Giá cước vận tải biển quốc tế cảng shekou
Shekou – Thâm Quyến là khu vực kinh tế đặc biệt đầu tiên được thành lập bởi Đặng Tiểu Bình và cho thấy mức tăng trưởng nhanh nhất, trung bình với tốc độ tăng trưởng rất cao là 40% mỗi năm giữa năm 1981 và năm 1993 so với tăng trưởng GDP trung bình là 9,8% toàn quốc. Sự tăng trưởng kinh tế sau đó đã chậm lại sau thời điểm đột ngột này. Từ năm 2001 đến năm 2005, tổng sản phẩm quốc nội của Thâm Quyến tăng trung bình hàng năm 16,3%. Từ năm 2012, tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống khoảng 10% mỗi năm. Hiện tại, nó đang phát triển với 6%-7% mỗi năm.
Nội dung bài viết
Đôi nét về Cảng Shekou – Thâm quyến Trung quốc
Shekou là một khu vực ở phía nam của huyện Nam Sơn, Thâm Quyến, tình Quảng Đông, Trung Quốc. Cảng Shekou là một phần của quần thể cảng lớn của Thâm Quyến. Cảng Shekou là một trong những thành phố nhập khẩu trái cây chính ở miền nam Trung Quốc. Đây là một điểm giao thông vận tải hành khách bằng đường thủy của Thâm Quyến và cung cấp các chuyến phà đến các điểm qua Đồng bằng sông Châu Giang. Đường bờ biển của bến dài 0.6 dặm và bao gồm 16 bến.
Cảng Shekou ở Thâm Quyến giáp với các tỉnh Quảng Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Nam, Quảng Tây.
Xem thêm: Giá cước vận tải biển việt nam shanghai
Tình hình kinh tế của Thành phố Shekou
Sản lượng kinh tế của Thâm Quyến đứng thứ 3 trong số 659 thành phố của Trung Quốc (phía sau Bắc Kinh, Thượng Hải). Thành phố này được xếp thứ 19 trong Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu 2016. Trong Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu năm 2017, Thâm Quyến được xếp hạng là có trung tâm tài chính cạnh tranh thứ 22 trên thế giới.
Vào năm 2016, GDP của Thâm Quyến đạt 303,37 tỷ đô la, ngang bằng với một tỉnh thuộc Trung Quốc theo tổng số GDP. Tổng sản lượng kinh tế của thành phố cao hơn các nước nhỏ như Bồ Đào Nha, Ireland và Việt Nam. GDP bình quân đầu người ppp mỗi năm là 49.185 đô la (số người di cư không đăng ký) tính đến năm 2016, ngang bằng với các nước phát triển như Úc và Đức.
Năm 2017, sản lượng kinh tế của Thâm Quyến đạt 338 tỷ USD, vượt qua Quảng Châu, Hương Cảng lần đầu tiên và đứng thứ 3 ở Trung Quốc, chỉ sau Thượng Hải và Bắc Kinh. Đó là địa vị mới sẽ cho phép thành phố trở thành công cụ kinh tế hàng đầu trong Sáng kiến Khu vực vịnh Việt Cảng Áo) của Trung Quốc.
Thời gian tàu vận tải biển quốc tế từ Việt nam đi cảng Shekou
Thời gian tàu chạy từ Shekou về Hải Phòng thông thường từ 2-3 ngày.
Thời gian tàu chạy từ Shekou về Đà Nẵng thông thường từ 2-5 ngày
Thời gian tàu chạy từ Shekou về Cát lái TP Hồ Chí Minh thông thường từ 3-5 ngày
Như vậy, thời gian tàu chạy từ Shekou về việt nam khá nhanh do khoảng cách địa lý khá gần nhau nhiều shipper sẵn sàng chọn đi đường biển cho tuyến này vì chi phí rẻ mà thời gian cũng rất nhanh.
Khi hàng về cảng, hãng tàu thường cung cấp cho chủ hàng 14-21 ngày lưu cont/bãi. Nếu có yêu cầu thì thêm, chủ hàng phải báo trước cho chúng tôi để chúng tôi có thể sắp sếp.
Xem thêm: Cước vận tải biển việt nam Xiamen
Quy trình vận tải tuyến Việt nam Shekou
Thông thường, tổng chi phí vận chuyển sẽ gắn liền với các bước trong quy trình vận chuyển như: phí vận chuyển từ kho ra cảng, hải quan, xếp dỡ, cước vận chuyển tàu/máy bay,
Tham khảo các bước trong quy trình vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Xà khẩu (Shekou) để hình dung cụ thể hơn các loại phí cần lưu ý khi vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Xà khẩu (Shekou):
Quy trình vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam về kho của bạn tại Xà khẩu (Shekou)
Sau khi hàng hóa sẵn sàng được giao tại kho của người xuất khẩu, quy trình vận chuyển một lô hàng tiêu chuẩn gồm những bước sau:
B1: Vận chuyển từ kho của người xuất khẩu ra cảng xuất khẩu (lưu ý, có một số mặt hàng cần có giấy phép, công bố, kiểm tra chất lượng … mới đủ điều kiện thông quan)
B2: Thông quan xuất khẩu
B3: Xếp dỡ hàng hóa tại bãi
B4: Vận chuyển quốc tế
B5: Thông quan nhập khẩu
B6: Khai thác hàng tại cảng nhập khẩu
B7: Vận chuyển hàng từ kho/cảng về kho của người nhập khẩu
Thời gian vận chuyển và chi phí vận chuyển quan hệ mật thiết với nhau phụ thuộc nhiều yếu tố về thời điểm, lô hàng cụ thể … do đó, theo chúng tôi, cách tốt nhất để bạn có được những con số này là liên lạc với Công ty vận chuyển quốc tế
Làm thế nào để nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Xà khẩu (Shekou)
Hãy chắc chắn rằng mặt hàng bạn muốn nhập từ Việt Nam được phép xuất khẩu tại Việt Nam
Và nhập khẩu vào Xà khẩu (Shekou)
Tìm nhà cung cấp và thỏa thuận về hợp đồng, điều kiện xuất nhập khẩu
Xem thêm: Cước biển từ Việt nam đi cảng Dalian
Tìm nhà vận chuyển/ forwarders để vận chuyển và làm dịch vụ hải quan cho lô hàng của bạn ở Việt Nam/Xà khẩu (Shekou)
Chuẩn bị chứng từ hải quan xuất nhập khẩu,đóng thuế thông quan và vận chuyển lô hàng
Thanh toán vận chuyển và nhận hàng
Các hãng tàu có cước vận tải biển quốc tế cảng shekou
Hãng tàu Hapag Lloyd, Hãng tàu Evergreen Line, Hãng tàu PIL, Hãng tàu Yang Ming, Hãng tàu ZIM, Hãng tàu COSCO, Hãng tàu MSC, Hãng tàu ONE, Hãng tàu Maersk, …
Bảng giá cước vận tải biển quốc tế cảng shekou 2021
STT |
Cảng đi |
Cảng đến |
Cước vận tải biển |
1 |
Hồ Chí Minh |
shekou – Trung quốc |
200.00 USD |
2 |
Đà Nẵng |
shekou – Trung quốc |
250.00 USD |
3 |
Hải Phòng |
shekou – Trung quốc |
256.00 USD |
Cước vận tải biển OF- là cước chính sẽ thường xuyên được các hãng tàu cập nhật (1 tuần-2 tuần). Để có được cước chính xác tại thời điểm và lịch tàu chạy vui lòng liên hệ bộ phận sales của chúng tôi để biết chi tiết.
Hiện tại, chúng tôi có nhiều hợp đồng với nhiều line để khách hàng có thể chọn. Giá cước của các line cũng chênh lệch rất nhiều mặc dù cùng tuyến cùng thời gian chuyển hàng.
Cước có thể biến động mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh, chiến tranh do hãng tàu phát sinh them nhiều chi phí.
Thông tin để báo giá cước
-
Mã HS của hàng hóa
-
Số lượng cont
-
Loại cont 20,40…
-
Cảng đi, cảng đến
-
Ngày hàng hóa sẵn sàng
-
Msds của một số loại hàng hóa nguy hiểm
-
Thông tin shipper…
Giải bài toán Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
Nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản, rau quả tươi trong thời gian tới bằng đường biển, giảm thiểu ách tắc cho xuất khẩu nông lâm sản và thủy sản của Việt Nam qua các tỉnh biên giới phía Bắc, chiều nay (12-1), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp cùng Bộ Giao thông vận tải họp bàn về thúc đẩy xuất khẩu nông sản bằng đường biển.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Đặng Phúc Nguyên – tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam – cho biết thời điểm hiện tại việc xuất khẩu bằng đường biển sang Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn.
Thứ nhất, hiện nay lượng tàu không ổn định, hay bị trễ. Thứ hai, vỏ container lạnh đang bị thiếu hụt nhiều, giá thuê cao. Thứ ba, bên phía Trung Quốc kiểm dịch COVID-19 rất chặt chẽ, kể cả đường biển nên việc thông quan chậm.
Theo thông tin từ các đối tác của các doanh nghiệp tại Trung Quốc cho biết mỗi ngày cảng Thượng Hải chỉ thông quan 5 container. Do đó, đối tác cũng khuyên doanh nghiệp chúng ta hạn chế vận chuyển hàng hóa bằng đường biển – ông Nguyên nói.
Nguồn: tuoitre
Đây là những thông tin nếu bạn cần lời giải cho việc book container, tàu đi Shekou cũng như các cảng khác của Trung quốc. Với chúng tôi không bao giờ có chuyện thiếu cont cho shipper.
Nhiều container hạt điều bị mất chứng từ có người đến nhận
Tại cảng Italy, có người đã cầm đủ bộ chứng từ gốc tới nhận container điều xuất khẩu, nhưng may mắn, nhà chức trách đã kịp can thiệp, giữ lại.
5 doanh nghiệp Việt xuất 100 container hạt điều sang Italy nhưng trong quá trình làm việc với đối tác nhập khẩu, họ phát hiện nhiều dấu hiệu bị lừa đảo. Trong đó, 36 chiếc bị mất các bộ chứng từ gốc. Doanh nghiệp Việt chưa nhận được tiền, còn người mua, bằng cách nào đó, đã lấy được bộ chứng từ gốc.
Sau 3 lần can thiệp kịp thời, đến nay, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy cho biết, đã giữ được 16 container trong số 36 chiếc này, tại Singapore và Italy.
Theo ông Nguyễn Đức Thanh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italy, khi thương vụ tới cảng Genova đã phát hiện có người đã trả phí cảng và nộp bộ chứng từ gốc để đòi nhận những container hạt điều của Việt Nam vừa cập cảng.
Chiếu theo Luật Thương mại quốc tế, hãng tàu phải giao hàng cho người nhận có bộ chứng từ gốc, nếu không sẽ bị kiện. Sau khi được thương vụ giải thích, hãng tàu đồng ý dừng ngay việc giao lô hàng. Theo ông Thanh, nếu xử lý chậm một chút, người cầm bộ chứng từ gốc có thể thông quan nhận hàng của Việt Nam mà không trả tiền.
Theo ý kiến của trung tâm trọng tài quốc tế
Tại Việt Nam, Thương vụ đề nghị Hiệp hội Điều Việt Nam và doanh nghiệp làm việc để Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Tòa Kinh tế TP HCM ra phán quyết khẩn cấp yêu cầu các hãng tàu dừng giao hàng đã đến cảng Italy cho người có chứng từ gốc.
Ước tính thiệt hại số lô điều này khoảng 162 tỷ đồng. Hiện còn 20 container điều vẫn mất kiểm soát sẽ cập cảng cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2022. Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu có 2 container hạt điều đã cập cảng tại Italy và được hỗ trợ giữ lại tại đây cho biết, chỉ được tạm phong tỏa khoảng 2 tuần và họ chưa biết phải xử lý lô hàng này thế nào.
Theo doanh nghiệp này, phía ngân hàng Italy được người mua chỉ định xác nhận chỉ nhận được bộ chứng từ photocopy nên không thể giải quyết. Hãng tàu yêu cầu đặt cọc khoản tiền gấp đôi giá trị lô hàng trong 6 năm mới có thể giải phóng hàng. Đây là khoản tiền lớn và thời gian cược quá dài nên doanh nghiệp không chấp nhận.
Các doanh nghiệp xuất khẩu phát hiện nhiều dấu hiệu lừa đảo trong quá trình gửi hồ sơ nhờ thu tiền từ ngân hàng Việt Nam đến ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ. Theo hướng dẫn của bên mua, số Swift (mã riêng của từng ngân hàng được sử dụng trong các giao dịch liên ngân hàng trên toàn cầu), bị thay đổi nhiều lần.
Chứng từ xuất nhập khẩu đến Ngân hàng chưa
Sau khi ngân hàng bên mua nhận chứng từ, đối tác mua hàng lại thông báo không đúng thông tin của họ, yêu cầu trả lại bộ chứng từ, nhưng lại không ghi rõ trả theo hình thức nào dù phía ngân hàng Việt Nam đã nhiều lần liên hệ.
Một số hợp đồng khác được phía ngân hàng Italy thông báo là hồ sơ gửi chỉ là bản photo, không phải bản gốc, thậm chí là giấy trắng. Hiện, các doanh nghiệp Việt Nam rất lo lắng vì không biết hồ sơ gốc các lô hàng ở đâu trong khi bất kỳ ai có hồ sơ gốc này cũng có thể đến hãng vận chuyển nhận hàng.
Thông thường, các doanh nghiệp xuất khẩu điều làm hồ sơ thanh toán bằng phương thức nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P). Đây là hình thức mà bên nhập khẩu chỉ lấy được bộ chứng từ khi đã chuyển vào ngân hàng đủ.
Nhưng rủi ro ở đây là bên bán, các doanh nghiệp, thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa, chứ chưa thực sự khống chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không nhận hàng khi tình hình thị trường bất lợi với họ. Do đó, quyền lợi của bên bán vẫn chưa thực sự được đảm bảo.
Quyền kiểm soát đang nằm trong tay các hãng tàu
Quyền kiểm soát lô hàng đang thuộc về hãng tàu, nhưng thực tế các doanh nghiệp không thể liên hệ trực tiếp với họ mà chỉ làm việc thông qua các đại lý. Thông tin đại lý cho biết là hãng tàu chỉ làm theo thông lệ quốc tế, tức trả hàng cho người có bộ chứng từ gốc.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương chia sẻ, theo Luật Hàng hải Việt Nam (tương đương thông lệ quốc tế), hàng hóa đã lên tàu thì quyền quyết định cao nhất thuộc về hãng tàu. Việc can thiệp trực tiếp lên hãng tàu rất khó, trừ khi có các phán quyết của cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp cần tham vấn luật sư có kinh nghiệm về thương mại quốc tế để được hướng dẫn các thủ tục pháp lý.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston (Mỹ), cũng thông tin đã làm việc với người môi giới xuất khẩu lô 100 container sang Italy là đại diện Công ty Kim Hạnh Việt.
Theo giải trình của người này, công ty Kim Hạnh Việt môi giới cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu 100 container hạt điều đi Italy, trong đó có 36 container bị mất bộ chứng từ gốc có khả năng bị lừa đảo. Người này nói cũng không biết công ty mua hàng mà chỉ làm việc qua một người môi giới khác tại Italy.
Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, Công ty Kim Hạnh Việt đang mong muốn hỗ trợ giải quyết vụ việc để giảm thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Theo cục xuất nhập khẩu Việt nam
Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nói sẽ tiếp tục huy động các thương vụ, đại sứ Việt Nam giúp doanh nghiệp tạm giữ được lô hàng tại cảng đến. Tuy nhiên, khả năng giải quyết triệt để vụ việc lại không thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương mà liên quan đến nhiều bộ, ngành khác và cả cơ quan chức năng Italy.
Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị hiệp hội và doanh nghiệp chủ động làm việc với các Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề hãng tàu, Bộ Công An và Cảnh sát quốc tế để hoàn thiện hồ sơ điều tra hoặc khởi kiện vụ việc.
Nguồn vnexpress
Báo Giá cước vận tải biển quốc tế cảng shekou
Vui lòng liên hệ Sale của chúng tôi để được báo giá ( gọi điện, zalo,viber..)
Hotline: 0888.605.666
Tầng 6 – XL Building – 88 Lương Định Của, P.Bình Khánh, TP.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Email: sales5@gulfshipping.com.vn tham khảo thêm tại google
Facebook: Cước vận tải biển