Cước vận tải tàu biển Việt nam Los Angeles

4015 Lượt xem

Cước vận tải tàu biển Việt nam Los Angeles đi từ các cảng biển của Việt nam như Cảng Hồ Chí Minh (HCM/SGN), Cảng Hải phòng, Đà Nẵng thông thường qua cảng Long Beach…Với nhiều năm kinh nghiệm chuyển hàng tuyến việt – Mỹ chúng tôi tự tin mang tới dịch vụ tốt nhất với giá cả phải chăng. Chúng tôi đã ký hợp đồng với nhiều Lines để tăng các lựa chọn cho khách hàng khi chuyển hàng.

Xem thêm: Giá cước vận tải biển việt nam đi Mỹ

cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles
cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles

Bảng giá cước vận tải tàu biển việt nam Los Angeles 2021

STT

Cảng đi

Cảng đến

Cước vận tải biển

Thời gian chuyển

1

Hồ Chí Minh

Los Angeles

11.000 USD

19 ngày

2

Đà nẵng

Los Angeles

11.500 USD

19 ngày

3

Hải phòng

Los Angeles

11.500 USD

19 ngày

Bảng giá cước cập nhật tháng 10.2021.

Giá cước sẽ thường xuyên được các hãng tàu cập nhật nên để biết chính xác giá cước tại thời điểm hiện tại vui lòng liên hệ bộ phận sale của chúng tôi để được báo giá cước sớm nhất cũng như lịch tàu.

Thông tin để báo giá cước biển bao gồm:

Hs code

Nơi đi- nơi đến

Số lượng cont, loại cont 20,40

Ngày hàng ready để xếp hàng

Tên shipper, mã số thuế…

Các mặt hàng thường xuất đi Mỹ qua cảng LAX

Hàng dệt may, quần áo, giày dép, túi xách, vải vóc các loại

Điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử

Đồ gỗ mỹ nghệ, sản phẩm từ gỗ, mây tre đan, cói, thảm, sản phẩm gốm sứ.

Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ phụ tùng ô tô,xe máy…

Sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ sắt thép, dây điện và dây cáp điện.

Đồ chơi, dụng cụ thể thao, các mặt hàng tiêu dùng khác

Nguyên phụ liệu dệt may, các sản phẩm hóa chất

Các mặt hàng nông sản, thủy hải sản, bánh kẹo, ngũ cốc, rau củ quả đây cũng là những sản phẩm chủ lực lợi thế của Việt nam

Xem thêm: Giá cước vận tải biển từ Việt nam đi Oakland

cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles
cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles

Các hãng tàu biển đi tuyến Việt nam – Los Angeles

– Hãng tàu OOCL

– Hãng tàu NYK

– Hãng tàu Hyundai

– Hãng tàu HPL

– Hãng tàu K’line

– Hãng tàu COSCO

– Hãng tàu MISC

– Hãng tàu WHL

– Hãng tàu KMTC

– Hãng tàu Heung-A

– Hãng tàu MO, Mearsk line…

Các cảng chính để đón hàng hóa cho Los Angeles

Cảng Long Beach được nằm về phí nam của Trung Tâm Thành Phố Los Angeles, là một trong cảng biển tạo ra lợi nhuận lớn vào khoảng 100 tỷ USA và cung cấp hơn 317.000 việc làm ở khu vực California.

Cảng Long Beach được xem là cảng lớn thứ 2 về số lượng vận chuyển container. Cảng này hoạt động như một cửa ngõ của thương mại từ Mỹ sang Châu Á. Diện tích của Long Beach vào khoảng 13 km2 với khoảng 40 km đường đường biển.

Xem thêm: Vận tải biển từ Việt nam cảng Chicago

Theo thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, cảng Los Angeles và cảng Long Beach ở bang California (hai cảng đảm nhận 40% lưu lượng hàng container vào Mỹ) vẫn đang ùn tắc nặng (từ 9/10 đến nay) trong tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp khi xuất hiện chủng Omicron.

 Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại nhiều cảng ở New York, Savannah, Georgia do nhu cầu vận chuyển tăng cao bất thường một phần do bị ùn ứ thời gian dài cũng một phần do thiếu nhân lực trầm trọng vì dịch bệnh có vẻ đang lan nhanh hơn các chuyên gia dự báo.

cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles
cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles

 Trong khi đó, công tác xếp dỡ, giải phóng hàng hóa đang thiếu cả về công nhân cảng và phương tiện vận chuyển, lái xe. Để giải quyết tình hình này, Mỹ đã thực hiện kế hoạch “90 ngày chạy nước rút”. Trong 90 ngày, các cảng biển, đặc biệt là cảng Los Angeles và cảng Long Beach sẽ làm việc 24/7 để đẩy nhanh tiến độ xử lý container cập cảng thay vì chỉ làm 5 ngày/tuần, nghỉ vào buổi tối và cuối tuần.

Xem thêm: Cước vận tải tàu biển việt nam New York

Bạn biết gì về cảng Los Angeles ?

Cảng Los Angeles còn gọi là cảng Quốc tế Los Angeles là một tổ hợp cảng chiếm diện tích lên tới 7.500 ha (3.000 ha) cùng 43 dặm (69 km) chiều dài của bờ sông. Cảng nằm trên vịnh San Pedro ở San Pedro, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 20 dặm (32 km) về phía nam. Cảng Los Angeles giáp với cảng Long Beach, với số lượng người làm việc tại đây lên tới hơn 16.000 người và là cảng bận rộn nhất ở Hoa Kỳ Nhằm đảm bảo an toàn cho khu vực cảng, cảng Los Angeles có lực lượng cảnh sát Cảng Los Angeles để chống tội phạm khủng bố, lực lượng cứu hộ tại bãi biển Cabrillo thuộc cảng.

Năm 1542, Juan Rodriquez Cabrillo phát hiện ra Vịnh San Pedro ban đầu là một bãi bồi nông, nền đất quá mềm để xây dựng một bến cảng. Tàu thăm dò đưa ra hai lựa chọn là neo đậu ngoài xa và sử dụng những tàu nhỏ để đưa hàng hóa và hành khách vào bờ, hoặc neo đậu tại các bãi biển gần đó đưa ra trong cuốn Two Years Before the Mast của Richard Henry Dana, Jr một thành viên phi trên đoàn tàu thăm dò vào năm 1834 đến thăm vịnh San Pedro.

Sau đó, Phineas Banning được coi là cha đẻ của cảng này đã cải thiện cảng rất nhiều vào năm 1871 với việc xúc tiến nạo vét bùn sâu thêm 10 feet (3,0 m). Cảng là nơi tập kết của 50.000 tấn mỗi năm. Từ đây có các tuyến đường kết nối San Pedro với Salt Lake, Utah và Yuma, Arizona. Vào năm 1868, một tuyến đường sắt kết nối vịnh San Pedro tới Los Angeles, là tuyến đường đầu tiên trong khu vực.

cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles
cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles

Lịch sử hình thành cảng Los Angeles

Sau khi cái chết của con trai ông vào năm 1885, ông đã theo đuổi lợi ích của mình trong việc thúc đẩy mở rộng cảng, xử lý 500.000 tấn trong năm đó. Công ty Giao thông vận tải miền Nam Thái Bình Dương và Collis P. Huntington muốn tạo ra cảng Los Angeles tại Santa Monica, và xây dựng các bến cảng dài trong năm 1893.

Xem thêm: Giá cước vận tải biển việt nam đi Houston

Tuy nhiên, Los Angeles Times xuất bản bởi Harrison Gray Otis và thượng nghị sĩ Stephen M. White đẩy mạnh việc mở rộng cảng ở San Pedro. Việc cạnh tranh này đã được giải quyết bởi ủy ban do đô đốc John C. Walker thành lập. Ủy ban Cảng Los Angeles được thành lập vào năm 1907. Với sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ, một đê chắn sóng bắt đầu xây dựng vào năm 1899 và khu vực được sáp nhập vào Los Angeles vào năm 1909.

Năm 1912, tuyến đường sắt Nam Thái Bình Dương hoàn thành với bến chính tại cảng. Trong những năm 1920, cùng với cảng ở San Francisco thì cảng Los Angeles là các cảng biển bận rộn nhất ở bờ tây Hoa Kỳ. Đầu những năm 1930 cảng được mở rộng trên quy mô với việc xây dựng đê chắn sóng lớn nữa.

Phát triển cảng Los Angeles

Ngoài việc xây dựng đê chắn sóng bên ngoài này, một đê chắn sóng bên trong được xây dựng tắt qua đảo Terminal với bến cảng cho tàu biển và bến tàu nhỏ hơn được xây dựng tại cảng Long Beach. Đây là bến cảng được cải thiện để tổ chức cho các thuyền cập cảng trong sự kiện Thế vận hội mùa hè năm 1932. Trong chiến tranh thế giới II cảng được sử dụng chủ yếu cho ngành đóng tàu, tuyển dụng hơn 90.000 người.

Trong năm 1959, Công ty Thương Hawaii Matson Navigation đã cập cảng 20 container, đưa cảng chuyển sang vận tải container. Việc xây dựng cầu Vincent Thomas năm 1963 cải thiện rất nhiều trong việc vào cảng, cho phép để tăng lưu lượng tàu vào và tiếp tục mở rộng cảng. Năm 1985, cảng đã đạt số lượng bốc dỡ một triệu thùng container trong một năm. Năm 2000, The Pier 400 các dự án nạo vét và xử lý rác thải ở cảng được hoàn thành

cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles
cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles

Sản lượng hàng hóa qua cảng Los Angeles

Năm 2011, cảng này là điểm bốc dỡ của 7.900.000 container khiến nó là cảng lớn nhất ở Hoa Kỳ về lượng hàng hóa bốc dỡ và là cảng bận rộn đứng thứ 16 trên thế giới (2011), kết hợp với Cảng Long Beach thì nơi đây là cụm cảng quốc tế lớn thứ 6 thế giới. Các đối tác thương mại hàng đầu của cảng tới từ các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt nam với hàng hóa chủ yếu là các đồ nội thất, giày dép, đồ chơi, phụ tùng ô tô và hàng may mặc khi các nhà máy đang dần dịch chuyển sang sản xuất tại Việt nam thì kim ngạch thương mại của Cảng với Việt nam đã tăng lên đáng kể.

Cảng cũng có sự phục vụ của tuyến đường sắt bởi cảng đường bộ Thái Bình Dương và hệ thống đường cao tốc chạy về phía Bắc có tên là Hành lang Alameda. Hiện nay, cảng này đang có kế hoạch nạo vét sâu thêm khoảng 50 feet để có thể cho những tàu chở hàng lớn nhất thế giới cập cảng như: thế hệ tàu container Mærsk Emma Maersk hay Phân lớp thứ ba Maersk- theo wikipedia

Mỹ yêu cầu các hãng tàu container cung cấp giá cước vận chuyển

Ủy ban Hàng hải Liên bang Hoa Kỳ (FMC) đang yêu cầu thêm thông tin và giá cước vận chuyển từ các liên minh vận tải container lớn nhất bị cáo buộc trục lợi từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các yêu cầu giám sát mới từ cơ quan quản lý Hoa Kỳ sẽ yêu cầu các liên minh bao gồm 2M, Ocean Alliance và The Alliance, cung cấp cho Cục Phân tích Thương mại (Bureau of Trade Analysis – BTA) của FMC về thông tin giá cước của các tuyến vận chuyển, các dịch vụ, cũng như nhiều thông tin hơn về quản lý công suất.

Theo các yêu cầu mới, các hãng tàu tham gia vào một liên minh sẽ cần phải gửi thông tin về giá cước mà họ vận chuyển trên các tuyến thương mại lớn và cả hãng tàu và liên minh sẽ được yêu cầu gửi thông tin toàn diện liên quan đến quản lý công suất, FMC yêu cầu.

Chín hãng trong ba liên minh vận chuyển container lớn nhất kiểm soát 80% công suất container toàn cầu theo số liệu từ nhà phân tích Alphaliner, mặc dù không phải tất cả các công suất này được triển khai trên các tuyến do các liên minh khai thác.

FMC cho biết, trách nhiệm chính của cơ quan này là thông qua BTA liên tục theo dõi các thỏa thuận và xác định xem có bất kỳ hành vi chống cạnh tranh nào không.

Các hãng tàu container đã được chú ý vì bị cáo buộc trục lợi vì giá cước vận chuyển hàng hóa đã tăng vọt hơn 10 lần đối với giá cước giao ngay trong hai năm qua trên các tuyến vận chuyển vào Mỹ và đồng thời các nhà xuất khẩu của Mỹ đã đấu tranh để tìm chỗ trên các chuyến tàu xuất khẩu. Đồng thời các hãng tàu đã báo cáo lợi nhuận hàng năm chưa từng có với khoảng 10 tỷ USD.

Mặc dù giá cước vận chuyển giao ngay đã giảm bớt phần nào nhưng vẫn còn rất cao và đã thúc đẩy giá cước tăng mạnh đối với các hợp đồng vận chuyển dài hạn hàng năm. Theo Drewry, giá cước vận chuyển hàng hóa trung bình từ Thượng Hải-Los Angeles là  8,564 USD/FEU vào ngày 5 tháng 5, tăng 64% so với năm trước. Và, giá cước vận chuyển từ SHANGHAI – New York ở mức 11.264 USD/FEU, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhắm đến các hãng tàu container vào tháng 3, đã loại bỏ các hãng vận chuyển thuộc sở hữu nước ngoài đối với hành vi chống cạnh tranh, làm tăng giá cước vận chuyển hàng hóa lên hơn 1.000%. Tổng thống Mỹ cho biết ông đã tuyên bố xử lý các hãng vận chuyển trục lợi từ các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ.

Nguồn internet

Báo Cước vận tải tàu biển Việt nam Los Angeles

Vui lòng liên hệ Sale của chúng tôi để được báo giá ( gọi điện, zalo,viber..)

Hotline: 0888.605.666

GULFSHIPPING VIETNAM

Tầng 6 – XL Building – 88 Lương Định Của, P.Bình Khánh, TP.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Email: sales5@gulfshipping.com.vn tham khảo thêm tại google

Facebook: Cước vận tải biển

cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles
cuoc-van-tai-tau-bien-viet-nam-los-angeles

⭐️ Giá cước vận tải biển đi cảng Los Angeles bao nhiêu ?

Trả lời: Tùy thuộc vào tuyến đường, hãng tàu, thời gian vận chuyển.

⭐️ Book Giá cước vận tải biển đi cảng Los Angeles ở đâu?

Trả lời: Liên hệ chi nhánh của chúng tôi hoặc hotline 0888605666.

⭐️ Thế mạnh trong cước biển quốc tế?

Trả lời: Chúng tôi book hàng ngàn container mỗi tháng .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *