Bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng

2257 Lượt xem

Xin giới thiệu quy trình bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng tại Bảo hiểm Petrolimex- PJICO. Quy trình này đang áp dụng chung cho toàn hệ thống 61 chi nhánh tại 63 tỉnh thành phố. Quy trình này tuân theo bộ ISO 9001:2008 của PJICO.

Để bảo đảm quyền lợi của người mua bảo hiểm công trình xây dựng tại Bảo hiểm Petrolimex- PJICO dù tổn thất lớn hay nhỏ từ vài chục triệu đến hàng trăm tỷ đồng.

Mời tham khảo thêm: bồi thường bảo hiểm cháy nổ

1. Mục đích quy trình của quy trình bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng

Quy định thống nhất cách thức và các bước tiến hành bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật trong toàn bộ hệ thống của PJICO  

2. Phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho việc bồi thường các vụ tổn thất thuộc nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật được bảo hiểm tại PJICO, bao gồm: 

Bảo hiểm công trình xây dựng (CAR) bao gồm cả trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ 3 (TPL).

3. Tài liệu liên quan- bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng

Luật Kinh doanh bảo hiểm do Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Quy tắc của từng loại hình bảo hiểm nghiệp vụ kỹ thuật

Các tài liệu hướng dẫn và văn bản pháp luật liên quan 

Mời tham khảo thêm: Bồi thường bảo hiểm con người

4. Viết tắt và giải thích – bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng

Stt

Viết tắt

Viết đầy đủ và giải thích

1

BPGĐ

Bộ phận giám định: bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác giám định bảo hiểm kỹ thuật (*)

2

BPBT

Bộ phận bồi thường: bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường bảo hiểm kỹ thuật (*)

3

BPKT

Bộ phận khai thác: bộ phận được giao nhiệm vụ khai thác bảo hiểm (*)

Ghi chú: (*) Do đặc điểm tổ chức và phân cấp giám định bồi thường của từng đơn vị khác nhau, cho nên có thể một bộ phận cụ thể nào đó trong đơn vị sẽ kiêm nhiệm cả hai hoặc ba chức năng trên. Giám đốc các đơn vị cần xác định rõ trong  chức năng nhiệm vụ của bộ phận đó.

 

KTV

Khai thác viên: Người được giao nhiệm vụ khai thác bảo hiểm (**)

4

GĐV

Giám định viên: là người có đủ năng lực, phẩm chất được Công ty, đơn vị phân công làm công tác giám định. GĐV phải thuộc danh sách đã được đơn vị đề xuất và được Công ty công nhận (**)

5

BTV

Bồi thường viên: là người có đủ năng lực, phẩm chất được Công ty, đơn vị phân công làm công tác giải quyểt bồi thường (**)

Ghi chú: (**) Do đặc điểm tổ chức và phân cấp giám định bồi thường của từng đơn vị khác nhau, cho nên có thể một người cụ thể nào đó trong đơn vị sẽ kiêm nhiệm cả hai hoặc ba chức danh trên. Giám đốc các đơn vị cần xác định rõ trong  mô tả công việc của từng cán bộ.

6

NĐPC

Người được phân công

5. Nội dung quy trình bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng

5.1 Sơ đồ quá trình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm công trình xây dựng 

5.2       Diễn giải

5.2.1   Tiếp nhận Hồ sơ giám định, hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường.

Sau khi nhận được Hồ sơ giám định vụ tổn thất từ BPGĐ hoặc hồ sơ bồi thường trên phân cấp, BTV/ NĐPC có trách nhiệm cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi bồi thường theo mẫu BM.25.3 – 01 để theo dõi vụ việc và có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của hồ sơ, tài liệu nhận được, nếu thiếu sót hoặc sai sót thì phải có văn bản yêu cầu Người được bảo hiểm hoặc đơn vị bổ sung chứng từ hoặc giải trình rõ.

Mời tham khảo thêm: bồi thường bảo hiểm ô tô

5.2.2 Xem xét trách nhiệm bảo hiểm

BTV/ NĐPC phải kiểm tra Hồ sơ giám định và khiếu nại đòi bồi thường của khách hàng xem tổn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không theo những cơ sở sau :

Những hạng mục được bảo hiểm

Địa điểm và thời hạn được bảo hiểm

Tổn thất xảy ra có phải là bất ngờ và không lường trước được không?

Phạm vi bảo hiểm và/hoặc những điểm loại trừ

Việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của Người được bảo hiểm

Trong trường hợp Hồ sơ giám định không nêu cụ thể phần thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì BTV/ NĐPC phải tính toán phân tách những phần thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm, nếu còn thiếu chứng từ tài liệu để làm rõ thì cần yêu cầu khách hàng, đơn vị tính toán và/hoặc cung cấp bổ sung

5.2.3 Lập phương án giải quyết

Sau khi xem xét trách nhiệm bảo hiểm, BTV/ NĐPC có trách nhiệm đề xuất phương án giải quyết theo những cơ sở sau :

Tính toán giá trị thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm

Xác định giá trị thu hồi nếu có

Xem xét mức khấu trừ và chế tài

Tính toán số tiền bồi thường

Xác định phương thức và số tiền thu đòi nếu có

Tạm ứng bồi thường (nếu có và theo quy định trong 25.5)

Trên cơ sở những thông tin và tính toán tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm BTV/ NĐPC lập Tờ trình lãnh đạo đề xuất phương án giải quyết cụ thể theo Mẫu 25.3 – 02.

Thời hạn thực hiện tối đa của bước 5.2.2 và 5.2.3 là: 5 ngày, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối với trường hợp tổn thất vượt trên phân cấp, GĐ đơn vị lập Tờ trình đề xuất phương án giải quyết với TGĐ/Người có thẩm quyền theo phân cấp của công ty theo 25.3  – 02 và chịu trách nhiệm về đề xuất của mình.

5.2.4 Trình duyệt phương án giải quyết

Trưởng BPBT có trách nhiệm xem xét phương án giải quyết do BTV/ NĐPC đề xuất và ký trình Người có thẩm quyền phê duyệt trong vòng 2 ngày kể từ khi BTV/ NĐPC đề xuất.

Đối với trường hợp tổn thất vượt trên phân cấp: sau khi nhận được Tờ trình đề xuất phương án giải quyết của GĐ đơn vị, BTV/ NĐPC và Trưởng BPBT của công ty có trách nhiệm xem xét trình TGĐ/Người có thẩm quyền theo phân cấp của công ty phê duyệt trong thời hạn 7 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Người có thẩm quyền giải quyết bồi thường theo phân cấp có trách nhiệm xem xét và phê duyệt Tờ trình do Trưởng BPBT đề xuất trong thời hạn tối đa 2 ngày.

Sau khi nhận được quyết định giải quyết của Lãnh đạo, BTV/NĐPC lập thông báo phương án giải quyết gửi khách hàng hoặc trả lời đơn vị

5.2.5 Thông báo  và thanh toán bồi thường

Sau khi nhận được phê duyệt giải quyết của Người có thẩm quyền, BTV/ NĐPC lập và Trưởng BPBT ký Thông báo bồi thường gửi khách hàng hoặc trả lời đơn vị theo mẫu 25.3 – 03

Trong những vụ tổn thất có công tác thu đòi người thứ ba, BTV/ NĐPC có trách nhiệm yêu cầu khách hàng ký văn bản chấp thuận bồi thường và chuyển quyền khiếu nại theo Mẫu 25.3 – 04 và/hoặc cung cấp các bằng chứng Người được bảo hiểm đã bảo lưu được quyền khiếu nại cho PJICO.

Sau khi nhận được văn bản của khách hàng thông báo chấp thuận bồi thường và phương thức thanh toán thì BTV/ NĐPC lập Bản thanh toán bồi thường theo Mẫu 25.3 – 05 và lập Hồ sơ thanh toán bồi thường chuyển sang Bộ phận kế toán bao gồm:

– Bản thanh toán tiền bồi thường

– Công văn thông báo chấp thuận phương án bồi thường và phương thức  thanh toán

– Công văn thông báo bồi thường

– Tờ trình lãnh đạo

– Hóa đơn chứng từ thanh toán

– Bản đề nghị xác nhận nộp phí bảo hiểm

– Chứng từ khác (nếu có yêu cầu)

Đối với những trường hợp khách hàng không chấp thuận phương án giải quyết thì BTV/ NĐPC cần thu thập công văn của khách hàng nêu lý do khiếu nại và các bằng chứng đính kèm. Sau khi nhận được đầy đủ tài liệu bổ sung của khách hàng, tùy theo từng nội dung vụ việc cụ thể BTV/ NĐPC sẽ áp dụng các bước và đề  xuất phương án giải quyết như một vụ khiếu nại thông thường của quy trình này.

Cán bộ kế toán/Trưởng bộ phận kế toán được đơn vị phân công có trách nhiệm:

Kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của chứng từ tài liệu trong hồ sơ thanh toán bồi thường

Yêu cầu BPBT bổ sung tài liệu, chứng từ (nếu có)

Làm thủ tục thanh toán tiền bồi thường cho khách hàng khi hồ sơ thanh toán bồi thường đã đầy đủ, hợp pháp.

Sau khi thanh toán bồi thường cho khách hàng, Bộ phận Kế toán chuyển trả cho BPBT bản sao Bản thanh toán bồi thường có chữ ký xác nhận của Bộ phận kế toán để lưu hồ sơ bồi thường.

5.2.6 Hoàn chỉnh, lưu trữ hồ sơ bồi thường 

Sau khi thanh toán bồi thường cho khách hàng, BTV/ NĐPC lập Hồ sơ thông báo tái bảo hiểm chuyển sang NĐPC theo dõi tái bảo hiểm của đơn vị/ Phòng tái bảo hiểm theo quy định về tái bảo hiểm.

Trường hợp phải tiến hành các công tác sau bồi thường như thu đòi, thanh lý tài sản,… thì sau khi thanh toán bồi thường:

BTV/NĐPC có trách nhiệm lập Tờ trình lên Trưởng BPBT

Trưởng BPBT đề xuất phương án xử lý với TGĐ/GĐ đơn vị.

Sau khi hoàn tất công tác giải quyết bồi thường và các công việc liên quan thì BTV/ NĐPC có trách nhiệm cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi bồi thường theo mẫu 25.3 – 01 để theo dõi vụ việc và lưu trữ Hồ sơ bồi thường theo quy định

#Tư vấn thêm bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng 

CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN

Địa chỉ:Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Tổng đài:1900545455

Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138

Email:pjicosaigon@gmail.com

Website: baohiempetrolimex.combaohiemnhanh.netthegioibaohiem.net

Zalo, Viber: 0932.377.138

Facebook: Bảo hiểm công trình xây dựng

⭐️ Bảo hiểm công trình xây dựng giá bao nhiêu ?

Trả lời: Giá tùy thuộc vào giá trị của công trình.

⭐️ Liên hệ bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng ?

Trả lời: Liên hệ chi nhánh bảo hiểm PJICO hoặc hotline 1900545455 / 0932377138.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *