Cước vận tải biển việt nam – busan
Thông thường hàng hóa Việt nam vận chuyển tuyến Busan hàn quốc sẽ đi từ hai cảng chính là cảng Hồ Chí Minh từ cảng cát lái và cảng Hải Phòng (cảng Đình Vũ và cảng Nam Hải). Trong trường hợp hàng hóa không đi từ 2 cảng này vui lòng liên hệ với bộ phận của chúng tôi để được tư vấn.
Xem thêm : Giá cước vận chuyển tàu biển

Nội dung bài viết
Hành trình tàu vận chuyển
Hàng hóa vận chuyển tuyến Việt nam- Busan có thể đi trực tiếp (direct) hoặc chuyển tải (transitment) thông qua một cảng thứ ba. Tất nhiên, chuyển tải sẽ mất nhiều thời gian hơn trong trường hợp hàng hóa không cần đi gấp có thể chọn phương án này để giảm chi phí cước vận tải hoặc có trục trặc hoặc vấn đề từ lines mới bắt buộc phải transit.
Xem thêm: Cước vận tải biển việt nam-incheon
Các hãng tàu chạy tuyến Việt nam – Busan
Hiện nay tuyến vận tải sea từ việt nam – busan có nhiều hãng tàu lớn khu vực châu á đặc biệt các lines lớn khai thác như DONGJIN, NAMSUNG, SINOKOR, KMTC, YANGMING, COSCO… do vậy việc lựa chọn lines theo sở thích cũng như thời gian và mức giá khác nhau chủ hàng có thể dễ dàng lựa chọn.
Việc làm việc với nhiều lines khác nhau để check giá cũng khá khó khăn với nhiều chủ hàng nếu làm trực tiếp cũng có trường hợp không được ưu đãi về giá, phí và các dịch vụ kèm theo. Chủ hàng có thể liên hệ với chúng tôi – Gulfshipping để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Hàng tháng chúng tôi đang book cước tàu biển cho rất nhiều chủ hàng đi Busan nên việc chủ động lấy được giá tốt cũng như space cho chủ hàng.

Lịch tàu chạy tuyến Việt nam- Busan
Lịch tàu từ Hồ Chí Minh, Cát Lái đi Busan có nhiều tuyến hang tuần: thứ 3, thứ 5, thứ 6, thứ 7, Chủ Nhật
Lịch tàu từ Hải Phòng đi Busan: thứ 7, Chủ Nhật hang tuần
Thời gian vận chuyển từ Việt Nam đi Busan vào khoảng 8-9 ngày tàu chạy nếu không có vấn đề gì của tàu trong quá trình vận chuyển như lỗi kỹ thuật của tàu, thời tiết xấu, gặp bão…
Xem thêm: Giá cước tàu biển việt nam – kwangyang
Cảng Busan – Hàn quốc
Cảng Busan là cảng biển lớn nhất của Hàn quốc, hiện tại được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện tại trải dài khoảng 26.8 km, Cảng Busan có thể cho phép 169 tàu cập bến cùng lúc và lượng xử lý hang hóa vào khoảng 91 triệu tấn hàng/năm.
Cảng Busan là bến cảng trung chuyển lượng hàng hóa khổng lồ của khu vực Đông bắc Á với các cường quốc kinh tế hàng đầu của châu lục như Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản….

Cảng đi |
Cảng đến |
Thời gian vận chuyển |
ETD |
Cát lái – Hồ Chí Minh |
Busan – Hàn quốc |
5-8 days: Direct service |
Tuesday- Wednesday- Thursday-Friday-Sunday |
Hải phòng |
Busan |
5-8 days: Direct service |
Monday- Wednesday- Thursday-Sunday |
Đà nẵng |
Busan |
6days: Direct 10days: Transite Via Hongkong |
Tuesday |
Quy nhơn |
Busan |
21days: Transite Via Hongkong |
Sunday |
Báo giá cước vận tải biển
Để tính được giá cước vận tải biển cho tuyến Việt nam đi Busan chúng tôi mong muốn chủ hàng cung cấp các thông tin cụ thể của lô hàng như sau:
HS Code: loại hàng hóa cụ thể cần vận chuyển
Volume hàng hóa: Số lượng container cần, cont 40’ hay cont 20’
Tuyến đường: Cảng đi, cảng đến
Ngày hàng sẵn sàng: Ngày tàu chạy dự kiến…
Sau khi có các thông tin cụ thể từ chủ hàng cần vận chuyển chúng tôi sẽ báo giá và tiến hành book tàu cho chủ hàng.

Tại sao nên chọn gulfshipping
Chúng tôi là chuyên gia trong lĩnh vực này với kinh nghiệm nhiều năm và quan hệ tốt từ nhiều lines tàu lớn khác nhau như vậy sẽ mang đến cơ hội nhiều hơn cho chủ hàng có thể book được space tốt mức giá cạnh tranh kèm theo nhiều dịch vụ tốt và mức phí vừa phải.
Hiện tại, với lượng hàng hóa đang book hàng tháng lớn chúng tôi có uy tín với các lines tàu để được ưu tiên tốt
Ngoài tuyến mạnh hiện tại là Busan chúng tôi cũng được hỗ trợ nhiều tuyến khác như Incheon, seul, tuyến Nhật, Nam á, Trung Đông, Tây á…
Hãy tham vấn với chúng tôi để có 1 hải trình ngắn nhắt cho các chặng đường kết hợp từ 2 đầu Tp. Hồ Chí Minh và Hải Phòng để bắt kịp những chuyến tàu nhanh nhất đến Hàn Quốc.
cuoc-van-tai-bien-viet-nam-busan
Một số loại phí khác có thể có
Phí chứng từ (Documentation fee)
Đối với lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hành một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường không). Phí này là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng.
Phí THC (Terminal Handling Charge)
THC là phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.
Phí CFS (Container Freight Station fee)
CFS là phí cho một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.
Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”
CIC là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Phí khác
Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge)
EBS là phụ phí xăng dầu. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu.
Phí Handling (Handling fee)
Handling là phí đại lý theo dõi quá trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa cũng như khai báo manifest với cơ quan hải quan trước khi tàu cập…
Các dịch vụ khác chúng tôi đang cung cấp
– Vận chuyển hàng hóa hỏa tốc: 2-3 ngày
– Vận chuyển hàng hóa gói tiết kiệm giảm tới 30%: 4-5 ngày
– Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cho nhiều loại hàng hóa.
– Vận chuyển hàng hóa chứng từ và bưu kiện thường hoặc có trọng lượng lớn giá rẻ bằng máy bay chở hàng. xem thêm tại google

Gió đổi chiều trên thị trường vận tải biển
6:11:58 PM 09/15/2022
Những diễn biến liên quan đến cước vận tải container đường biển trong thời gian qua đang là nội dung mà cả các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các hãng tàu đặc biệt quan tâm.
Cước vận tải biển đang giảm nhanh
Chỉ số cước xuất khẩu container Thượng Hải (Shanghai Containerized Freight Index- SCFI) vào ngày 9-9-2022 được ghi nhận ở mức 2.562 điểm, giảm 10% so với một tuần trước đó, và giảm xấp xỉ 50% so với mức kỷ lục ghi nhận hồi đầu năm nay (SCFI đạt 5.109 điểm vào ngày 7-1-2022). Tuần trước cũng đánh dấu tuần thứ 13 liên tiếp chỉ số SCFI giảm điểm, và con số 13 này dự kiến sẽ không dừng lại.
Theo trang tin Lloyd’s List, giá cước vận chuyển container tuyến Á – Âu đã lùi về mức được ghi nhận vào tháng 3-2021, trong khi với tuyến xuyên Thái Bình Dương (từ châu Á đến bờ Tây Mỹ), giá cước đã về dưới 3.500 đô la Mỹ/FEU, con số thấp chưa từng thấy kể từ thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Bình luận về nguyên nhân dẫn đến cước vận chuyển đang giảm, chuyên gia Lars Jensen, Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn Vespucci Maritime cho biết, hiện nay hiệu ứng thắt cổ chai trên chuỗi cung ứng đang giảm dần dẫn đến công suất vận chuyển tăng. Bên cạnh đó, triển vọng tiêu dùng suy giảm tại Bắc Mỹ và châu Âu do lạm phát, tình trạng ngưng trệ sản xuất trên diện rộng tại Trung Quốc vẫn tiếp tục do chính sách kiểm soát Covid-19 và thiếu điện do mực nước thấp trên sông Trường Giang. Tất cả những yếu tố này góp phần kéo mức cước giảm xuống.
Lượng tàu mới được bổ sung vào thị trường trong năm 2022 cũng góp phần lớn làm giảm áp lực về cung dịch vụ. Theo Alphaliner thì trong bảy tháng đầu năm 2022, có 91 tàu container mới được đưa vào khai thác với tổng sức chở lên đến gần 512.000 TEU, trong đó hãng tàu Evergreen đưa bốn tàu 24.000 TEU chạy tuyến Á – Âu hay CMA CGM đưa chín tàu 15.000 TEU vào khai thác các tuyến khác nhau.
Đồng thuận với quan điểm rằng cước giao ngay (spot rate) của các tuyến xa đang giảm nhanh, ông Peter Sand, Giám đốc phân tích tại hãng tư vấn Xeneta bổ sung: “Xu hướng giảm giá sẽ tiếp tục khi mùa cao điểm hàng hóa sẽ không tới, cầu vận chuyển đang giảm, độ tin cậy của lịch trình vận chuyển đang tăng chậm còn tắc nghẽn thì lại đang giảm xuống ở một số nơi nhất định”.

Mặc dù đang giảm rất nhanh, nhưng mức cước vận chuyển hiện nay vẫn còn cao hơn gấp ba lần so với con số trung bình giai đoạn 2015-2019. Tuy nhiên, trang Lloyd’s List cũng ghi nhận rằng thị trường vận tải biển có thể sẽ tiến tới giai đoạn mà buổi tiệc cho các hãng tàu container sắp tàn.
Các chủ hàng đang đàm phán lại về cước hợp đồng
Phát biểu trên trang tin Loadstar vào giữa tuần qua, ông Chang Chao-feng, Giám đốc điều hành của Yang Ming, hãng tàu container lớn thứ 5 châu Á, đã thừa nhận rằng trong bối cảnh cước vận chuyển container giao ngay đang giảm, các hãng tàu chịu nhiều áp lực từ phía các chủ hàng để thương lượng lại cước vận chuyển theo hợp đồng (contract rate). Yang Ming là hãng tàu lớn đầu tiên thừa nhận rằng việc thương lượng lại đang diễn ra giữa hãng tàu và các chủ hàng.
Ông Chang nói: “Mới hồi tháng 5 vừa rồi, với các lô hàng xuất đi châu Âu và Mỹ, cả các chủ hàng và chúng tôi đều rất lạc quan khi thương lượng cước vận chuyển theo hợp đồng, ở thời điểm đó thì mức cước vẫn là cao. Mức giảm đột ngột của cước giao ngay đã tạo ra áp lực rất lớn lên các hợp đồng đã ký”. Ông Chang cho biết Yang Ming sẽ thảo luận thêm với khách hàng, trên tinh thần không chủ động yêu cầu sửa đổi và điều chỉnh ngay lập tức, nhưng hãng tàu sẽ thực hiện các điều chỉnh cần thiết, tùy thuộc vào hợp đồng.
Mặc dù lợi nhuận ròng của hãng tàu Yang Ming trong sáu tháng đầu năm 2022 đã tăng đến 60% lên 4 tỉ đô la Mỹ, nhưng ông Chang cho rằng thị trường đã đảo chiều nhanh hơn dự định, và hiện Yang Ming đang rất thận trọng khi nói đến triển vọng kinh tế trong thời gian tới, bởi xung đột Nga – Ukraine vẫn đang diễn biến phức tạp, và cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ thì đang đến gần.
Nhận định về việc thương lượng lại cước hợp đồng của các chủ hàng, ông Bjorn Vang Jensen, Phó chủ tịch của tổ chức tư vấn Sea-Intelligence cho biết tất cả các chủ hàng cỡ trung bình và cỡ lớn đều đang trong quá trình thương lượng lại về cước, hoặc ít nhất đang chuẩn bị để làm việc với các hãng tàu về nội dung này. Ông cũng dự đoán rằng sắp tới, chính các hãng tàu cũng phải đàm phán lại với các chủ tàu về cước thuê tàu để tránh khả năng bị lỗ.
Không phải hãng tàu nào cũng sở hữu tất cả các con tàu mà họ vận hành. Các hãng lớn luôn đi thuê số lượng tàu nhất định để khai thác. Hãng tàu lớn nhất thế giới MSC thuê 316 tàu trong tổng số 692 tàu mà hãng khai thác, Evergreen thuê 78/203 tàu, Zim thuê 130/138 tàu… Chính vì vậy, chi phí thuê tàu luôn chiếm một phần lớn trong chi phí hoạt động của các hãng tàu.
Từng phải chịu đựng mức cước vận chuyển cao kỷ lục, cùng với đó là tình trạng thiếu chỗ vận chuyển và chất lượng dịch vụ thấp, các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa có thể đang cảm nhận được rằng gió đã bắt đầu đổi chiều.
Nguồn vietstock
Báo giá cước vận tải biển việt nam – busan :
Vui lòng liên hệ Sale của chúng tôi để được báo giá ( gọi điện, zalo,viber..)
Hotline: 0888.605.666
GULFSHIPPING VIETNAM
Tầng 6 – XL Building – 88 Lương Định Của, P.Bình Khánh, TP.Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Email: vanluong@gulfshipping.com.vn
Facebook: Cước vận tải biển
Mình cần báo giá cước vận tải biển việt nam busan hàng đi hàng tuần từ cảng hcm nhé
dạ em cảm ơn vui lòng check email ạ.
cập nhật cước vận tải biển việt nam busan (pusan) tháng 4/2022 giúp bên mình nha
Vui lòng check mail ạ
Mình cần báo giá cước vận tải biển hải phòng – busan tháng 5/2024.
ok bạn nhé.