không hấp dẫn. Tôi quyết định biến Grand Hyatt thành một nơi người ta luôn muốn đến thăm. Chúng tôi chọn loại đá hoa cương màu nâu đắt tiền để lót sàn nhà, những cây cột và tay vịn cầu thang được bọc đồng thau sáng loáng. Chúng tôi xây một nhà hàng dài hơn năm mươi mét, xung quanh bằng kính, ngó ra đường số 42. Tôi tin rằng nếu tôi giữ Grand Hyatt theo lối cũ của khách sạn Commodore, nó sẽ không tạo nên một ấn tượng gì cả, và dĩ nhiên việc kinh doanh của nó sẽ không được như ngày nay.

Grand Hyatt khánh thành vào tháng 9-1980. Tổng lợi nhuận của nó nay đã vượt con số ba mươi triệu đô-la một năm. Công việc của tập đoàn Hyatt là điều hành khách sạn, vì vậy vai trò của tôi sau khi Grand Hyatt đi vào hoạt động đã chấm dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, tôi vẫn có phân nửa lợi nhuận trong đó nên tôi không thể làm ngơ trước những hoạt động của nó. Thoạt tiên, điều đó gây nên một số vấn đề. Tôi bảo vợ tôi hoặc đôi khi là một nhân viên điều hành của tôi đến khách sạn xem nó hoạt động ra sao, nhưng Hyatt không hài lòng về chuyện đó.

Một hôm, tôi nhận được điện thoại của Patrick Foley, người chịu trách nhiệm trông coi tất cả các khách sạn của tập đoàn Hyatt. Ông ta nói: “Donald, chúng ta có một vấn đề cần giải quyết. Viên quản lý khách sạn sẽ điên tiết, vì vợ ông ghé qua đó, thấy bụi ở góc tiền sảnh nên bà ta sai một nhân viên khuân hành lý trong khách sạn lau lại cho sạch. Hoặc khi thấy người gác cửa mặc đồng phục không thẳng nếp, bà ta bảo anh ta đi ủi lại bộ đồ. Việc đó khiến người quản lý của tôi khó chịu. Ông ta điều hành một khách sạn có đến 1.500 nhân viên. Làm như thế thì không tiện.”

Tôi nói với Pat: “Tôi hiểu những gì ông nói, và tôi đồng ý với ông nó thực sự là một vấn đề. Nhưng vì tôi sở hữu 50% tòa nhà này, tôi sẽ không đến để xem mọi việc có tốt hay không nếu nó không là của tôi.” Pat đề nghị chúng tôi gặp nhau vào tuần sau đó. Tôi muốn giải quyết dứt điểm việc này vì tôi thích và tôn trọng Pat. Tôi nghĩ ông ta là một nhà điều hành đặc biệt.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Ông ta biết hết tên mọi nhân viên trong các khách sạn của Hyatt, thậm chí nhớ cả gia đình của họ. Đến mỗi khách sạn, ông ta sẽ ôm hôn người đầu bếp, khen tặng người khuân vác hành lý, chào hỏi các vệ sĩ và những cô hầu phòng. Khi ông ta đi rồi, mọi người đều cảm thấy phấn chấn với sự thăm hỏi của ông ta.

Khi gặp tôi, ông ta nói: “Tôi đã quyết định cái gì cần phải làm. Tôi sẽ bổ nhiệm một trong những nhân viên tốt của tôi thay viên quản lý cũ. Anh ta người Đông Âu giống như vợ ông. Anh ta rất linh hoạt, và họ sẽ có mối quan hệ tốt với nhau. Theo đó, vợ ông có thể đến và nói chuyện với bất kỳ người nào. Mọi người sẽ vui vẻ.”

Viên quản lý mới rất thông minh. Anh ta bắt đầu tấn công chúng tôi bằng vô vàn những chuyện vặt vãnh. Anh ta gọi cho tôi nhiều lần trong tuần, khi thì hỏi ý kiến về việc thay giấy dán tường trong phòng ngủ hay đổi dịch vụ giặt ủi, khi thì giới thiệu một thực đơn mới ở nhà hàng. Họ cũng mời chúng tôi tham dự tất cả các cuộc họp ban quản lý của họ. Anh ta làm thái quá đến nỗi tôi phải nói: “Hãy để tôi yên. Hãy làm những gì anh muốn làm, nhưng đừng quấy rầy tôi.” Những gì anh ta đã làm là một thủ đoạn hoàn hảo, vì anh ta có được điều anh ta muốn bằng những cách tích cực, thân thiện và tỏ vẻ quan tâm mà không phải đấu tranh gì cả.

Trong hợp đồng giữa tôi với tập đoàn Hyatt, có một điều khoản nhỏ mà tôi nghĩ nó có giá trị hơn là phần sở hữu của tôi trong khách sạn, có thể gọi đó là một điều khoản độc quyền. Theo đó, Hyatt không được xây dựng những khách sạn cạnh tranh trong năm quận của thành phố New York mà không có sự cho phép của tôi.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Đầu tiên, tôi cố gắng thương lượng điều khoản này nhưng Jay Pritzker từ chối. Jay là một người thông minh, và ông ta không muốn loại trừ khả năng mở rộng chuỗi khách sạn của Hyatt trong tương lai ở một trong những thành phố đông dân nhất thế giới này. Trước khi chúng tôi kết thúc các cuộc thương lượng để tiến hành ký hợp đồng, tôi gặp riêng một giám đốc của ngân hàng. Tôi nói với ông ta đây là một sự đầu tư khá lớn và nhiều rủi ro của ngân hàng. Vì vậy, một cách để bảo đảm số tiền cho vay là cần có một điều khoản hạn chế để Hyatt không thể mở một khách sạn thứ hai sau đó hai năm ngay trên con đường đó. Ông giám đốc này hiểu ngay vấn đề. Trong cuộc họp có đông đủ mọi người, cả bên Hyatt, ông nói: “Này các bạn, chúng tôi bỏ ra hàng chục triệu đô-la. Đó là một số tiền lớn. Chúng tôi sẽ không cho vay trừ phi chúng tôi có được một điều khoản, theo đó Hyatt sẽ không mở thêm một khách sạn nào ở New York.”

Tôi phải nắm lấy cơ hội, vì toàn bộ việc hỗ trợ tài chính có thể sẽ đổ vỡ ngay lập tức. Nhưng Jay Pritzker lại không có mặt ở buổi họp. Ông ta đang đi leo núi ở Nepal. Người đại diện cho Hyatt cố gắng liên lạc nhưng không được. Trong khi đó, ngân hàng cho Hyatt một tiếng đồng hồ để quyết định. Trong khi chờ đợi, tôi tự thảo lấy điều khoản này. Theo đó, Hyatt không thể mở bất kỳ khách sạn cạnh tranh nào trong khu vực New York, kể cả hai phi trường, ngoại trừ một khách sạn hạng sang nhỏ – tôi không tin một khách sạn nhỏ sẽ đủ sức cạnh tranh với khách sạn của tôi. Cuối cùng, khi thời hạn chờ đợi đã hết, họ cũng chấp nhận ký hợp đồng với điều khoản tôi đã viết ra.

Vấn đề đơn giản là Hyatt sẽ muốn mở thêm nhiều khách sạn nữa. Vì vậy, việc có quyền chấp thuận hay từ chối đề nghị đó của họ là một việc rất có giá trị với tôi.

Tôi đã thấy một bằng chứng về việc này. Bố của Jay, Abram Nicholas Pritzker30, vừa qua đời cách nay không lâu. Ông ta là một người tuyệt vời, cởi mở và thoải mái. Ông ta thường gọi cho tôi mỗi khi ghé New York. Trong khi đó, Jay là một người khác hẳn, rất kín đáo. Hai bố con rất khác nhau, nhưng lại là một cặp hoàn hảo. A. N. xây dựng nền tảng của tập đoàn Hyatt từ con số không, và ông ta được các ngân hàng hỗ trợ không phải vì ông ta có nhiều tài sản mà là vì họ thích ông ta. Bây giờ Hyatt đã có một nền tảng vững chắc, và Jay, người có cá tính lạnh hơn bố rất nhiều, không cần các ngân hàng thích ông ta. Ông ta có thể rất cứng rắn nhưng họ vẫn muốn kinh doanh với ông ta.

1986 N. ủng hộ sự hợp tác của chúng tôi. Theo ông, việc hợp tác mở khách sạn Grand Hyatt tốt cho tôi, tốt cho họ, và tốt cho mọi người. Rất ít người biết tôi thích ông ta nhiều như thế nào. A. N. qua đời năm 1986. Khi đó, tôi đang chuẩn bị một cuộc họp rất quan trọng ở văn phòng. Nó là một thương vụ tôi rất muốn thực hiện và đã chuẩn bị từ nhiều tháng trời. Các đối tác đã đến New York từ khắp nơi trên thế giới. Nhưng ngày cuộc họp diễn ra lại chính là ngày cử hành tang lễ của A. N.

30 Abram Nicholas Pritzker (6.1.1896 – 8.2.1986). (ND)

tại Chicago. Tôi đã hủy cuộc họp để có thể đến dự buổi tang  lễ đó. Hậu quả là thương vụ đó bất thành. Nhưng tôi không  hối tiếc gì cả. Có những người trong cuộc đời bạn mà bạn chỉ muốn bày tỏ sự kính trọng đối với họ, bất kể điều gì xảy ra.

Tôi nghĩ một lý do khiến mối quan hệ giữa tôi với tập đoàn Hyatt vẫn còn vững chắc – bên cạnh sự thành công của khách sạn – là tôi luôn cảm thấy rất yêu mến A. N. Fritzker.

===== Nghệ thuật đàm phán-Donald J Trump phần 4 =====

Nếu bạn muốn trao đổi thêm về sách nói hay có ý kiến gì liên quan đến cuốn sách Chinh phục mục tiêu-Bryan Tracy phần 11 đừng ngần ngại để lại dưới comment dưới bài viết này nhé.

Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138

Website: baohiempetrolimex.com |  thegioibaohiem.net

Zalo, Viber: 0932.377.138 / Facebook: Sách nói

  •  
  • Momo  : 0932.377.138 ( tài trợ cho người viết )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *