Mua bảo hiểm vận tải đường biển là một công việc khá quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa và vận tải đường biển. Bảo hiểm này có trách nhiệm bồi thường, đền bù cho những như hỏng, mất mát, thiệt hại của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Trong nhiều trường hợp việc mua bảo hiểm là bắt buộc theo yêu cầu của đối tác và các bên mua bán trong hợp đồng ngoại thương. Việc mua bảo hiểm vận tải đường biển là một thông lệ quốc tế được áp dụng từ lâu và cũng rất phổ biến tại Việt nam hiện nay vì nên kinh tế của chúng ta cũng hội nhập sâu và rộng quốc tế.
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa thủy sản xuất khẩu

Nội dung bài viết
Mua bảo hiểm vận tải đường biển cần giấy tờ gì
Hợp đồng ngoại thương : đây là một chứng từ quan trọng để mua bảo hiểm. Thông thường trên hợp đồng sẽ thể hiện rõ và cụ thể giá trị của hàng hóa xuất nhập khẩu. Trên hợp đồng cũng thể hiện ai là bên chịu trách nhiệm phải mua bảo hiểm.ai là người có quyền lợi được bồi thường khi có rủi ro xảy ra.
Bill of landing : Bill cung cấp một số thông tin thể hiện trên bảo hiểm như nơi đi nơi đến, tên tàu vận chuyển và số chuyến, ngày tàu khởi hành. Trong trường hợp chưa có bill gốc có thể cung cấp trước bill draff.
Xem thêm: Giá bảo hiểm vận tải đường biển 2022
Invoice, packing list : để lấy giá trị của hàng hóa được bảo hiểm vì nhiều trường hợp hàng hóa được giao theo nhiều chuyến thì giá trị bảo hiểm theo từng lô cụ thể sẽ căn cứ dựa vào giá trị trên invoice.
Những rủi ro được bảo hiểm vận tải đường biển
Cháy hoặc nổ;
Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;
Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;
Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;
Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;
Động đất, núi lưả phun hoặc sét đánh;
Những mất mát hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:
Hy sinh tổn thất chung;
Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;
Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, công- ten-nơ hoặc nơi chứa hàng
– Rủi ro trộm cắp và/hoặc không giao hàng.
– Tổn thất do những hành vi ác ý hay phá hoại gây ra.
– Hư hại do nước mưa, nước ngọt do đọng hơi nước và hấp hơi nóng.
– Gỉ và ôxy hoá.
– Vỡ, cong và/hoặc bẹp.
– Rò, rỉ và/hoặc thiếu hụt hàng hoá.
– Hư hại do móc cẩu hàng.
– Dây bẩn do dầu và/hoặc mỡ.
– Và những rủi ro khác tương tự.
Với mỗi loại hàng hóa với đặc thù khác nhau thì rủi ro có thể bị sẽ khác nhau. Khi có nhu cầu báo giá bảo hiểm vận tải đường biển vui lòng báo rõ loại hàng hóa để chúng tôi tư vấn điều kiện điều khoản cũng như mở rộng rủi ro cho phù hợp.
Xem thêm: Bảo hiểm cho hàng xuất khẩu 2022
Giá bảo hiểm vận tải đường biển
Giá bảo hiểm vận tải đường biển = giá trị của hàng hóa mua bảo hiểm x tỷ lệ phí
Tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ tùy thuộc vào từng loại hàng hóa và mức độ rủi ro trong quá trình vận chuyển cũng như các đóng gói như hàng đóng trong container hay chở xá trong hầm tàu, hoặc trên boong tàu.
Quy trình mua bảo hiểm vận tải đường biển
Bên mua bảo hiểm cung cấp chứng từ như giấy yêu cầu bảo hiểm, hợp đồng ngoại, bill, invoice, packing list.
Công ty bảo hiểm sẽ dựa trên những thông tin có được làm chứng thư bảo hiểm nháp sau đó gửi qua email,zalo.. để bên mua kiểm tra thông tin
Sau khi bên mua kiểm tra thông tin và đồng ý Bảo hiểm Petrolimex-PJICO sẽ phát hành chứng thư và gửi đến tận nơi cho bên mua bảo hiểm. Bên mua cũng có thể ghé trụ sở văn phòng của chúng tôi để nhận giấy chứng nhận bảo hiểm và đóng phí
Số 186 điện biên phủ, Phường Võ thị sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí minh
Loại trừ bảo hiểm vận tải đường biển
Bảo hiểm này sẽ không đền bù cho những thiệt hại, mất mát, hư hỏng của hàng hóa trong những trường hợp sau:
Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy khi xảy ra những biến cố này hoặc do bất kỳ hành động thù địch nào khác của một thế lực tham chiến hay chống lại thế lực đó.
Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế (trừ khi do cướp biển trong trường hợp áp dụng điều kiện “A”) và hậu quả hay bất kỳ mưu toan nào phát sinh từ những sự việc này.
Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt
Do những người đình công hay công nhân bị cấm xưởng gây ra hoặc do những người tham gia các vụ gây rối trong lao động, làm náo loạn hoặc bạo động gây ra.
Phát sinh từ những cuộc đình công, cấm xưởng những vụ gây rối trong lao động, phản loạn hoặc bạo động.
Do bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người nào đang hành động vì một lý do chính trị nào gây ra.
Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự
Hiệu lực bảo hiểm vận tải đường biển
Trách nhiệm bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường.
Trách nhiệm bảo hiểm kết thúc tại một trong số các thời điểm sau đây, tuỳ theo trường hợp nào xảy đến trước.
Trường hợp hành trình bảo hiểm có cả quãng vận chuyển đường song hay đường bộ thì trách nhiệm bảo hiểm sẽ giới hạn ở những rủi ro tương ứng với điều kiện bảo hiểm ghi trên đơn bảo hiểm hang hải.
Trường hợp hành trình có vận chuyển bằng đường hàng không, trách nhiệm bảo hiểm sẽ giới hạn theo điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không của học viện bảo hiểm Luân Đôn.
Khi có vấn đề liên quan đến hàng hóa liên hệ ngay với chúng tôi để được hướng dẫn làm thủ tục bồi thường bảo hiểm hàng hóa.

Các loại hàng hóa mua bảo hiểm vận tải đường biển
Hàng rau quả
Hạt điều
Cà phê
Chè
Hạt tiêu
Gạo
Sắn và các sản phẩm từ sắn
– Sắn
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
Quặng và khoáng sản khác
Clanhke và xi măng
Than các loại
Dầu thô
Xăng dầu các loại
Hóa chất
Sản phẩm hóa chất
Phân bón các loại
Chất dẻo nguyên liệu
Sản phẩm từ chất dẻo
Cao su
Sản phẩm từ cao su
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
Gỗ và sản phẩm gỗ
– Sản phẩm gỗ
Giấy và các sản phẩm từ giấy
Xơ, sợi dệt các loại
Hàng dệt, may
– Vải các loại
Vải mành, vải kỹ thuật khác
Giày dép các loại
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
Sản phẩm gốm, sứ
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
Sắt thép các loại
Sản phẩm từ sắt thép
Kim loại thường khác và sản phẩm
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Điện thoại các loại và linh kiện
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
Dây điện và dây cáp điện
Phương tiện vận tải và phụ tùng
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận
Hàng hóa khác
Điểm danh mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 48,6% so với năm 2019, đạt 27,19 tỷ USD; đóng góp 48,4% vào mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung cả cả nước.
Tăng trưởng xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn là động lực chính góp phần vào tăng trưởng xuất khẩu chung
Hàn Quốc: Hàn Quốc hiện đứng thứ 4 trong số các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam. Trong giai đoạn 2016 – 2019, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng ở mức 2 con số
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện
Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2020 đạt 4,3 tỷ USD, tăng 12% so với tháng 11; đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2020 đạt 44,6 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2019.
Trong năm 2020, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 11,1 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2019; sang Mỹ đạt 10,4 tỷ USD, tăng mạnh 72%; sang EU (28 nước) đạt 6,5 tỷ USD, tăng 28%; sang Hong Kong đạt 4,2 tỷ USD, tăng 38%…
Hàng dệt may
Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 12 đạt 2,83 tỷ USD, tăng 26% so với tháng trước
Thủy sản
Tháng 12/2020, xuất khẩu thủy sản đạt 731 triệu USD, giảm nhẹ 1,5% so với tháng 11. Tính chung cả năm 2020 đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,5% so với năm 2019.
Trong đó, xuất khẩu sang 4 thị trường chính là Mỹ đạt 1,6 tỷ USD, tăng hơn 10%; Nhật Bản 1,4 tỷ USD, giảm gần 2%; EU đạt 1,3 tỷ USD, giảm gần 1% và Trung Quốc đạt 1,2 tỷ USD, giảm 5%.
Gạo
Lượng xuất khẩu trong tháng 12 đạt 547 nghìn tấn với trị giá là 292 triệu USD, tăng 56% về lượng và tăng 54% về trị giá so với tháng 11/2020.
Nhu cầu tiêu thụ cá tra bùng nổ sau đại dịch
Trong báo cáo ngành thủy sản, CTCK BIDV (BSC) cho biết ngành cá tra tại Việt Nam thường vận động theo chu kỳ (chu kỳ gần nhất 2017 – 2019).
Sau khi chịu tác động bởi giai đoạn ngành đi xuống (2019) và hai năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và chuỗi cung ứng đứt gãy (2020 – 2021), BSC cho rằng ngành cá tra sẽ bước vào chu kỳ tăng trong năm 2022.
BSC cho rằng nhu cầu tiêu thụ cá tra ở các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, EU sẽ tăng trưởng mạnh sau thời gian dài bị dồn nén bởi COVID-19 và tỷ lệ phủ sóng vắc xin trên 60% dân số.
Với thị trường Mỹ, các nhà nhập khẩu nước này tăng cường việc nhập khẩu cá tra khi mức tồn kho cá tra đã ở mức rất thấp sau hai năm dịch bệnh.
Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng cá da trơn tại Mỹ giảm trong ba năm liên tiếp, ảnh hưởng đến nguồn cung cấp cá da trơn của nước này. Đây cũng chính là hai yếu tố tạo đà cho ngành cá tra của Việt Nam tăng trưởng mạnh từ quý IV/2021 đến nay.
Cụ thể, trong quý I, xuất khẩu cá tra sang Mỹ ước đạt 33.000 tấn, tương đương 153 triệu USD, tăng 28% về lượng và tăng 2,1 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá cá tra xuất khẩu sang Mỹ cũng tăng 82%, đạt 4.580 USD/tấn.

Tư vấn Mua bảo hiểm vận tải đường biển
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài: 1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email: pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com || thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
-
Facebook: bảo hiểm hàng hóa đường biển