Giá vận chuyển đường biển Việt nam Trung quốc hiện nay là bao nhiêu và vận tải như thế nào cho thuận tiện đảm bảo tính cạnh tranh về chi phí vận chuyển.
Nội dung bài viết
Vận chuyển đường biển Việt nam Trung quốc
Việt nam và Trung quốc là hai nước láng giềng có đường biên giới tiếp giáp dài và có nhiều cửa khẩu để có thể vận chuyển xuất nhập khẩu bằng đường bộ. Bên cạnh đó vận chuyển xuất nhập khẩu bằng đường biển hiện nay giữ hai nước cũng rất phát triển.
Xem thêm : Giá cước vận chuyển tàu biển
Từ cảng Cát lái, Cái Mép, Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui nhơn… hàng hóa sẽ được các tàu có tải trọng lớn vận chuyển qua lại với các cảng lớn của Trung quốc như Shekou, Xingang, Xiamen, Shanghai, Xinhui, Huangpu, Ningbo, Qingdao, Taicang, Wuhan, Chongqing, Haikou, Zingbo-Zhoushan, Guang Zhou, Tianjin, Dalian, Yingkou, Lianyungun, Dongguan, Nanjing, Rizhao ….
Hãng tàu có giá vận chuyển đường biển Việt nam Trung quốc
Hiện nay có nhiều hãng tàu đã khai thác tuyến biển này vì thực tế vận chuyển đường bộ có nhiều thời điểm gặp nhiều khó khăn khi các cửa khẩu đóng cửa đặc biệt phía Trung quốc để phòng chống dịch bệnh nên việc chuyển qua đường biệt nhằm đa dạng hóa các kênh xuất nhập khẩu hàng hóa là cần thiết. Một số hãng tàu đang khai thác tuyến này như: Hãng tàu YML, Hãng tàu TS. LINE, Hãng tàu MSC, Hãng tàu MCC, Hãng tàu EMC, Hãng tàu ZIM, Hãng tàu WANHAI, Hãng tàu YANGMING, Hãng tàu CMYK, Hãng tàu K’LINE, Hãng tàu CUline…
Xem thêm: Giá cước vận tải biển việt nam đi Mỹ
Các mặt hàng vận chuyển đường biển Việt nam Trung quốc
Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam hiện nay đây là điều không cần bàn cãi với thị trường tỷ dân của Trung quốc Việt nam rất có tiềm năng để xuất khẩu các sản phẩm chủ lực thế mạnh của mình như:
– Các sản phẩm Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
– Các sản phẩm Máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại các loại và linh kiện
– Thủy sản như các loại cá…
– Các sản phẩm Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày, quần áo, vải vóc các loại
– Các sản phẩm Dây điện và dây cáp điện, hàng điện gia dụng
– Các sản phẩm Linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, các thiết bị lắp ráp…
– Các mặt hàng nông sản
– Các sản phẩm từ giấy, sản phẩm từ chất dẻo, chất dẻo nguyên liệu
– Các mặt hàng tiêu dùng, bánh kẹo, các sản phẩm từ ngũ cốc
– Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
– Các sản phẩm Đồ gỗ, đồ mỹ nghệ, sản phẩm từ gỗ
Lợi thế trong vận chuyển đường biển Việt nam Trung quốc của chúng tôi
Mới tiềm lực tài chính mạnh mẽ chúng tôi được sự tin tưởng và ủy thác của nhiều hãng tàu lớn hiện nay. Với tuyến Việt nam – Trung quốc chúng tôi cũng có nhiều hợp đồng với các hãng tàu nên thường được ưu tiên nhiều space kèm theo dịch vụ tốt nhất từ các hãng tàu cho các shipper khi book cont qua chúng tôi.
Xem thêm: Cước vận tải biển việt nam – Mumbai
– Năng lực vận chuyển hàng hóa số lượng lớn
– Vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa (trừ hàng cấm) bằng đường biển.
– Đảm bảo lịch trình vận chuyển hàng hóa đúng như thời gian cam kết
– Chúng tôi có cước phí vận chuyển cạnh tranh nhất từ các hãng tàu vì là đại lý lớn.
– Chúng tôi xin cam kết đảm bảo hàng hóa an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển
– Cập nhật thông tin đơn hàng liên tục hàng ngày trên hệ thống Track and Trace
– Đội ngũ nhân viên tận tình, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm đảm bảo hài lòng cho các shipper.
– Đại lý lâu năm của các hãng tàu lớn, uy tín.
Thời gian vận chuyển đường biển Việt nam Trung quốc
Trung Quốc là đất nước tỷ dân tập trung nhiều cảng biển lớn hàng đầu trên thế giới có thể tiếp nhật tàu hàng trăm nghìn tấn. Do đó, lịch tàu từ Trung Quốc về Việt Nam rất phong phú và nhiều các hãng tàu cũng mở nhiều tuyến thuận lợi cho quá trình vận chuyển. Tần suất thường là 5-7 chuyến/tuần với thời gian khác nhau cho các shipper có thể chủ động vận chuyển hàng hóa của mình đúng tiến độ và thời gian phù hợp.
Thông thường, hàng hóa từ Trung Quốc về Hải Phòng được vận chuyển trên biển với thời gian từ 3-5 ngày (direct service) và từ 7-10 ngày đối với dịch vụ chuyển tải (tranship service).
Đối với hàng hóa về Đà Nẵng và Cát Lái, gói dịch vụ cũng được chia thành dịch vụ direct và tranship. Thời gian chặng biển lần lượt là từ 5-7 ngày và từ 10-14 ngày.
Khi vận chuyển chuyển tải thông thường chi phí sẽ rẻ hơn đi trực tiếp nên với những hàng hóa không gấp có thể chọn hình thức này để giảm chi phí vận chuyển. Trong một số trường hợp tàu gặp thời tiết xấu hoặc biển Đông có bão lịch tàu có thể thay đổi chậm hơn hoặc tàu bị delay. Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển hãng tàu đều thông báo đầy đủ và chi tiết đến các shipper.
Xem thêm: Cước vận tải biển việt nam-incheon
Bảng giá vận chuyển đường biển Việt nam Trung quốc 2021
STT |
Cảng đi |
Cảng đến |
Giá cước biển OF |
1 |
Hồ Chí Minh |
Shanghai |
1.500 USD |
2 |
Hồ Chí Minh |
Xiamen |
1.550 USD |
3 |
Hồ Chí Minh |
Qingdao |
1.600 USD |
4 |
Hồ Chí Minh |
Ningbo |
1.580 USD |
5 |
Hồ Chí Minh |
Shenzen |
1.590 USD |
6 |
Hồ Chí Minh |
Shekou |
1.610 USD |
7 |
Hồ Chí Minh |
Tianjin |
1.700 USD |
Trên đây là bảng cước tàu biển đầu năm 2021 tuy nhiên cước biển sẽ liên tục được cập nhật và có biến động. Các hãng tàu sẽ cập nhật giá mỗi tháng 2 lần nên để biết chính xác giá cước tàu biển tại thời điểm hiện tại vui lòng liên hệ hotline 0888605666 của chúng tôi để được báo giá cước biển.
Ngoài cước biển chính chủ hàng có thể phải thanh toán thêm một số loại phí như sau:
– Phí cầu cảng (THC): 120 USD/cont 20 và 195 USD/cont 40
– Lệnh giao hàng (DO fee)): 39 USD/bộ
– Phí xử lý hàng hóa (Handling fee): 30 USD/chuyến
– Vệ sinh container (Cleaning fee): 10 USD/cont
– Phí mất cân bằng container (CIC): 118 USD/cont 20 và 220 USD/cont 40
– Phí cơ sở hạ tầng: 250,000 VNĐ/cont 20 và 500,000 VNĐ/cont 40
– Phí nâng hạ (Lift on/off): 40 USD/cont 20 và 50 USD/cont 40
Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển.
Dưới đây là quy trình đầy đủ nhất cho một shipper xuất hàng đi.
Dưới đây, tôi sẽ nêu các bước công việc chính của Quy trình làm hàng xuất để có thể xuất khẩu lô hàng bằng container đường biển, cho hàng nguyên container (FCL).
Bước 1 – Đàm phán ký kết hợp đồng mua bán
Hai bên thương thảo để đi đến thống nhất nội dung hợp đồng ngoại thương, trong đó có những điều khoản về hàng hóa, điều kiện giao hàng (Incoterms), trách nhiệm của mỗi bên…
Dựa vào quy định trong hợp đồng đã ký kết, người bán Việt Nam biết được mình có trách nhiệm như thế nào trong các bước tiếp theo.
Bước 2 – Xin giấy phép xuất khẩu (nếu hàng thuộc diện này)
Nếu hàng hóa thuộc diện phải xin giấy phép xuất khẩu thì phải làm bước này với cơ quan hữu quan tương ứng. Chẳng hạn, để xuất khẩu những mặt hàng như: thuốc tân dược, hạt giống, vật liệu nổ, gỗ, cổ vật… thì phải xin giấy phép của bộ ngành quản lý.
Chi tiết hàng phải xin giấy phép xuất khẩu, tra cứu trong Nghị định 187 và các quy định liên quan khác.
Việc xin giấy phép quan trọng và mất thời gian, nên doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
Sau khi có giấy phép, hoặc với mặt hàng không cần giấy phép xuất khẩu, bạn có thể chuyển sang bước kế tiếp.
Bước 3 – Thu xếp chỗ với hãng vận tải (book tàu)
Tùy theo điều kiện thương mại ký trong hợp đồng ngoại thương, mà việc thu xếp chỗ với công ty vận tải và chi phí vận quốc tế sẽ thuộc trách nhiệm của người mua hay người bán.
Ở đây tôi nêu 2 trường hợp phổ biến để bạn dễ theo dõi. Nếu muốn biết chi tiết về các điều kiện thương mại, ban đọc thêm bài viết Tìm hiểu về Incoterms.
Xem thêm: Cước vận tải biển việt nam – busan
3.1. Nếu xuất CIF
Nếu công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện CIF hay CNF (hay điều kiện nhóm C hay D nói chung), thì sẽ chịu trách nhiệm thu xếp và chịu chi phí vận chuyển đường biển. Nghĩa là bạn phải chủ động liên hệ với công ty vận chuyển: thường là hãng tàu (Shipping lines) hoặc công ty giao nhận vận chuyển (Freight forwarder), để ký thỏa thuận lưu khoang (Booking note) cho lô hàng xuất khẩu.
3.2. Nếu xuất FOB
Với điều kiện FOB, bạn chỉ cần làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu và chuyển hàng về cảng. Phía người mua hàng nước ngoài sẽ thu xếp chặng vận chuyển quốc tế. Nói cách khác, người mua sẽ thu xếp Booking Note với hãng tàu.
Để phối hợp, người mua sẽ thông báo cho bạn thông tin người vận chuyển đường biển (hoặc đại diện) của họ tại Việt Nam. Bên vận chuyển sẽ phối hợp, sắp xếp và thống nhất với bạn lịch trình tàu phù hợp.
Theo kế hoạch đã thỏa thuận, người vận chuyển sẽ gửi Booking để bạn làm thủ tục kéo vỏ container đóng hàng.
Bước 4 – Chuẩn bị hàng hóa, chứng từ
Sau khi có lịch trình dự kiến về ngày tàu chạy, việc của người xuất khẩu là phải khẩn trương chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng. Đồng thời cũng phải sắp xếp chuẩn bị những chứng từ cần thiết liên quan đến lô hàng xuất khẩu.
Bước 5 – Kéo vỏ container rỗng, đóng hàng, chuyển về cảng
Bạn làm các bước công việc cụ thể dưới đây, hoặc cũng có thể thuê công ty dịch vụ logistics làm:
Dùng Booking của hãng tàu để lấy vỏ container rỗng. Tùy theo hãng tàu mà có sự khác nhau về cách làm. Có hãng yêu cầu phải đem Booking lên văn phòng của họ để đổi ra lệnh cấp vỏ. Một số hãng cho phép chủ hàng in Booking ra rồi xuống thẳng bãi lấy vỏ (không cần đổi ra lệnh cấp vỏ). Hãng khác thì phải thêm bước gửi file Booking cho hãng tàu xác nhận lệnh cấp vỏ qua email, sau đó mới tới bãi chỉ định để nhận vỏ container.
Kéo vỏ container từ bãi cấp rỗng về kho để đóng hàng
Đóng hàng và niêm phong kẹp chì (seal). Với hàng phải làm kiểm tra chuyên ngành tại cảng (chẳng hạn kiểm dịch), thì nên kẹp trước chì tạm để hạ container về cảng. Khi lấy mẫu kiểm tra xong, lúc đó mới kẹp chì hãng tàu. Như vậy sẽ tránh phải xin lại chì mới (mất phí).
Hạ hàng về cảng, hoặc bãi theo chỉ định của hãng tàu. Lưu ý chuẩn bị trước và nộp cho cảng phiếu xác nhận khối lượng (VGM). Hàng cần hạ trước giờ cắt máng (closing time) nếu không sẽ rất dễ bị rớt tàu (không được xếp lên tàu mặc dù đã xong thủ tục)
Nếu hàng phải kiểm tra chuyên ngành (kiểm dịch, hun trùng…) thì cũng sẽ thực hiện lấy mẫu trong bước này.
Trường hợp bạn thấy nhiều việc lắt nhắt, và muốn thuê công ty dịch vụ vận chuyển thủ tục, thì gửi yêu cầu báo giá trong link dưới, công ty tôi sẽ phục vụ hết mình:
Làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu
Thủ tục hải quan & vận chuyển
Bước 6 – Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Chuẩn bị bộ chứng từ để làm thủ tục xuất khẩu, bao gồm:
Hợp đồng ngoại thương (contract)
Hóa đơn thương mại (invoice)
Phiếu đóng gói (packing list)
Phiếu hạ hàng (do cảng cấp khi hàng hạ về cảng ở bước 5 nêu trên)
Giấy giới thiệu
Chi tiết các bước thủ tục và hồ sơ hải quan, bạn có thể đọc trong bài viết về cách làm thủ tục hải quan.
Sau khi thông quan, bạn nộp tờ khai thông quan cho hãng tàu để họ ký thực xuất với hải quan giám sát. Sau khi xuất tàu họ sẽ hoàn trả tờ khai thông quan có xác nhận đã thực xuất.
Với điều kiện FOB, thì đến bước thông quan tờ khai & hàng xếp lên tàu là người bán cơ bản đã hoàn thành nghĩa vụ của mình. Trường hợp công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện C, thì cần làm tiếp những bước dưới đây.
Gửi SI cho hãng tàu, xác nhận nội dung B/L, nhận B/L gốc (nếu có)
Sau khi hàng đã hạ về cảng và xong thủ tục hải quan, bạn gửi chi tiết làm Bill, hay Hướng dẫn gửi hàng (SI – Shipping Instruction) cho hãng tàu trước thời hạn Cut-off Time. Nên yêu cầu họ xác nhận, để đảm bảo chắc chắn họ đã nhận được trước thời hạn.
Dựa trên thông tin SI, bên vận chuyển sẽ gửi bản nháp vận đơn (Draft Bill of Lading). Bạn nên kiểm tra kỹ, có gì cần bổ sung chỉnh sửa thì phối hợp với hãng tàu thực hiện sớm.
Ghi chú: nếu bên vận chuyển là hãng tàu, thì họ sẽ gửi vận đơn chủ (Master Bill of Lading), còn nếu bên vận chuyển là công ty giao nhận vận chuyển thì họ sẽ gửi vận đơn nhà (House Bill of Lading). Thực ra, 2 loại vận đơn này có nội dung cơ bản như nhau, chỉ khác nhau ở đơn vị cấp vận đơn mà thôi.
Khi tàu chạy, bên vận chuyển sẽ gửi cho bạn Vận đơn gốc (Original B/L). Nhiều trường hợp, chủ hàng yêu cầu vận đơn giao hàng bằng điện (Telex B/L / Surrender B/L), thì họ thường phải nộp thêm 1 khoản phí, gọi là phí Telex Fee (khoảng 30-50usd). Khi đó sẽ chỉ có file Telex Bill gửi qua email, mà không phát hành bản gốc, và do đó cũng không cần xuất trình B/L gốc tại cảng dỡ hàng (nhờ vậy sẽ nhanh chóng, thuận tiện hơn).
Bước 8 – Các bước công việc khác của Quy trình làm hàng xuất: mua bảo hiểm, làm CO…
Khi đã có vận đơn, thì bạn nên gửi sớm file mềm bộ chứng từ để thông báo cho người mua về việc hàng đã xếp lên tàu.
Đồng thời, bạn tiến hành làm nốt thủ tục để có được những chứng từ khác theo như quy định trong hợp đồng, chẳng hạn như:
Chứng thư bảo hiểm hàng hóa đường biển (Marine Insurance Policy)
Chứng nhận xuất xứ (CO)
Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) hay kiểm dịch động vật.
Để đảm bảo tính chính xác, bạn nên gửi bản nháp và file mềm bản chính thức cho người mua, để họ kiểm tra xác nhận. Nếu có nội dung nào cần bổ sung chỉnh sửa, thì làm sớm, sẽ tốt hơn muộn.
Bước 9 – Gửi chứng từ cho người mua hàng nước ngoài
Khi đã có bộ chứng từ, bạn gửi cho người bán bộ chứng từ gốc, theo số lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Đồng thời cũng nên gửi cho họ file scan qua email để họ chuẩn bị trước những bước cần thiết cho quá trình nhập khẩu.
Như vậy là kết thúc quy trình làm hàng xuất khẩu, về mặt chuyển giao hàng hóa. Song song với quá trình này, người xuất khẩu cũng lưu ý vấn đề thanh toán của khách hàng, cũng theo quy định của hợp đồng.
Trên đây là các bước của quy trình làm hàng xuất, đứng theo góc độ chủ hàng.
Báo Giá vận chuyển đường biển Việt nam Trung quốc
Vui lòng liên hệ Sale của chúng tôi để được báo giá ( gọi điện, zalo,viber..)
Hotline: 0888.605.666
Tầng 6 – XL Building – 88 Lương Định Của, P.Bình Khánh, TP.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Email: sales5@gulfshipping.com.vn tham khảo thêm tại google
Facebook: Cước vận tải biển