Các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp là những trường hợp công ty bảo hiểm sẽ không đền bù, bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã ký. Bảo hiểm suất ăn công nghiệp là loại bảo hiểm bồi thường cho người sử dụng sản phẩm là suất ăn bị ngộ độc, phải cấp cứu, tử vong.
Nội dung bài viết
Các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp cụ thể như sau:
Trách nhiệm đối với những thiệt hại về người và tài sản là hậu quả của một hành động hoặc sai sót có tính chất cố ý của người được bảo hiểm (người mua bảo hiểm) và có thể quy kết một cách hợp lý rằng những thiệt hại đó liên quan tính chất hoặc tình huống của hành động hay sai sót cố ý như vậy; Hành động cố ý sẽ không được bảo hiểm PJICO bồi thường
Trách nhiệm mà Người được Bảo hiểm suất ăn công nghiệp chấp nhận theo một thoả thuận, trừ khi Người được Bảo hiểm đương nhiên phải chịu trách nhiệm đó cho dù không có thoả thuận đó.
Trách nhiệm đối với việc gây thương tật, ốm đau cho bất kỳ người nào thực hiện hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng học nghề với Người được Bảo hiểm, nếu trách nhiệm đó nảy sinh trong quá trình người đó làm thuê cho Người được Bảo hiểm hoặc trách nhiệm đối với các khoản mà Người được Bảo hiểm buộc phải trả theo các qui định của pháp luật liên quan đến bệnh nghề nghiệp hay thương tật do nghề nghiệp gây ra.
Mời tham khảo thêm : Bảo hiểm ngộ độc bánh trung thu
Các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp Phần 1
Trách nhiệm đối với những thiệt hại về tài sản
thuộc sở hữu của Người được Bảo hiểm,
thuộc quyền cai quản hay kiểm soát của Người được Bảo hiểm hay người làm công hay người đại lý của họ cũng không được bảo hiểm PJICO bồi thường
Trách nhiệm đối với những thiệt hại về người (thương tật, ốm đau), và về tài sản( mất mát, hư hại) gây nên bởi, phát sinh từ hoặc có liên quan đến
gây nên bởi bất kỳ một vật nào mà Người được bảo hiểm mua theo những điều kiện mà theo đó trách nhiệm pháp lý của Người bán hàng được giới hạn theo quy chế hoặc theo luật phổ thông
gây nên bởi bất kỳ hàng hoá nào (hay côngtennơ chứa hàng),
thuộc quyền quản lý hay quyền kiểm soát của Người được bảo hiểm,
do Người được bảo hiểm suất ăn công nghiệp cung cấp có liên quan đến hoạt động kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện tại bất kỳ nơi nào khác ngoài phạm vi giới hạn địa lý đã quy định
Trách nhiệm mà Người được bảo hiểm phải gánh chịu về thương tật, tổn thất hay thiệt hại nảy sinh trực tiếp hay gián tiếp từ thiết kế, bản vẽ, công thức hay tài liệu kỹ thuật của hàng hoá hay phát sinh từ sự chỉ dẫn, lời khuyên bảo hoặc các thông tin về các đặc tính, cách sử dụng, lưu kho hay cách áp dụng của hàng hoá nào đó,
Các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp Phần 2
Trách nhiệm về tổn thất hay thiệt hại của những hàng hoá nào đó do Người được bảo hiểm cung cấp, nếu tổn thất hay thiệt hại đó có thể quy cho sự khiếm khuyết, tính chất độc hại hoặc tính không thích hợp của Hàng hoá đó, không được bảo hiểm PJICO bồi thường.
Bất kỳ vụ kiện đòi bồi thường nào được xét xử tại toà án của một lãnh thổ nào đó ở ngoài nước, nơi đóng trụ sở chính của Người được bảo hiểm như đã nêu trong Bản tóm tắt các điều kiện bảo hiểm suất ăn công nghiệp,
Mọi trách nhiệm pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào trực tiếp hay gián tiếp gây ra hoặc được qui kết cho hoặc được phát sinh từ các nguyên nhân sau:
bức xạ ion hoá hay nhiễm xạ do các hoạt động phóng xạ từ năng lượng hạt nhân hay chất thải năng lượng hạt nhân do đốt cháy nhiên liệu hạt nhân (bao gồm cả qui trình tự đốt cháy hay phân huỷ hạt nhân)
Các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp Phần 3
các thuộc tính phóng xạ, độc hại, nổ hay các thuộc tính nguy hiểm khác của thiết bị nổ hạt nhân, nguyên liệu chế tạo vũ khí hạt nhân hay các chất có thành phần cấu tạo hạt nhân
Xem thêm: Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm
nhiễm bệnh do chất amiăng hay các bệnh tật có liên quan khác (bao gồm cả ung thư) phát sinh từ quy trình sản xuất hay mua bán, phân phối, lưu kho hay sử dụng các chất amiăng, sản phẩm amiăng hay các vật có thành phần amiăng.
Trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp xảy ra bởi, thông qua do hậu quả của
chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, chiến sự hay các hoạt động chiến tranh (dù tuyên chiến hay không tuyên chiến)
nội chiến, bạo động, quần chúng nổi dậy có quy mô hoặc có nguy cơ phát triển thành một cuộc khởi nghĩa quần chúng, đảo chính, binh biến, trưng thu, trưng dụng, tịch thu, tiếm quyền,
thiết quân luật hay công bố tình trạng khẩn cấp hay bất kỳ một sự kiện hoặc nguyên nhân nào dẫn đến việc công bố tình trạng khẩn cấp hay bất kỳ một sự kiện hoặc nguyên nhân nào dẫn đến việc công bố hay duy trì tình trạng thiết quân luật hay tình trạng khẩn cấp.
10.4.hành động của bất kỳ người nào thay mặt hay có liên quan đến một tổ chức có những hành động nhằm trực tiếp lật đổ bằng vũ lực chính phủ hợp hiến hay chính phủ thực tại hay tác động đến chính phủ đó bằng khủng bố, vũ lực, cướp phá hay cướp bóc có liên quan đến những sự kiện nói trên.
Ngộ độc thực phẩm tại KCN An Phú
82 công nhân của 1 công ty sản xuất linh kiện điện tử tại KCN An Phú (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) bị nôn ói, đau bụng phải nhập viện sau bữa ăn trưa tại công ty
Chiều 13-1, BS Phạm Hiếu Vinh – giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên – cho biết từ đầu giờ chiều cùng ngày, bệnh viện này tiếp nhận 82 bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, nôn ói nhập viện, nghi do ngộ độc thức ăn.
BS Vinh cho biết các công nhân khai với nhân viên y tế là sau khi ăn trưa tập thể tại công ty, họ gặp phải tình trạng trên. Ông Vinh cũng nói hiện đã phân số bệnh nhân này về 6 khoa, phòng của bệnh viện để tiếp tục theo dõi, điều trị. Hiện không có ca nặng nguy kịch tính mạng.
“Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên đang lấy mẫu thực phẩm mà các công nhân này ăn trưa để kiểm nghiệm, xác định nguyên nhân”, ông Vinh nói.
Lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên cho hay đây là các công nhân của Công ty CCTPY Việt Nam, một công ty sản xuất linh kiện điện tử 100% vốn của Mỹ, đặt tại KCN An Phú.
Nguồn tuoitre
Cập nhật tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm
Hiện nay, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề đặc biệt quan trọng, nhất là tại các khu công nghiệp, trường học số vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng nhiều chủ yếu là do thực phẩm bẩn nhiễm hóa chất, các cơ sở nấu ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh…. ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Cử tri đề nghị Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm (Long An).
Hiện nay, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề đặc biệt quan trọng, nhất là tại các khu công nghiệp, trường học số vụ ngộ độc thực phẩm ngày càng nhiều chủ yếu là do thực phẩm bẩn nhiễm hóa chất, các cơ sở nấu ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh…. ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Cử tri đề nghị Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm (Long An).
Bộ Y tế xin trả lời như sau :
Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã được cấp ủy Đảng, chính quyền, xã hội quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý, trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương, nhiều mô hình tiên tiến bảo đảm an toàn thực phẩm đang được xây dựng và nhân rộng.
Nhờ đó, nhận thức về bảo đảm an toàn thực phẩm đã có chuyển biến rõ rệt; ngộ độc thực phẩm đang được kiểm soát, góp phần bảo vệ sức khoẻ người lao động và phát triển kinh tế – xã hội.
Mời tham khảo thêm: Hợp đồng bảo hiểm suất ăn công nghiệp
Tuy nhiên, tình hình an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp/khu chế xuất, bếp ăn tập thể tại các trường học vẫn có những diễn biến phức tạp, vẫn ghi nhận một số vụ ngộ độc thực phẩm, vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và gây dư luận bất an cho cộng đồng.
Trong giai đoạn 2017 – 2019 (tính đến hết tháng 11 năm 2019), toàn quốc ghi nhận 65 vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể làm 2.801 người mắc, 2.709 người đi viện và không ghi nhận trường hợp tử vong.
Trung bình mỗi năm có 22 vụ, 934 người mắc và 903 người đi viện do ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của khu công nghiệp/khu chế xuất.
Trong đó: Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể khu công nghiệp/khu chế xuất là 39 vụ làm 1.966 người mắc và 1.908 người đi viện điều trị, không có tử vong.
Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn trường học là 28 vụ làm 1.628 người mắc và 1.546 người đi viện điều trị, không có trường hợp tử vong.
So sánh giữa các năm 2017, 2018 và hết tháng 11 năm 2019, số vụ, số mắc, số người đi viện ngộ độc thực phẩm do bếp ăn tập thể đang được kiểm soát, có xu hướng giảm và không ghi nhận trường hợp tử vong nào.
Hiện nay nhu cầu đối với bếp ăn tập thể và các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn hiện là rất lớn, không ngừng gia tăng.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp/khu chế xuất, bếp ăn tập thể trường học vẫn xảy ra tuy đang được kiểm soát (số vụ, số mắc, số chết) do thức ăn bị ô nhiễm chủ yếu từ các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn;
Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm từ nguyên liệu chế biến thức ăn, phụ gia chế biến thức ăn; Nguồn nước sử dụng cho ăn uống; Dụng cụ sơ chế, chế biến thức ăn, dụng cụ ăn uống; Địa điểm, môi trường bị ô nhiễm bởi bụi bẩn, ruồi, côn trùng;
Do bảo quản và vận chuyển thức ăn. Tình hình bảo đảm tại bếp ăn tập thể vẫn diễn biến phức tạp, chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, phát triển kinh tế, an sinh xã hội và gây bức xúc dư luận cộng đồng.
Ngộ độc thực phẩm suất ăn trên tàu hàng Trung quốc
8:46:47 AM 10/25/2022
Như tin đã đưa, vào 14 giờ 30 phút chiều ngày 30/9, Đồn Biên phòng Côn Đảo tiếp nhận thông tin máy bay trực thăng cứu hộ đáp tại sân bay Côn Đảo, trên máy bay chở 11 thuyền viên của tàu MV. WUZHOU 8 (Quốc tịch Trung Quốc) đang trên hành trình từ Thái Lan đi Trung Quốc trong tình trạng nguy kịch, có dấu hiệu nghi bị ngộ độc (trong đó một người đã tử vong).
Ngay sau đó, các thuyền viên nhanh chóng được đưa về Trung tâm Y tế quân dân y huyện Côn Đảo cấp cứu. Trong quá trình cấp cứu, có một thuyền viên không qua khỏi nên đã tử vong.
Hiện nay, Trung tâm Y tế quân dân y huyện Côn Đảo và các cơ quan, đơn vị có liên quan đang tập trung tất cả mọi nguồn lực để điều trị cho 9 thuyền viên còn lại.
Xem thêm: Những vụ ngộ độc thực phẩm gần đây
Liên quan đến nguyên nhân tử vong của các thuyền viên trên tàu, hiện đang nghi do ngộ độc thực phẩm, một thuyền viên tàu Wuzhou 8 cho biết: “Buổi trưa có ăn thịt vịt với nước ngọt của Trung Quốc thì không có vấn đề gì, buổi tối có ăn cá với rau củ thì mới xuất hiện tình trạng đau bụng.
Khoảng 5h30 chiều ăn cơm xong, đến tầm 10h đến 11h đêm là một số người đau bụng, ói mửa. Còn một số người trụ được lâu hơn thì khoảng 3h sáng mới xuất hiện vấn đề”.
Được biết khi trực thăng ra cứu nạn, còn có 10 thuyền viên nữa đã tử vong trên tàu. Tổng số thuyền viên tử vong hiện là 12 người.
Hiện nay, tàu MV. WUZHOU 8 đang neo đậu trên vùng biển cách Côn Đảo 63 hải lý về hướng Đông Nam. Trên tàu còn thi thể 10 thuyền viên.
Nhằm hỗ trợ công tác bảo hộ công dân nước ngoài bị nạn trên vùng biển tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Sở Ngoại vụ tỉnh đã thông báo tình hình đến Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh, đồng thời tham mưu UBND tỉnh xem xét cho phép 12 thuyền viên bị tử nạn được đưa về Vũng Tàu, đợi ý kiến của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc để phối hợp xử lý.
Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại tphcm
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu được Ban Quản lý An toàn thực phẩm (Ban QLATTP) triển khai thực hiện.
Sau thời gian triển khai Kế hoạch số 393/KH-BQLATTP ngày 16/2/2022 và Kế hoạch số 2300/KH-BQLATTP ngày 13/9/2022 của Ban QLATTP về kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Ban QLATTP ghi nhận kết quả:
Đợt 1 (năm học 2021-2022) tổng số cơ sở thanh, kiểm tra là 1.708 cơ sở, trong đó có 1.121 BATT tự tổ chức, 110 BATT hợp đồng, 02 căn tin tự tổ chức, 281 căn tin hợp đồng, 194 đơn vị cung cấp suất ăn sẵn.
Đợt 2 (năm học 2022-2023) tổng số cơ sở thanh, kiểm tra là 2.231 cơ sở, trong đó có 1.363 BATT tự tổ chức, 122 BATT hợp đồng, 02 căn tin tự tổ chức, 474 căn tin hợp đồng, 270 đơn vị cung cấp suất ăn sẵn.
Tổng số cơ sở phát hiện vi phạm là 02 cơ sở.
Qua công tác thanh, kiểm tra, các Đoàn kiểm tra Ban QLATTP đánh giá: Về mặt thủ tục, giấy tờ pháp lý, đa số các bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học chấp hành khá nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
Hồ sơ pháp lý ở các trường đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp, dễ truy tìm. Nguồn nguyên liệu, thực phẩm đầu vào đều nguồn gốc rõ ràng, chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ thông qua hợp đồng, hóa đơn và năng lực của nhà cung cấp.
Về mặt kiểm tra thực tế: Nguồn nguyên liệu thực phẩm tại các trường đa số được lấy tại những đơn vị đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn” (807 cơ sở), hoặc các đơn vị có Giấy chứng nhận ISO, HACCP, VietGap, GlobalGap (670 cơ sở).
Người quản lý và người tham gia chế biến có nhận thức tốt về nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm. Các trường có bố trí cán bộ y tế phụ trách công tác an toàn thực phẩm, thực hiện lưu giữ hồ sơ pháp lý, thường xuyên kiểm tra an toàn bếp ăn cũng góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm cho trường.
Tuy nhiên, Đoàn kiểm tra cũng ghi nhận một số khó khăn còn tồn tại: Một số đơn vị cung cấp suất ăn cho các trường có nơi chế biến đặt tỉnh lân cận, ngoài phạm vi quản lý của Thành phố nên việc kiểm tra, giám sát gặp nhiều khó khăn.
Một số trường chưa thực hiện đầy đủ, đúng quy định về kiểm thực 3 bước theo Quyết định 1246. Một số trường không tổ chức căn tin do quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập dẫn đến tình trạng học sinh sử dụng thực phẩm trước cổng trường nên khó kiểm soát về an toàn thực phẩm,…
Kết thúc 2 đợt thanh, kiểm tra, các Đoàn kiểm tra BQLATTP cũng đề nghị các đơn vị trường học tiếp tục tăng cường tuyên truyền, tập huấn việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, quản lý, người chế biến tại các cơ sở dịch vụ ăn uống trong trường học.
Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ ăn uống trong trường học và các cơ sở cung cấp suất ăn cho trường học nhằm ngăn ngừa ngộ độc tập thể, sự cố về an toàn thực phẩm, góp phần chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên.
Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác kiểm tra an toàn thực phẩm các quy định mới về an toàn thực phẩm để thực hiện đồng bộ, thống nhất.
Trao đổi thông tin, kiến nghị các địa phương lân cận kiểm tra, giám sát các cơ sở cung cấp suất ăn có nơi chế biến tại địa phương khác cung cấp cho trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm mới có hiệu lực đến các cơ sở, đơn vị trường học trên địa bàn quản lý.
Tư vấn thêm về các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp: 0932377138
Khuyến khích các trường học, đơn vị cung cấp suất ăn cho trường học sử dụng nguyên liệu thực phẩm được cung cấp bởi những đơn vị đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, Giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn”, hoặc các đơn vị có Giấy chứng nhận ISO, HACCP.
Triển khai thực hiện tốt và liên tục các đề xuất kiến nghị trên là góp phần làm tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại trường học, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Vụ 4 người ngộ độc sau bữa ăn ở Quảng Nam
11:43:53 AM 03/16/2023
Liên quan đến vụ ngộ độc khiến 1 người chết, 3 người nhập viện điều trị xảy ra tại xã Phước Đức (H.Phước Sơn, Quảng Nam) như Chuyên đề Công an TP Đà Nẵng đã thông tin, chiều 15-3-2023, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) Quảng Nam đã có báo cáo kết quả sơ bộ ban đầu.
Theo đó, nguyên nhân ban đầu được xác định có khả năng vụ ngộ độc trên do các nạn nhân ăn phải món cá chua – món truyền thống của người đồng bào.
Ngay sau khi nhận thông tin từ Trung tâm Y tế (TTYT) H. Phước Sơn về vụ việc trên, Chi cục ATVSTP Quảng Nam đã chỉ đạo TTYT huyện nắm thông tin ban đầu, đồng thời tích cực khẩn trương phối hợp với Chi cục và các đơn vị có liên quan điều tra, xử lý vụ ngộ độc theo đúng quy định.
Theo đó, Chi cục ATVSTP Quảng Nam đã thành lập 2 Đoàn điều tra, giám sát và xử lý vụ ngộ độc thực phẩm. Một đoàn điều tra, giám sát và xử lý ngộ độc thực phẩm đã đến làm việc tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Miền núi Phía Bắc Quảng Nam (thị trấn Ái Nghĩa, huyện Đại Lộc); đoàn còn lại đến làm việc tại TTYT H. Phước Sơn.
Theo lời khai của những người cùng ăn, các thức ăn trong bữa ăn chung gồm: Thịt heo kho cá khô, cá chép làm chua (gia đình tự làm), canh cải nấu bí đỏ, mít luộc xào, cơm, canh rau lủi.
Trong đó, 4 người bị ngộ độc thực phẩm trên đều ăn món cá chép làm chua vào trưa ngày 6-3, gồm: Nguyễn Thị Thông (1983, đã tử vong), Hồ Văn Tý (1995), Trương Thị Thương (1982) và Hồ Thị Điệp (1996).
Cá chép được bà Hồ Thị Nhương (chủ nhà, người Giẻ Triêng) mua của người bán dạo trên địa bàn rồi về làm món cá chua truyền thống, muối trong thẩu; cá khô được dùng để chế biến thức ăn trong mâm cúng được mua tại một cơ sở tạp hóa, nguồn nước sử dụng để chế biến thức ăn là nước tự chảy. Đến khoảng 10 giờ ngày 7-3-2023 thì xảy ra các triệu chứng ngộ độc.
Điều đáng nói, trước đó anh Hồ Văn Hát (29 tuổi, con trai bà Nhương) cũng đã ăn món cá chép làm chua gia đình tự làm và đã bị những triệu chứng giống như 4 trường hợp trên.
Cụ thể, chiều 1-3, anh Hát ăn món cá chua trên thì đến sáng ngày 2-3-2023 có triệu chứng nóng người, nôn mửa, đi cầu, chóng mặt, người lâng lâng.
Bệnh nhân có đến TTYT H.Phước Sơn lúc 18 giờ ngày 2-3-2023. Đến sáng 3-3-2023, bệnh nhân về nhà. Sau đó triệu chứng nặng hơn, như: nghẹn họng, khó thở, nóng sốt, ăn trào ngược, hoa mắt nên ngày 4-3 bệnh nhân tự đến Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Miền núi Phía Bắc Quảng Nam để điều trị. Hiện bệnh nhân vẫn còn điều trị tại bệnh viện.
Tư vấn thêm về các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp: 0932377138
Sau khi anh Hát nhập viện, người nhà bà Nhường cho rằng con trai bị “bệnh lạ” nên đã tổ chức lễ cúng trâu nhằm chữa bệnh. Tại lễ cúng trâu, gia đình đã mời một số người thân đến dự bữa cơm trong các ngày 6, 7-3. Tại đây, những người này cũng đã dùng món cá chua mà trước đó anh Hát đã ăn.
Trong quá trình điều tra, giám sát, xử lý ban đầu, Đoàn của Chi cục ATVSTP Quảng Nam đã tiến hành lấy mẫu cá chép làm chua (phần còn lại sau khi ăn, khối lượng 50gam). Đến sáng 15-3, Chi cục ATVSTP Quảng Nam đã tiến hành gửi mẫu cá chép làm chua vào Viện Pasteur Nha Trang để kiểm nghiệm độc tố Clostridium Botulinum.
Trước tình hình trên, Chi cục ATVSTP Quảng Nam đề nghị Bệnh viện Đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc Quảng Nam tiếp tục quan tâm điều trị tích cực đối với các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm trên; hỗ trợ, phối hợp cung cấp thêm thông tin về diễn biến tình hình sức khỏe của các bệnh nhân để đoàn kịp thời báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên trong quá trình điều tra, xử lý.
Chi cục ATVSTP Quảng Nam cũng đã chỉ đạo TTYT Phước Sơn tăng cường công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác đảm bảo ATTP…
Hiện quá trình điều tra, giám sát và xử lý vụ ngộ độc thực phẩm trên vẫn đang được các ngành chức năng tiếp tục làm rõ.
Chủ động phòng ngộ độc tố tự nhiên từ hải sản
Những năm gần đây, không ít trường hợp bị ngộ độc do ăn hải sản có độc tố tự nhiên. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người ăn có thể tử vong nhanh.
Một số hải sản gây ngộ độc
Cá chình biển thuộc cá da trơn, lành tính, thịt cá màu trắng, dai ngọt, phần da cá khá béo. Cá chình biển được xem món ăn đặc sản được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, mới đây (7/3/2023), tại TP. Phan Thiết xảy ra trường hợp 5 người ngộ độc nghi do ăn cá chình biển.
Cá được đánh bắt tự nhiên, sau đó chế biến món um sả ớt. Sau khi ăn, có triệu chứng tê môi, tê lưỡi, đau bụng, mệt… Anh T.T.T. là 1 trong số 5 người trên cho biết: Tôi và nhiều người khác ăn cá chình biển nhiều lần, không xảy ra chuyện gì cả. Không biết tại sao lần này lại ngộ độc.
Đến nay, sức khỏe của 5 người đều ổn định.
Trước đó năm 2018, Trung tâm Y tế Quân dân y Phú Quý đã cấp cứu, điều trị thành công cho 7 người sau khi ăn cá chình biển, có dấu hiệu tê môi, tiêu chảy…
Theo thông tin truyền thông, nhiều trường hợp nghi ngộ độc sau khi ăn cá chình biển đã từng xảy ra ở tỉnh, thành khác trong nước; đặc biệt ở vùng ven biển. Tương tự, trước đây, vài trường hợp bị ngộ độc do ăn cá hồng chuối đã từng xảy ra tại Bình Thuận.
Theo Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, những năm gần đây, số bệnh nhân tăng trong các trường hợp ngộ độc do độc tố ciguatera từ cá biển; thường gặp ở các loại cá sống trong rạn san hô như cá nhồng, cá hồng, cá chình, cá tầm, cá cháo, cá cam, cá mú, cá mó, cá vược…
Tư vấn thêm về các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp: 0932377138
Ngộ độc thường xảy ra thành từng nhóm người sau khi ăn hải sản do tự đánh bắt hoặc mua nội địa, từ hàng nhập khẩu.
Một số loài ốc, cua chứa độc tố sống vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu và các đảo. Chất độc này làm cho người ăn tê liệt cơ thể, suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Đó là ốc bùn bóng, bùn răng cưa, ốc hương Nhật Bản, ốc mặt trăng, ốc cối địa lý, ốc cối hoa lưới, so biển (vùng sình lầy ven bờ vịnh Bắc bộ, miền Trung và Nam bộ), cua mặt quỷ (ven biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu), cua hạt, cua Phơ-lo-ri-đa (vùng biển Nha Trang).
Với bạch tuộc đốm xanh, loại này sống ở vùng biển Côn Đảo, Bình Thuận và Khánh Hòa, có chứa độc tố, nguy cơ tử vong như ngộ độc cá nóc nếu ăn.
Cẩn trọng hơn
Một số lão ngư ở Phan Thiết cho biết: Cá chình biển, cá hồng chuối ở vùng bãi rạn san hô, thường ăn tảo, rong có chứa sẵn độc tố tự nhiên. Khi cá ăn tảo, rong độc, người đánh bắt ăn nhằm những con cá này thì nguy cơ xảy ra ngộ độc.
Không loại trừ trường hợp cá lớn ăn cá bé theo đời sống sinh thái tự nhiên, cá chình, cá hồng ăn những con cá, mực, cua nhỏ có chứa chất độc tố như bạch tuộc đốm xanh, cá nóc… dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc, nếu ăn vào.
Ngộ độc thức ăn hải sản phụ thuộc vào tính chất địa lý và mùa vụ khai thác. Chẳng hạn, con cá bò hòm, nếu đánh bắt vùng biển Bình Thuận, Vũng Tàu thì người ăn sẽ an toàn. Còn đánh bắt vùng biển phía Bắc thì nguy cơ ngộ độc cao khi ăn.
Theo Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia, cá nóc, bạch tuộc đốm xanh và sò biển có độc tố tetrodotoxin – tan trong nước. Cá nhồng, cá hồng, cá chình… ở vùng rạn san hô dễ có độc tố ciguatera – không mùi, không vị bền vững trong môi trường a xít, muối.
Hầu hết các độc tố trong hải sản không bị thay đổi khi nấu chín, phơi, sấy khô; vẫn gây ngộ độc cho người sau khi ăn khoảng 5 phút đến 3-4 giờ mới xuất hiện các triệu chứng như môi, lưỡi tê, khó chịu, buồn nôn, mệt, đau bụng, tiêu chảy… Nếu không được cấp cứu kịp thời, người ăn có thể tử vong nhanh.
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hải sản có độc tố tự nhiên cũng như việc bảo vệ sức khỏe, ngành y tế khuyến cáo người dân cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm.
Đó là chọn thực phẩm an toàn hoặc biết cách chế biến, loại trừ chất độc trước khi ăn. Đồng thời, không ăn cá nóc, bạch tuộc đốm xanh dưới bất kỳ hình thức chế biến nào, kể cả nấu chín, sấy khô, làm mắm…
Tư vấn thêm về các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp: 0932377138
Những thực phẩm kỵ nhau gây ngộ độc
Dưới đây là những thực phẩm kỵ nhau gây ngộ độc, bạn tuyệt đối không được kết hợp.
Các chuyên gia cho biết mỗi loại thực phẩm đều có môi trường tiêu hóa khác nhau, kết hợp sai có thể gây những phản ứng ngược thay vì có lợi, và có thể gây ngộ độc cho người dùng. Dưới đây là những thực phẩm kỵ nhau gây ngộ độc tuyệt đối không nên kết hợp:
Những thực phẩm kỵ nhau gây ngộ độc
Sữa đậu nành với mật ong
Kết hợp sữa đậu nành và mật ong sẽ dẫn tới đầy bụng, tiêu hóa kém.
Uống sữa bò gần thời gian với uống các loại nước có nhiều a xít
Sữa bò không nên uống gần quá với các loại thực phẩm nhiều axit. Nếu mẹ vừa cho con uống sữa bò xong thì không được uống nước chanh liền sau đó. Trong sữa bò có lượng cazeine chiếm tới 80% khi kết hợp với vitamin C sẽ tạo ra hiện tượng kết tủa. Khi kết tủa lâu ngày như vậy sẽ khiến cho trẻ em biếng ăn, đầy bụng, khó chịu, khó tiêu.
Giá đỗ xào gan động vật
Gan và giá đỗ không nên xào cùng nhau vì như vậy sẽ làm giảm lượng vitamin C hấp thụ vào cơ thể.
Trong gan động vật, lượng đồng oxy hóa khá cao nên sẽ ức chế làm oxi hóa các vi chất trong giá đỗ đặc biệt là vitamin C. Tuy nhiên, vitamin C có nhiều trong các dạng thực phẩm khác.
Nếu chỉ vì nghĩ giá đỗ xào cùng gan sẽ làm lượng vitamin C hấp thụ vào cơ thể mà lại bỏ món ăn này thì cũng không nên. Bạn chỉ không nên ăn món này thường xuyên còn thỉnh thoảng ăn gan xào giá đỗ không sao.
Giá đỗ và gan lợn thuộc nhóm những thực phẩm kỵ nhau gây ngộ độc.
Khoai lang ăn cùng trái hồng, cà chua
Trái hồng chứa vị chát (tanin) và pectin. Khi ăn khoai lang với hồng, tinh bột trong khoai lang sẽ tiết ra nhiều vị toan kết hợp với tanin và pectin trong quả hồng tạo thành sỏi trong dạ dày. Diễn tiến nặng sẽ gây loét và chảy máu dạ dày. Do đó, những người bị đau dạ dày cần lưu ý để tránh ăn cùng lúc hai món này. Tư vấn thêm về các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp: 0932377138
Khoai tây ăn cùng với thịt
Mọi người đều rất thích món ăn này, nhưng đây là sự kết hợp thực phẩm gây khó tiêu. Khi kết hợp chúng cùng nhau có thể gây ra những chứng như ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi và nhiều vấn đề khác. Thay vì chọn khoai tây cùng ăn với thịt hãy chọn các loại rau như măng tây, bông cải xanh, đậu xanh hoặc bí ngòi.
Ăn thịt dê, thịt chó và uống nước chè
Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước chè ngay thì chất acid tanic có trong nước chè sẽ kết hợp với protein trong thịt chó, hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, giảm nhu động ruột dễ dẫn đến táo bón.
Giấm ăn cùng với thịt dê
Kết hợp giấm và thịt dê sẽ làm giảm thành phần dinh dưỡng trong thịt dê.
Giấm chứa nhiều acid acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm. Hai thứ này khi ăn chung, acid acetic sẽ phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê. Điều này khiến món ăn của bạn mất đi giá trị dinh dưỡng.
Ăn hạt dẻ cùng lúc với thịt bò
Thịt bò chứa nhiều đạm nhưng hạt dẻ chứa nhiều vitamin C làm cho đạm bị biến chất, dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Tôm ăn cùng ớt chuông, bông cải, cà chua
Trong tôm thông thường có nhiều arsenic trioxide (As205). Vì thế, nếu bạn kết hợp tôm với các thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C sẽ dẫn đến việc tạo ra những phản ứng hóa học trong dạ dày của bạn, hình thành nên arsenic trioxide.
Đây là những thực phẩm kỵ nhau có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Trái cây ăn cùng sữa
Những loại trái cây như táo, thanh long, dâu, dừa và dưa hấu không nên dùng chung với sữa. Trái cây chứa rất nhiều hợp chất axit, khi dùng chung với sữa, những hợp chất axit này sẽ kết hợp với lượng protein trong sữa trở nên cực kỳ khó tiêu hóa trong dạ dày của bạn.
Nghệ kết hợp cùng tiêu đen
Chất piperine trong hạt tiêu đen giúp ích cho khá nhiều thực phẩm khi kết hợp. Nghệ có chất chống oxy hóa mạnh là curcumin chống sưng viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Curcumin bị chuyển hóa nhanh chóng trước khi được hấp thụ hoàn toàn. Nếu kết hợp nghệ và tiêu đen sẽ tăng tác dụng của curcumin lên nhiều lần.
Tư vấn thêm về các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp:
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ:Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài: 1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email: pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com | | thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932 377.138
- Facebook: Bảo hiểm suất ăn công nghiệp