Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore

4006 Lượt xem

Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore là  hồi  ký  của  Thủ  tướng  Lý  Quang  Diệu viết  về  quá  trình  độc  lập  của  đất  nước  Singapore  và  những  nỗ  lực phấn đấu của bản thân ông để lãnh đạo đất nước.

Mời nghe thêm các sách nói hay khác:

Sách đen về tinh thần doanh nhân – Fernando Trias de Bes

Cổ học tinh hoa – Ôn Như Nguyễn Vãn Ngọc & Trần Lê Nhân

Huyền Thoại Về Các Chòm Sao – Hoàn Vũ

Cuốn sách giáo dục sinh lý trẻ em

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Khởi  đầu  từ  những  ngày  đảo  quốc  này  còn  là  thuộc  địa  của  nước Anh,  rồi  đến  những  năm  tháng  người  dân  Singapore  phải  sống  dưới sự chiếm đóng của quân Nhật.

Có  thể  nói  điều  đầu  tiên  mà  đất  nước  nhỏ  bé  này  rút  ra  được  từ hoàn  cảnh  thực  tế  của  đất  nước  mình  chính  là  sự  quý  giá  của  độc lập  tự  do.  Mặc  dù  Singapore  đã  được  độc  lập  trong  một  hoàn  cảnh hết  sức  đặc  biệt,  như  Thủ  tướng  Lý  Quang  Diệu  đã  phát  biểu:  “Một số quốc gia được độc lập từ khi lập quốc, một số khác phải giành mới được, Singapore thì bị bắt phải độc lập. ”

“Singapore  bị  bắt  phải  độc  lập” ,  thật  ra  sự  bắt  buộc  đó  chính  là  hệ quả của một hoàn cảnh không thể khác của một quá trình đấu  tranh hết sức kiên trì, mưu trí và cũng không phải là không có mất mát hy sinh!  T rên  con  đường  giành  độc  lập,  tự  do  cho  tổ  quốc,  những  người lãnh  đạo  và  nhân  dân  Singapore  cũng  phải  trải  qua  những  bước  dò dẫm từ đấu tranh để sáp nhập với liên bang Malaysia rồi tách ra khỏi liên bang là cả một đoạn đường nhiều cay đắng, thử thách.

Điều  thứ  hai  chúng  ta  có  thể  rút  ra  được  từ  hồi  ký  của  Lý  Quang Diệu  chính  là  quá  trình  phấn  đấu  và  rèn  luyện  của  tác  giả  –  từ những  quyết  tâm  cố  gắng  trong  thời  kỳ  học  tập  và  những  nỗ  lực vượt  bậc  của  bản  thân  ông  trong  suốt  thời  kỳ  tham  gia  chính trường,  đấu  tranh  để  hoàn  thiện  bản  thân,  thực  hiện  vai  trò  của người  lãnh  đạo  đất  nước  –  ở  ông  không  chỉ  là  sự  quyết  tâm  kiên  trì của  ý  chí mà  còn  là  sự  thông minh, mưu  trí  và  nhất  là  sự  khổ  luyện để  đạt  được  mục  đích  cuối  cùng.  Bài  học  ấy  thật  cần  thiết  cho  mọi người. Chính tác giả đã đúc kết:

“Nhân  tố  quyết  định  là  con  người  với  những  nỗ  lực  tự  nhiên  cộng với học vấn và rèn luyện của họ”. Qua  hồi  ký,  mặc  dù  nhiều  lúc  tác  giả  có  cách  nhìn  nhận,  đánh  giá những  sự  việc,  vấn  đề  xã  hội  trên  những  quan  điểm,  lập  trường không  đồng  nhất  với  chúng  ta,  thậm  chí  có  lúc  hoàn  toàn  trái ngược; nhưng hồi ký của ông là một nguồn tư liệu quý giá để chúng ta  tìm  hiểu  về  một  đất  nước  tuy  nhỏ  bé  nhưng  có  một  trình  độ  phát triển cao trong khu vực.

Và  những  bài  học  về  sự  rèn  luyện  ý  chí,  những  nỗ  lực  hoàn  thiện bản  thân  để  mưu  cầu  những  lợi  ích  chung  cho  dân  tộc  bao  giờ  cũng là bài học quý giá đáng cho chúng ta trân trọng.

Nhà  Xuất  bản  Thành  phố  Hồ  Chí  Minh  xin  trân  trọng  giới  thiệu  với độc giả “Hồi ký của Lý Quang Diệu” vì mục đích đó.

NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

================= Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore ===================

Lý Quang Diệu bàn về cầm quyền

Cuốn sách Lý Quang Diệu bàn về cầm quyền là tuyển chọn và giới thiệu những lời phát biểu của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu về những thử thách đối với sự sống sót và giữ vững vị trí đầu tàu của đất nước Singapore nhỏ bé.

Tác giả tuyển chọn nội dung của cuốn sách này là Janice Tay, phóng viên, thư ký tòa soạn và trợ lý biên tập Báo Straits Times trong hơn 10 năm.

Đây được xem là “một tuyển tập các phát biểu của Lý Quang Diệu, là bản tóm tắt dễ tiếp cận nhất từng được xuất bản về người đàn ông được mọi người xem là cha đẻ của Singapore”.

Cuốn sách được chia thành các phần: độc lập; lãnh đạo; dân chủ; luật lao động, đất đai; thế giới; xã hội; quá khứ, tương lai. Trong mỗi phần là những phát biểu nổi tiếng của Lý Quang Diệu được trích dẫn ở các thời điểm khác nhau.

Đọc những phát biểu này của người được xem là cha đẻ của Singapore, người đọc sẽ nhận thấy ở đây một cuộc đấu tranh sinh tồn của mỗi công dân Singapore và của Đảng Hành động nhân dân Singapore (PAP) cầm quyền từ khi lập quốc đến nay.

Ông Lý Quang Diệu cho rằng Singapore là một đất nước nhỏ, không có tài nguyên thiên nhiên nhưng lại nằm ở một khu vực đầy biến động trong lịch sử, vì lẽ ấy cần xây dựng một bộ máy chính phủ với những nhân viên công quyền không xoàng xĩnh. Theo ông, “nếu Singapore cho phép những người xoàng xĩnh điều hành chính phủ, đất nước sẽ chìm dần và trở thành một thành phố xoàng xĩnh”.

Các phát biểu thể hiện quan điểm của Lý Quang Diệu về dân chủ, chính quyền, đấu tranh chính trị, Công đoàn, xã hội và kết nối với thế giới. Những phát biểu quyết liệt và đầy đam mê sẽ làm độc giả giật mình bởi tính hiện đại và sâu sắc.

Đơn cử, khi phát biểu tranh cử Quốc hội lập hiến ngày 21-3-1955, Lý Quang Diệu đã nói: “Chủ nghĩa thực dân đang trên đà diệt vong nhưng tốc độ chưa đủ nhanh. Đảng Hành động nhân dân chúng tôi dự định thúc một cú cuối cùng và nhấn chìm nó mãi mãi tại Đông Nam Á”.

Thông qua những nội dung của cuốn sách, độc giả cũng sẽ tự rút ra cho mình những nhận xét riêng và để tự chiêm nghiệm và hiểu rằng vì sao Singapore từ một làng chài lạc hậu đã phát triển thần kỳ hiện nay.

================= Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore ===================

Đó phải chăng là việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức tận tâm, tận lực như cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã khẳng định khi ông cho rằng “yếu tố quyết định duy nhất dẫn đến sự phát triển của Singapore là năng lực của các bộ trưởng và các công chức chất lượng cao hỗ trợ”.

Lý Quang Diệu khẳng định rằng: “Kinh nghiệm của tôi về sự phát triển ở châu Á đã dẫn tôi tới kết luận rằng chúng ta cần những con người tốt để cầm quyền tốt. Dù hệ thống chính quyền có tốt đến mấy mà những người cầm quyền tồi thì sẽ gây hại cho nhân dân mình”.

Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng, chính phủ muốn cho nhân dân ủng hộ phải làm cho nhân dân tin tưởng: “Tôi nghĩ rằng để có thể đạt được bất cứ điều gì, đầu tiên bạn phải có được lòng tin của nhân dân – rằng bạn không chỉ hứa suông hay đùa cợt, rằng bạn có ý định nghiêm túc khi nói ra. Và mặc dù bạn có thể thành công hay thất bại, bạn sẽ cố gắng và làm điều bạn đã nói”.

Đối với vấn đề quản lý đất nước, Lý Quang Diệu cho rằng những nhà lãnh đạo cần phải trong sạch và kiên quyết chống tham nhũng và ông cho rằng bản thân từ ông trở đi luôn phải giữ mình trong sạch như “giữ mình khỏe mạnh giữa một vùng bị nhiễm virus”.

Ngài Lý Quang Diệu cũng cho rằng “một khi chúng tôi đánh mất tiêu chuẩn về lãnh đạo, vị thế của chúng tôi sẽ đi xuống và Đảng Hành động nhân dân sẽ mất quyền lãnh đạo”… Để làm điều ấy, Lý Quang Diệu cho rằng cần phải trả lương thật xứng đáng cho đội ngũ công chức. Lý Quang Diệu cho rằng ở nhiều nước trên thế giới, nhân viên chính phủ được trả lương rất thấp và đa số họ hưởng bổng lộc từ các khoản “hoa hồng”.

Ông cho rằng Singapore không cho phép những phương thức như vậy “chúng ta đã tìm ra một hệ thống có tính thực tế, trả lương gần với giá thị trường nhất có thể (…). Đừng cố tạo ra một chính phủ chi phí thấp. Nạn mua phiếu bầu sẽ tạo ra một mớ nghị sĩ tồi, cộng với vô số kẻ đạo đức giả, nhỏ mọn và cuối cùng là dối trá, tham nhũng”.

================= Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore ===================

Ông Lý Quang Diệu là một nhà lãnh đạo không xa lạ với Việt Nam. Lúc sinh thời, ông dành tình cảm rất lớn của mình cho Việt Nam, cho Thủ tướng Việt Nam khi ấy là Võ Văn Kiệt. Singapore là một đảo quốc đã biến đổi ngoạn mục chỉ trong vòng ít năm khi giành quyền tự trị năm 1959 dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Lý Quang Diệu; nhập vào với Malaysia năm 1963 và tách ra thành một quốc gia độc lập năm 1965.

Một điều đặc biệt kể từ khi lập quốc đến nay, ở Singapore chỉ duy nhất Đảng Hành động nhân dân do Lý Quang Diệu sáng lập cầm quyền. Trên thế giới hiện nay, Đảng Hành động nhân dân của Singapore được xem là một chính đảng thành công nhất.

Đọc cuốn sách này để hiểu hơn về đất nước Singapore và có thể giúp người đọc học hỏi được phần nào. Sách do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành cuối năm 2016.

================= Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore ===================

ĐỘT NHIÊN, ĐỘC LẬP

Bữa  đó  cũng  như mọi  buổi  sáng  thứ  Hai  khác  ở  Singapore  cho  đến khi nhạc ngưng lại. Lúc 10 giờ sáng, giai điệu nhạc pop trên đài phát thanh bị cắt ngang bất thần. Những  thính  giả  đầy  hoang mang  nghe người  xướng  ngôn  viên  long  trọng  đọc  lời  tuyên  bố  –  90  chữ  làm thay đổi cuộc đời của nhân dân Singapore và Malaysia.

“Xét  vì  quyền  đương  nhiên  của  một  dân  tộc  là  được  tự  do  và  độc lập,  tôi,  Lee  Kuan  Y ew,  Thủ  tướng  Singapore,  thay  mặt  nhân  dân  và chính  phủ  Singapore,  xin  tuyên  bố  và  khẳng  định  rằng  từ  hôm  nay , ngày  9/8/1965,  Singapore  là  một  quốc  gia  độc  lập,  dân  chủ  và  có chủ  quyền,  được  xây  dựng  trên  các  nguyên  lý  về  tự  do,  công  bằng và  mưu  tìm  kiếm  an  sinh  và  hạnh  phúc  cho  nhân  dân  trong  một  xã hội công bằng và bình đẳng hơn. ”

Cách  hai  trăm  dặm  về  phía  Bắc,  trên  bán  đảo  Malaysia,  T unku Abdul  Rahman  cũng  đang  đưa  ra  lời  tuyên  bố  của  ông,  xác  định rằng: “Singapore sẽ thôi là một bang của Malaysia và sẽ vĩnh viễn là một  quốc  gia  độc  lập,  có  chủ  quyền,  tách  khỏi  và  độc  lập  đối  với Malaysia,  và  chính  phủ  Malaysia  công  nhận  chính  phủ  Singapore  là chính  phủ  độc  lập  và  có  chủ  quyền  và  sẽ  luôn  luôn  làm  việc  trong tinh thần hữu nghị và hợp tác với chính phủ đó. ”

Chia  tách!  Điều  mà  tôi  đã  đấu  tranh  gian  khổ  để  giành  lấy  nay  đã được  giải  quyết.  Tại  sao?  Và  tại  sao  lại  bất  ngờ  như  thế?  Đảo Singapore  mới  trở  thành  một  bộ  phận  của  Liên  bang  Malaysia  (vốn bao  gồm  cả  lãnh  thổ  Sarawak  và  Sabah  trên  đảo  Borneo)  mới  được hai  năm  nay .  Lúc  10  giờ  sáng  cùng  ngày ,  tại  Kuala  Lumpur ,  thủ  đô Malaysia, Thủ tướng giải thích với quốc hội:

“Sau  cùng  chúng  ta  thấy  rằng  chỉ  có  hai  phương  sách  cho  chúng ta:  dùng  biện  pháp  áp  chế  chính  quyền  hay  các  lãnh  đạo  Singapore vì  những  hành  vi  của  một  số  lãnh  đạo  đó,  và  phương  sách  hiện chúng ta đang thực hiện, cắt lìa chính quyền bang Singapore vốn đã thôi  không  còn  bày  tỏ  lòng  trung  thành  với  chính  quyền  trung  ương nữa. ”

Hạ  viện  lắng  nghe  trong  im  lặng  hoàn  toàn.  Thủ  tướng  đang  trình bày trong cuộc thảo luận vòng đầu về một dự luật do Phó thủ tướng T un  Abdul  Razak  đề  xuất  để  thông  qua  Dự  thảo  T u  chính  án Singapore  1965  ngay  lập  tức.  Lúc  1  giờ  30  phút,  cuộc  thảo  luận vòng  hai  và  ba  đã  kết  thúc  và  dự  thảo  được  chuyển  qua  Thượng viện.  Thượng  viện  khởi  sự  thảo  luận  vòng  đầu  lúc  2  giờ  30  và  kết thúc  thảo  luận  vòng  ba  lúc  4  giờ  30  cùng  ngày .  Chủ  tịch  nước,  quốc vương  Y ang  di–Pertuan  Agong  phê  chuẩn  dự  luật  cũng  trong  ngày hôm đó, kết thúc các thủ tục hiến định. Singapore được tách ra.

================= Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore ===================

Theo  phong  tục  Hồi  giáo  Malaysia,  người  chồng,  chứ  không  phải người  vợ,  có  thể  tuyên  bố  “Talak”  (Tôi  li  dị  bà)  và  thế  là  người  phụ nữ  bị  li  dị.  Họ  có  thể  hòa  giải  và  người  chồng  có  thể  tái  hôn  người vợ,  nhưng  không  thể  làm  thế  sau  khi  người  chồng  nói  “Talak”  ba lần.  Ba  vòng  thảo  luận  tại  lưỡng  viện  quốc  hội  chính  là  ba  lần  tuyên bố  talak,  qua  đó  Malaysia  li  dị Singapore.  Dân  chúng,  người  Malay chiếm  đa  số  ở  Malaysia  và  người  Hoa  đa  số  ở  Singapore,  đã  không thể  tồn  tại  hòa  hợp.  Sự  kết  hợp  của  họ  bị  cản  trở  vì  sự  bất  đồng ngày  càng  tăng  về  vấn  đề  Liên  bang  Malaysia  mới  thành  lập  phải  là một xã hội đa chủng tộc hay là một nước do người Malay thống trị.

Singapore  lựa  chọn  hình  thức  li  dị,  chứ  không  phải  các  thủ  tục pháp lý của vấn đề đó. Nếu mà phải li dị, thì tôi muốn bảo  đảm  rằng các  điều  khoản  phải  thực  tế,  khả  thi  và  dứt  khoát.  Để  chắc  chắn

rằng  tuyệt  đối  không  còn  chút  hồ  nghi  nào  về  tính  chất  dứt  khoát của nó, chính phủ Singapore đã cho đăng hai lời tuyên  bố  đó  trên  tờ công  báo  đặc  biệt  phát  hành  sáng  hôm  đó.  Tôi  đã  hỏi  xin  –  và  Thủ tướng  Malaysia  đã  chấp  thuận  –  văn  bản  tuyên  bố  của  ông  có  kèm chữ  ký  để  bảo  đảm  không  có  chuyện  lật  ngược  vấn  đề,  cho  dù  các nhà  lãnh  đạo  khác  hay  đại  biểu  quốc  hội Malaysia  có  bất  đồng  với

bản  tuyên  bố  này .  P .S.  Raman,  Giám  đốc  đài  phát  thanh  và  truyền hình  Singapore  đã  nhận  được  các  văn  kiện  này  từ  tay  thư  ký  Văn phòng chính phủ. Ông ta quyết định cho đọc lại toàn văn, bằng tiếng Malay , Quan thoại và tiếng Anh, trên ba làn sóng riêng cho từng thứ ngôn  ngữ  và  cứ  nửa  giờ  thì  lặp  lại  một  lần.  Chỉ  vài  phút  sau,  các hãng thông tấn đã chuyển tin này đi khắp thế giới.

Tôi  đã  khởi  đầu  công  việc  ngày  hôm  đó,  thứ  Hai  ngày  9/8,  bằng một loạt những buổi họp với các công chức cao cấp, nhất là các vị có thẩm  quyền  cấp  liên  bang,  để  thông  báo  với  họ  rằng  các  bộ  trưởng Singapore  bây  giờ  sẽ  nắm  quyền  kiểm  soát.  Lúc  gần  10  giờ,  khi  bản tuyên  bố  sắp  được  phát  đi,  tôi  đi  gặp  các  viên  chức  thuộc  các  ngoại giao  đoàn  tại  Singapore  mà  họ  có  thể  tới  dự  họp  gấp  được.  Tôi  nói với  họ  về  việc  chia  tách  và  nền  độc  lập  của  Singapore,  và  đề  nghị chính quyền của họ công nhận.

================= Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore ===================

Khi  các  nhà  ngoại  giao  ra  về,  tôi  mời  vị  phụ  tá  cao  ủy  Ấn  Độ  và tổng  lãnh  sự  Ai  Cập  nán  lại  và  đưa  cho  họ  lá  thư  gởi  Thủ  tướng Shastri  và  Tổng  thống  Nasser .  Ấn  Độ  và  Ai  Cập  hồi  đó,  cùng  với Indonesia,  là  những  nước  lãnh  đạo  phong  trào  Á  Phi.  T rong  những thư  ấy ,  tôi  yêu  cầu  họ  công  nhận  và  ủng  hộ.  Với  Ấn  Độ,  tôi  yêu  cầu giúp đỡ cố vấn để huấn luyện quân đội, và với Ai Cập,  tôi xin một  cố vấn để xây dựng lực lượng phòng vệ duyên hải.

Gần  trưa,  tôi  đến  Đài  phát  thanh  và  truyền  hình  Singapore  để  mở cuộc  họp  báo.  Cuộc  họp  này  có  một  kết  quả  bất  ngờ  ngoài  dự  kiến.Sau một  vài  câu  hỏi  và  trả  lời mở  đầu, một  phóng  viên  đã  hỏi:  “Ông có  thể  sơ  lược  cho  chúng  tôi  về  chuỗi  sự  kiện  đã  dẫn  tới  bản  tuyên bố sáng nay không?”

Tôi  đã  kể  lại  những  cuộc  họp  với  Thủ  tướng  Malaysia  tại  Kuala Lumpur trong hai ngày trước đó:

“Nhưng  Thủ  tướng  Malaysia  nói  rất  đơn  giản  rằng  không  có  cách nào  khác,  và  sẽ  có  rất  nhiều  rắc  rối  nếu  chúng  ta  cứ  nhất  định  tiếp tục  thế  này .  Và  tôi  muốn  nói  thêm  –  Ngài  thấy  đó,  đây  là  một  thời điểm  để  –  mỗi  khi  chúng  tôi  nhìn  lại  thời  điểm  ấy  khi  chúng  tôi  ký thỏa ước, vốn có lợi cho cả Malaysia lẫn Singapore, đó sẽ là một thời điểm  đầy  băn  khoăn  vì  cả  đời mình  tôi  đã  tin  tưởng  vào  sự  hội  nhập và thống nhất của hai miền lãnh thổ này . Đó là một dân tộc được nối kết  nhau  về  địa  lý,  kinh  tế  và  những mối  dây  thân  thuộc… Các  vị  có phiền không nếu chúng ta ngưng một lát?”

Vào  lúc  đó,  những  xúc  cảm  dâng  trào  trong  tôi  và  phải  hai  mươi phút sau tôi mới có thể lấy lại bình tĩnh và tiếp tục cuộc họp báo.

================= Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore ===================

Đó không phải buổi  truyền hình  trực  tiếp, vì đài  chỉ phát  sóng  từ  6 giờ  tối.  Tôi  yêu  cầu  P .S.  Raman  cắt  bỏ  đoạn  tôi  bị  xúc  động.  Ông  ta đã  tích  cực  khuyên  tôi  đừng  làm  thế.  Ông  ta  nói  báo  chí  chắc  chắn sẽ tường thuật sự kiện đó, và nếu ông cắt bỏ thì những tường thuật của họ sẽ khiến sự kiện có vẻ tồi tệ hơn. Tôi nhận ra Raman, một trí thức  người  T amil  sinh  ở  Madras  và  là  một  công  dân  Singapore  trung thành,  quả  là  một  cố  vấn  khôn  ngoan.  Tôi  đã  theo  lời  khuyên  của ông  ta.  Và  do  đó,  nhiều  người  ở  Singapore  và  nước  ngoài  đã  thấy cảnh  tôi  không  kiềm  chế  được  xúc  cảm  của  mình.  Tối  hôm  đó,  Đài phát  thanh  và  truyền  hình  Malaysia  ở  Kuala  Lumpur  phát  hình  cuộc họp  báo,  có  cả  đoạn  phim  ấy .  Với  người  Hoa,  lộ  ra  sự  kém  cứng  cỏi là một việc không nên. Nhưng tôi đã không kềm mình được. Có điều cũng  an  ủi  là  nhiều  khán  giả  ở  Anh,  Úc  và  New Zealand  đã  nảy  sinh  thiện  cảm  với  tôi  và  Singapore.  Họ  đang  quan  tâm  tới  Malaysia  vì quân  đội  của  họ  đang  bảo  vệ  liên  bang  này  chống  lại  lực  lượng  “Đối đầu”, một mỹ từ mà Tổng thống Sukarno của Indonesia dùng  để  gọi cuộc  chiến  không  tuyên  bố  và  quy  mô  nhỏ  của  ông  ta  nhằm  chống lại cái Liên bang “thực dân mới” đang bành trướng này .

Tôi  đã  bị  quá  căng  thẳng  về  mặt  tình  cảm,  đã  trải  qua  ba  ngày đêm trăn trở khổ sở. Thiếu ngủ mãi từ tối thứ Sáu tại Kuala Lumpur ,thể  lực  của  tôi  hầu  như  kiệt  quệ.  Tôi  bị  đè  nặng  bởi  một  mặc  cảm phạm  tội.  Tôi  thấy  mình  đã  làm  thất  vọng  hàng  triệu  người  ở Malaysia:  những  kiều  dân  Ân,  Hoa,  Á–Âu  và  thậm  chí  cả  một  số người  Malay  nữa.  Tôi  đã  khơi  dậy  hy  vọng  cho  họ,  và  họ  đã  đứng cùng  dân  Singapore  để  chống  lại  quyền  lãnh  đạo  của  người  Malay , nguồn  gốc  cuộc  tranh  đấu  của  chúng  tôi.  Tôi  thấy  xấu  hổ  vì  đã  để mặc  các  đồng  minh  và  người  ủng  hộ  chúng  tôi  phải  tự  thân  vận động,  trong  đó  có  cả  các  lãnh  tụ  đảng  phái  tại  nhiều  tiểu  bang  của Malaysia  như  Sabah,  Sarawak,  Perak,  Selangor  và  Negeri  Sembilan.

Chúng  tôi  đã  cùng  nhau  thành  lập  Minh  ước  Đoàn  kết  Malaysia  để tập  trung  và  phối  hợp  các  hoạt  động  của  chúng  tôi  nhằm  huy  động nhân dân đấu tranh cho một xã hội phi sắc tộc. Chúng tôi đã khởi sự xây dựng một liên minh có thể đòi hỏi chính quyền Liên hiệp ở Kuala Lumpur  phải  tạo  một  nước  Malaysia  cho  người  Malaysia,  chứ  không phải  riêng cho người Malay – một công việc không dễ dàng gì, bởi vì chính  phủ  Liên  hiệp  đương  quyền  đang  nằm  dưới  sự  không  chế  của đảng UMNO (United Malays National Organization – Tổ chức quốc gia thống nhất người Malay) của Thủ tướng Malaysia.

================= Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore ===================

Tôi cũng cảm thấy ray rứt và ân hận  vì  đã  giấu  diếm  các  thủ  tướng Anh,  Úc  và  New  Zealand.  T rong  ba  tuần  qua,  trong  khi  họ  dành  một sự  ủng  hộ  lặng  lẽ  và  mạnh  mẽ  cho  tôi  và  Singapore  để  tìm  một  giải pháp hòa bình cho các vấn đề sắc  tộc của Malaysia, thì  tôi  đã  bí  mật thương thảo về việc chia tách.

Những  ý  nghĩ  này  đã  giày  vò  tôi  trong  suốt  ba  tuần  lễ  đàm  phán với  Razak,  Phó  Thủ  tướng  Malaysia.  Khi  mà  cuộc  đấu  tranh  ý  chí  ấy còn  tiếp  tục  thì  tôi  còn  giữ  được  bình  tĩnh.  Nhưng  khi  công  việc  đã xong thì cảm xúc lại hoàn toàn chế ngự tôi.

T rong  khi  tôi  xúc  động  như  thế  thì  các  thương  gia  tại  Chinatown (Phố  Tàu)  của  Singapore  lại  quá  đỗi  vui  mừng.  Họ  đốt  pháo  chào mừng  việc  được  thoát  khỏi  nền  cai  trị  sắc  tộc  của  người  Malay  ở Kulua  Lumpur  và  rải  giấy  hoa  đỏ  rực  các  đường  phố.  Tờ  báo  tiếng Hoa Sin Chew Jit Poh tường  thuật  rằng  dân  chúng  đốt  pháo  để  đánh dấu  ngày  trọng  đại  này  và  viết  theo  lối  bóng  gió  tiêu  biểu  của  người Hoa:  “Có  lẽ  rằng  họ  đã  tiến  hành  sớm  lễ  cúng  Cô  hồn. ”  Tờ  báo  cũng thêm  một  đoạn  khó  hiểu:  “T rong  tâm  can  mỗi  người  là  lời  cầu nguyện của riêng mình. ” Còn tờ Nanyang Siang Pau viết: “T rái tim có thể hiểu mà không cần nói ra. 

================= Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore ===================

Soon  Peng  Y am,  Chủ  tịch  Phòng  thương  mại  Hoa  kiều  Singapore, công khai chào mừng việc Singapore tách khỏi Malaysia. Ủy ban của ông  ta  sẽ  họp  vào  ngày  hôm  sau  để  thảo  luận  việc  bảo  trợ một  buổi lễ  mừng  nền  độc  lập  của  hòn  đảo  này  chung  cho  tất  cả  các  nghiệp đoàn,  hiệp  hội,  phường  hội  và  các  tổ  chức  dân  sự.  Ông  ta  nói:  “Giới doanh  nghiệp  nói  chung  cảm  thấy  rất  nhẹ  nhõm  trước  những  biến chuyển chính trị gần đây . ”

Các  nhà  đầu  tư  cũng  không  cảm  thấy  nỗi  băn  khoăn  của  tôi.  Việc chia  tách  đã  làm  bột  phát  hoạt  động  của  thị  trường  chứng  khoán. Ngay  ngày  hôm  đó,  các  phòng  giao  dịch  của  Sở  giao  dịch  chứng khoán Singapore–Malaysia  (chưa  đổi  tên  kịp)  tại Singapore  và Kuala Lumpur  đã  ghi  nhận  một  mức  tăng  gấp  đôi  khối  lượng  giao  dịch  so với  những  ngày  hoạt  động  mạnh  nhất  của  tuần  trước.  Ngày  kế  đó, các  nhà  đầu  tư  đã  xác  định  độc  lập  là  thuận  lợi  cho  kinh  tế  và  vốn đã luân chuyển mạnh hơn nữa. Giá của 25 trong số 27 chứng khoán công nghiệp đã tăng mạnh.

Tại  trung  tâm  thành  phố,  ngược  lại,  đường  phố  vắng  hoe  vào  buổi chiều  ngày  9/8.  Tối  hôm  trước,  tôi  đã  thông  báo  cho  John  Le  Cain, quận trưởng cảnh sát Singapore, về bản tuyên bố sắp tới, và đã đưa cho ông  ta một  lá  thư  của  Ismail bin Dato Abdul Rahman, Bộ  trưởng nội  vụ  liên  bang,  yêu  cầu  ông  từ  đây  nhận  lệnh  từ  chính  phủ Singapore.  Le  Cain  đã  triển  khai  các  đơn  vị  cảnh  sát  dự  bị,  các  lực lượng  bán  quân  sự  chuyên  đối  phó  với  bạo  loạn,  đề  phòng  trường hợp  những  người  Malay  ủng  hộ  đảng  UMNO  tại  Singapore  gây  loạn để  chống  đối  việc  chia  tách.  Dân  chúng  đã  mau  chóng  cảm  nhận được  nguy  hiểm  nhờ  vào  kinh  nghiệm  từ  hai  vụ  bạo  động  của  người Hoa  và  Malay  vào  năm  trước,  1964.  Sự  có  mặt  của  các  lực  lượng chống  bạo  động  với  những  xe  chuyên  dụng,  trang  bị  vòi  rồng  và  có lưới  sắt  bảo  vệ  cửa  kính  để  chống  tạc  đạn,  lại  càng  nhắc  nhở  người ta  cẩn  thận.  Nhiều  người  dân  đã  quyết  định  rời  sở  về  nhà  sớm  hơn thường lệ.

================= Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore ===================

Hôm  đó  trời  nóng  và  ẩm,  kiểu  thời  tiết  tiêu  biểu  của  tháng  8.  Lúc chiều  tối,  trời  dịu  đi  và  tôi  rất  mệt  mỏi.  Nhưng  tôi  quyết  tâm  giữ  nề nếp vận động hàng ngày để giảm căng  thẳng. Tôi bỏ  ra hơn một giờ để quật 150 phát banh gôn trong bãi tập trước Sri T emasek, tòa nhà lưu  trú  chính  thức  của  tôi  thuộc  khuôn  viên  Istana  (trước  đây  là Dinh  chính  phủ).  Việc  này  khiến  tôi  thấy  khỏe  hơn  và  ăn  tối  ngon miệng  hơn  trước  khi  gặp  gỡ  ngài  Head,  Cao  ủy  Anh  tại  Kuala Lumpur .

Thư  ký  của  tôi  đã  nhận  được  điện  thoại  gọi  từ  văn  phòng  ngài Antony Head vào 9 giờ 30 sáng hôm đó, và bởi vì lúc ấy là chỉ có 30 phút  trước  khi  đưa  ra  bản  tuyên  bố  nên  thư  ký  của  tôi  báo  rằng  tôi rất  bận.  Head  đã  hỏi  là  có  thể  gặp  tôi  vào  chiều  tối  được  không.  Tôi đã  gửi  điện  sang  đó  đề  nghị  gặp  lúc  8  giờ. Rồi  chúng  tôi  nhất  trí  gặpgỡ lúc 7 giờ 50.

Vào  giờ  đó,  ông  ta  tới  Sri  T emasek  (vì  lý  do  an  ninh  tôi  đã  không về  nhà  riêng  ở  đường  Oxley)  và  thấy  Wei  Ling,  con  gái  10  tuổi  của tôi trong bộ áo thun quần short đang chơi ở ngưỡng cửa.

#9. Nếu bạn muốn trao đổi thêm hay có ý kiến gì liên quan Sách Hồi ký Lý Quang Diệu – câu chuyện singapore đừng ngần ngại để lại dưới comment dưới bài viết này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *