Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6

1471 Lượt xem

Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6. Việc bình định vùng New York tốn mất ba năm và Don nhiều phen lao đao ra trò. Có phen Don Corleone suýt mất mạng. Lần ấy đánh dẹp băng Irland xưa nay chuyên làm ăn lẻ.

Mời nghe, đọc thêm: Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 5

Mời nghe, đọc thêm: Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 7

Nghe nói bị cánh Corleone quyết định xóa sổ, bọn đầu gấu băng này sôi tiết một hai đòi chơi dốc túi, chết thì chết. Toán cận vệ của Vito Corleone quét bọn kia dúi dụi, nhưng vẫn còn sót một thằng. Trước khi lĩnh trọn cơ số đạn vào mình, hắn còn kịp trả lại một viên xuyên ngực Ông Trùm. Ông bố ăn đạn phải nằm một chỗ thì cậu cả Sonny Corleone được dịp trổ tài. Hắn nhận chức caporegime cầm đầu một toán riêng và đánh đường phố khét tiếng. Hắn còn bộc lộ rõ sự tàn bạo không biết chùn tay, điều mà vì không có nên Don Corleone bị coi là một nhà chinh phạt chưa được hoàn hảo lắm.

Vẻn vẹn trong ba năm từ 1935 – 1937, Sonny Corleone thành danh là tay giết người gian hùng và không biết thương xót mà giới giang hồ xưa nay ít biết. Chỉ có con quái vật Luca Brasi với những ngón đòn tàn độc rùng rợn là được xếp trên hắn mà thôi.

Dạo ấy còn lọt được thằng Irland nào là Luca Brasi xách súng đi lùng xóa sổ bằng sạch. Một mình gã tỉa gần hết mấy băng vét đĩa, xác nằm như ngả rạ, khiến một Ông Trùm có tiếng trong số sáu đại gia New York phải lên tiếng can thiệp. Vừa mở mồm khuyên giải là Luca hạ thẳng cẳng luôn. May mà sau đó Don Corleone kịp bình phục nên mới dàn xếp êm thấm. Kể từ năm 1937, New York mới hết sóng gió, không kể những vụ xích mích nhỏ, tuy nhiều khi cũng có nguy cơ gây hậu quả ghê gớm.

Don Corleone theo dõi sát sao tất cả những gì xảy ra bên ngoài giang sơn của mình, hệt như thời cổ đại các lãnh chúa chong mắt canh chừng dân man đi qua lại ngoài thành. Việc Hitler tiếm quyền, Tây Ban Nha mất nước, Đức o ép Anh ở Munich, tất cả đều không qua nổi mắt Ông Trùm. Đứng ngoài cuộc nhìn vào, ông thấy rõ nguy cơ chiến tranh toàn cầu đang tràn đến và suy luận một cách đúng đắn hậu quả của nó. Thế giới riêng của ông chỉ càng thêm bất khả xâm phạm mà thôi. Hơn nữa, nếu khôn ngoan thức thời thì chiến tranh càng dễ làm giàu. Có điều muốn được thế, phải theo đúng phương châm: Thiên hạ đại loạn, nội gia đại trị.

Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Với lời kêu gọi đó, Don Corleone đi khắp nước du thuyết, ông hội họp với đồng bào mình ở Los Angeles, ở San Francisco và Cleveland, ở Chicago, Philadelphia, Miami và Boston. Ông trở thành sứ giả hòa bình trong thế giới tội phạm và đến năm 1939 đã làm nên một kỳ tích mà ngay Giáo Hoàng cũng không dàn xếp nổi giữa các quốc gia thù địch: Các tổ chức bí mật có uy tín nhất nước Mĩ đã thỏa thuận được với nhau và cùng kí một hiệp ước.

Giống như Hiến Pháp Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, hiệp ước này thừa nhận các bên tham gia có toàn quyền tự quyết trong giới hạn bang mình hoặc thành phố mình. Hiệp ước chỉ đề cập việc phân chia khu vực ảnh hưởng và cam kết gìn giữ hòa bình. Chính vì vậy mà năm 1939, khi Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, và năm 1941, khi Hoa Kỳ tham chiến, giang sơn của Ông Trùm Corleone vẫn thái bình và hoàn toàn sẵn sàng nhảy ra ăn hôi những quả vàng do sự phát triển của nền kinh tế Mỹ đem lại cùng với các ngành khác.

Nhà Corleone nhúng tay vào tuồn ra chợ đen phiếu thực phẩm, bông, xăng và thậm chí cả vé tàu. Nó vừa bảo đảm đơn đặt hàng quân sự cho một hãng này, vừa moi vải chợ đen cho các hãng may khác thiếu nguyên liệu vì không được đặt hàng. Ông Trùm còn thừa sức làm hơn thế: Nhờ ông mà đám thủ hạ trẻ đến tuổi quân dịch khỏi phải đi chết trận cho những quyền lợi không phải của mình. Chỉ cần móc ngoặc với các bác sĩ, nhờ họ bảo giúp nên uống thuốc gì trước khi khám tuyển hoặc thu xếp vào làm trong các xí nghiệp quốc phòng để khỏi phải đi lính là xong.

Vậy thì tại sao Ông Trùm Corleone lại không có quyền tự hào? Ai thần phục ta thì tha hồ mà vui chơi phè phỡn, còn ai phục tùng luật pháp thì cứ việc đi mà chết, chết chồng chết đống cả triệu mạng kia kìa! Chỉ có một cái gai đâm ông đau nhói: Thằng con rứt ruột Michael Corleone lại từ chối sự che chở của cha, đâm đầu tình nguyện đi chiến đấu cho Tổ Quốc. Ông Trùm thầm kinh ngạc thấy mấy thằng ranh con cháu trong nhà cũng theo gương nó. Một đứa còn dám mở mồm phân bua với ông caporegime của mình rằng: “Đất nước này đã đem lại cho tôi bao nhiêu thứ”. Nghe thế, Ông Trùm chửi: “Có tao đem lại cho chúng mày thì có”. Bọn ranh này đáng lẽ đã phải khốn với ông, nhưng ông đã tha cho con rồi nên cũng đành tha luôn cho bọn chúng. Con cái nhà, chẳng đứa nào còn biết bổn phận đối với Ông Trùm của chúng cũng như đối với chính bản thân chúng cả.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Đến cuối thế chiến, Don Corleone hiểu rằng cái thế giới của ông lại phải đổi lại các luật lệ, phải khôn khéo nương theo luật lệ của thế giới bên ngoài. Ông tự tin là mình sẽ làm được mà không phải chịu thiệt hại gì. Cơ sở cho lòng tự tin ấy ông rút ra từ chính cuộc đời. Có hai việc trong kinh nghiệm sống của mình đã đưa ông đến một phát hiện quan trọng. Lâu rồi, hồi ông mới bắt đầu sự nghiệp kia, một hôm có người bạn cũ tên là Nazorine tìm đến nhờ giúp đỡ. Anh chàng này lúc đó còn trẻ, đang làm chân chạy việc trong một lò bánh và đang nhăm nhe cưới vợ. Cùng với vợ chưa cưới, một cô gái đứng đắn con một gia đình người Italia gương mẫu, hai người dành dụm từng đồng, gom được một món tiền mà hồi đó là lớn lắm: 300 đôla. Họ nhờ người giới thiệu đến gặp lão buôn đồ gỗ. Lão này vui vẻ cho phép hai người muốn chọn gì thì chọn, suốt ngày Nazorine với vị hôn thê lang thang trong gian kho rộng chất đầy đồ gỗ, chọn cái này bỏ cái kia, quyết chí xây tổ ấm. Sau đó lão chủ nhận tiền – ba trăm đôla máu mủ kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, – đút tọt vào túi rồi hẹn nội một tuần lễ là mọi thứ sẽ được đưa đến căn nhà mới thuê của Nazorine.

Nhưng ngay trong tuần đó cửa hàng tuyên bố vỡ nợ. Gian kho rộng lớn chất đầy gỗ bị kiểm kê và niêm phong để nay mai đem gán ít nhiều cho các chủ nợ. Lão nhà buôn biến mất tăm để mặc các chủ nợ nhà ta mặc sức vung tay vung chân chửi trời oán đất. Nazorine cũng nằm trong số đó. Đau quá, đi hỏi luật sư thì ông này bảo rằng trong khi tòa chưa quyết định thỏa mãn đơn khiếu nại của tất cả các chủ nợ thì chưa thể làm gì được. Hoàn tất thủ tục phải mất chừng ba năm và may lắm Nazorine sẽ được hoàn lại một phần mười số tiền.

Vito Corleone vừa nghe vừa cười ngờ vực, thế này thì hết nước, nó dựa pháp luật mà ăn cướp giữa ban ngày được à? Lão nhà buôn có biệt thự riêng không thua gì một lâu đài sang trọng, tiếp khách trong trang ấp riêng ở Long Island, đi đâu một bước là có xe hơi bóng nhoáng, con cái cho học cao hết lượt. Nhẽ nào một người như vậy lại quịt ba trăm đôla của thằng Nazorine kiết xác mà không chịu trả số đồ họ đã trả mua. Để chắc ăn, Vito giao cho Genco Abbandanđo hỏi lại các luật sư đang làm cho hãng Genco Pura xem sự thực có đúng thế không. Mà lạ, đám luật sư lại khẳng định câu chuyện của Nazorine lại có thật mới chết chứ! Toàn bộ gia sản của tay lái buôn đứng tên vợ lão. Cửa hàng đồ gỗ là thuộc công ti và lão ta không phải chịu trách nhiệm cá nhân về nó. Phải, lão nhà buôn biết trước mình sắp vỡ nợ, nhưng vẫn điềm nhiên bỏ túi món tiền của Nazorine mới đểu. Nhưng ở đời chuyện ấy thiếu gì. Luật pháp ở đây chỉ biết giương mắt mà nhìn, chẳng làm đếch gì được.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Dĩ nhiên chuyện lôi thôi dàn xếp xong ngay. Don Corleone cử Consigliere Abbandando đến nói phải quấy với lão nhà buôn, và vị thương gia láu cá này biết là nuốt không trôi bèn vội vàng kiếm cho Nazorine đủ số đồ gỗ. Nhưng đối với Vito Corleone thì đó là một bài học đáng quí.

Vụ thứ hai để lại dấu ấn sâu sắc hơn trong nhận thức của Ông Trùm. Năm 1939 Don Corleone quyết định đưa cả nhà ra ngoại ô. Như bất kì một bậc phụ huynh nào, ông muốn rằng con cái phải được đi học ở trường nào tốt nhất, được kết bạn với những đứa bạn hợp tính hợp nết. Ngoài ra, do những động cơ thuần túy riêng tư, ông thích kiểu sống tách biệt ở ngoại thành, khi mà mình chẳng việc gì phải biết hàng xóm của mình là ai. Ông tậu một khoảng đất trong vành đai rừng ở thị trấn Long Beach, ở đó mới có cả thảy bốn biệt thự mới xây, nhưng đất còn nhiều, đủ chỗ những người khác nữa. Sonny đã chính thức hứa hôn với Sandra, ít lâu nữa là cưới, nên một ngôi nhà là dành cho hắn. Một nữa dành cho chính Ông Trùm. Ngôi nhà thứ ba Genco Abbandando cùng gia đình chiếm. Ngôi thứ tư tạm thời để trống.

Mới dọn nhà được một tuần thì có một chiếc cam nhông le te chạy đến, trên xe chễm chệ ba bác thợ. Các bác tự xưng là chịu trách nhiệm về tình trạng hệ thống lò sưởi trong khu vực thị trấn Long Beach. Tay vệ sĩ trong đội bảo vệ riêng của Ông Trùm đưa ba bác vào nhà nồi hơi. Vợ chồng Ông Trùm cùng Sonny đang dạo chơi trong vườn thở hít không khí biển trong lành. Ông Trùm rất bực mình khi bị tay vệ sĩ gọi vào nhà. Toán thợ, ba bác trâu mộng đang hí húi bên nồi hơi, dàn hơi bị gỡ, mỗi thứ quăng một nơi. Bác thợ cả to như đô vật nói chan chát như dao chém đá:

Cái lò nhà ông vứt đi thì vừa. Muốn sửa, chúng tôi sửa cho. Đúng trăm rưởi cả thảy, cả công lẫn tiền mua phụ tùng, cộng với khoản thù lao kiểm tra kĩ thuật. – Bác ta móc một tấm bìa màu đỏ. – Anh em chúng tôi mà cho vào đây một dấu son thì chẳng ai đòi xét nữa đâu.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Thấy hay hay, hơn nữa sau mấy tuần yên tĩnh chẳng phải mó tay đến “công việc” vì bận dời nhà, nên Ông Trùm đã hơi buồn chân buồn tay. Cố tình trọ trẹ, thường thì chỉ hơi đơn đớt thôi, ông hỏi:

Còn như tôi không trả tiền thì lò sưởi làm sao? Bác thợ cả nhún vai:

Thế thì đâu cứ nằm đấy, anh em chúng tôi xin kiếu – Bác ta đưa tay trỏ đống sắt thép lỉnh kỉnh phác một cử chỉ đầy hàm ý.

Ông Trùm nhũn nhặn nói:

Xin các ông chờ cho một lúc để tôi đi lấy tiền. Ông ra vườn bảo Sonny:

Này, có mấy ông thợ đến làm trong buồng nồi hơi, tao chẳng thủng người ta cần gì cả. Mày vào xem thế nào đi

Đùa thì đùa thế chứ ông đã tính chuyện đưa thằng con lên làm phó cho mình, mà một khi đã nhằm giao việc thì trước tiên phải thử vài lần cái đã. Cách xử trí của Sonny không vừa lòng ông bố chút nào, hắn lỗ mãng quá, thẳng thừng quá, thiếu hẳn cái tế nhị của Sicily. Hắn thích cái kiểu búa tạ chứ không thích kiểu dùi xuyên.

Số là vừa nghe qua yêu cầu của bác thợ cả, Sonny nhà ta không một hai gì hết, rút luôn súng ra rồi sai đàn em quất cho bác một trận no đòn. Quất xong, lại bắt các bác ráp lại nồi hơi, thu dọn đâu ra đấy. Hắn soát người các bác, té ra các bác quả thực là người của công ti tu bổ các công trình nhà ở đóng tại quận Suffolk. Hắn hỏi tên ông chủ công ty, sau đó quẳng cả ba bác lên cái xe tải.

Giờ hồn, chớ có láng cháng trước mặt ông! – Hắn ngọt nhạt dặn dò. – Ông thì ông cấu đầu rút ruột chúng mày ra!

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Dạo ấy Santino Corleone chưa tàn nhẫn lắm như sau này và được cái rất chịu khó lo việc bảo đảm trật tự xã hội ở khu hắn sống. Ông chủ công ty tu bổ các công trình nhà ở phát rét, cấm có thấy lai vãng đến nữa. Sau khi bắt tay với ông cảnh sát khu vực thì nhất cử nhất động của dân chuyên nghiệp trong vùng Sonny đều có tờ trình hàng ngày. Chưa đầy một năm mà Long Beach đâm ra lành mạnh nhất nước. Bọn du đãng, trộm cướp đều được nhắn trước liều liệu khăn gói đi nơi khác mà làm ăn. Làm một cú là được cảnh cáo, lần thứ hai còn làm nữa coi như tuyệt tích giang hồ luôn. Bọn lừa đảo và đám chân gỗ nơi khác đến hành nghề được lịch sự mời đi, còn nấn ná rồi cũng phải đi thôi, nhưng bằng xe cứu thương cho thêm phần long trọng. Ngay cả bọn con ông cháu cha ăn no rửng mỡ phá phách cũng bị mời đi như thường để khỏi bôi nhọ danh dự gia đình cũng như tiếng tốt của thị trấn. Chả thế mà Long Beach trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào bảo vệ trật tự trị an.

Chuyện ăn tiền của mấy bác thợ nọ vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật, đó chính là điều đã để lại ấn tượng sâu sắc cho Don Corleone. Rõ ràng một người cơ trí như ông chắc chắn sẽ có chỗ đứng trên đời, chỗ đứng mà ngày nào cậu bé thật thà trong tiệm tạp hóa đã mơ ước. Và ông đã trổ tài để đứng được trong cuộc đời ấy. Cứ như thế, ông sống bình yên trong trang ấp của mình ở gần Long Beach, vun đắp vương quốc của mình và mở rộng bờ cõi, cứ thế cho đến ngày chiến tranh thế giới đã qua lâu và Thằng Thổ Sollozzo xé bỏ cam kết, tuyên chiến với cường quốc của Don Corleone, còn chính Ông Trùm bị hắn quẳng vào nhà thương, sống dở chết dở.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

CHƯƠNG 15 

Trong cái thị trấn hẻo lánh miền New Hampshire này hễ có gì hơi bất thường một tí đều bị để ý ngay: Bà nội trợ thò đầu ra cửa sổ, ông chủ tiệm đang ngủ gật bên cửa hàng hé mắt nhìn. Vì vậy, chiếc xe đen mang biển số New York vừa đỗ lại trước nhà mục sư Adams là chỉ vài phút sau ai cũng biết.

Tuy học đại học, nhưng Kay Adams vẫn cứ là dân tỉnh lẻ từ đầu đến chân. Từ phòng ngủ cô cũng ghé nhìn ra. Cô đang ngồi gạo bài thi và đang định xuống nhà ăn trưa, thì trông thấy chiếc xe và không hiểu sao cũng chẳng lấy làm lạ khi chiếc xe đậu vào bãi cỏ trước nhà. Trong xe chui ra hai người, cả hai đều cao lớn, chắc nịch, trông cứ như bọn gangsters trên màn ảnh vậy. Kay vừa nghĩ thế vừa chạy như bay xuống cầu thang để đón hai gã trước. Chắc người nhà hay bà con của Michael đấy thôi, cô nghĩ bụng thế và thấy nên đích thân giới thiệu họ với bố mẹ là hơn. Không phải cô xấu hổ vì thân thế của Michael mà chỉ vì ba mẹ cô có hơi cổ, dân Ý Nhĩ Lan chính gốc, hai cụ có lẽ không hiểu cô con chơi bời với những loại người như vậy để làm gì.

Chuông vừa reo là cô đã ra đến cửa, gọi với lên bảo mẹ: “Để con mở cho!” đoạn mở cửa. Hai gã kia đứng lù lù, một đứa còn thọc tay vào nách, điệu bộ y hệt như cách bọn gangsters rút súng, khiến Kay bất giác khẽ ối một tiếng. Nhưng gã nọ chỉ rút ra một tấm thẻ bìa da, thành thạo lắc cổ tay để nó mở ra và chìa cho Kay xem tấm thẻ công vụ.

Tôi là John Phillips, nhân viên điều tra thuộc sở cảnh sát New York, – gã nói. Đoạn, quay sang tên đồng hành, một gã da ngăm có cặp lông mày rậm rì đen như xi đánh giầy, tiếp – Còn đây là đồng sự của tôi, thanh tra Siriani. Cô có phải là Kay

Kay im lặng gật đầu. Phillips nói tiếp:

Cô cho phép chúng tôi được hầu chuyện cô vài phút chứ? Về chuyện Michael Corleone ấy mà.

Cô đứng tránh ra cho họ vào. Đúng lúc ấy từ ngách hành lang vào văn phòng, ông bố ló đầu ra:

Gì thế, con? ông hỏi.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Tóc bạc, to xương và quắc thước, ông không chỉ là mục sư dòng Baptist địa phương, mà còn có tiếng là học giả trong giới tu hành. Khi không dám nói chắc rằng cô hiểu bố, ông thường làm cô băn khoăn bối rối, nhưng cô biết bố yêu cô tuy coi cô không có gì đáng để ý. Hai bố con không bao giờ thực sự gần gũi nhau, cô tin ông. Vì vậy cô trả lời không chút giấu diếm:

Đây là mấy ông cảnh sát từ New York đến ba ạ. Họ muốn hỏi con về một anh bạn sinh viên.

Mr. Adams không có vẻ gì ngạc nhiên.

Hay con đưa các ông đây lên văn phòng bố – ông hỏi. Thanh tra Phillips dè dặt nói:

Có lẽ chúng tôi nói chuyện riêng với cô nhà thì tiện hơn thưa ông. Adams nhã nhặn phản đối:

Tôi nghĩ nên hỏi ý kiến con gái tôi đã. Con định thế nào, Kay? Con nói chuyện với các ông đây một mình hay với ba, Hay với mẹ con?

Kay lắc đầu:

Để mình con thì hơn.

Mr. Adams quay sang Phillips:

Các ông cứ việc sử dụng văn phòng của tôi. Nhân tiện mời các ông lát nữa ở lại dùng cơm với gia đình, các ông vui lòng chứ.

Hai gã cảm ơn và từ chối rồi theo Kay lên văn phòng. Hai gã ngượng nghịu ngồi ghé mông trên chiếc ghế dài. Kay ngồi lọt thỏm trong chiếc ghế bành da rộng rãi của bố. Thanh tra Phillips mào đầu:

Miss Adams, xin cô cho biết trong ba tuần vừa rồi cô có tình cờ gặp Michael Corleone hoặc có được tin gì về anh ta không?

Câu hỏi lập tức làm Kay chột dạ. Ba tuần trước đây cô đã tình cờ đọc trên các báo ở Boston những dòng tít lớn loan tin án mạng một đại úy cảnh sát Niu Yock và một tay buôn lậu ma túy tên là Virgil Sollozzo. Báo chí còn nói rằng đó là một trận lưu huyết trong cuộc chiến ngầm mà gia đình Corleone có dính vào.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Kay lắc đầu:

Không, chúng tôi gặp nhau lần cuối khi anh ấy vào bệnh viện thăm bố.

Có lẽ được cả tháng nay rồi.

Tay thanh tra thứ hai gay gắt chặn luôn:

Chuyện gặp gỡ này chúng tôi đã biết cặn kẽ. Chúng tôi muốn hỏi sau đó kia. Cô có tin tức gì của anh ta không?

Không, – Kay đáp. Phillips nhẹ nhàng nói:

Nếu cô có cách nào tiếp xúc với anh ta được thì nên cho chúng tôi biết Chúng tôi rất cần trao đổi với Michael Corleone. Xin báo trước cho cô rõ, nếu tiếp tục giữ quan hệ với anh ta có thể cô sẽ bị rắc rối đấy. Bất kể một sự giúp đỡ nào cho anh ta đều có thể đưa cô vào tình thế khó khăn không lường nổi đâu.

Kay ngồi ngay đơ:

Tại sao tôi lại không được giúp anh ấy – cô hỏi – chúng tôi sắp làm đám cưới, mà vợ chồng thì phải giúp nhau chứ?

Siriani trả lời:

Tại vì nếu vậy cô sẽ là đồng lõa của một vụ phạm pháp. Bạn cô đang bị truy nã bởi lẽ hắn đã bắn chết một đại úy cảnh sát New York cùng với một thông tin viên mà ông ta hẹn gặp tối hôm đó. Chúng tôi đã nắm được những nguồn tin chính xác cho biết chính Michael Corleone đã bắn họ.

Kay phì một tiếng vừa ngờ vực vừa giễu cợt và nhận thấy mình đã gây được ấn tượng với hai gã cảnh sát.

Cô nói:

Các ông bảo sao cơ? Michael đời nào lại làm chuyện ấy? Không! Trong nhà thì anh ấy một mình một phe, tự tách mình ra. Hôm chúng tôi về ăn cưới cô em gái, rõ ràng anh ấy bị người ta coi là người ngoài chẳng hơn gì tôi, thoạt trông biết Nếu quả thực bây giờ anh ấy đang trốn tránh thì chỉ để tránh tiếng khỏi bị bêu tên lên mặt báo mà thôi. Mike không phải là kẻ cướp. Tôi biết anh ấy hơn các ông, hơn tất cả mọi người. Thậm chí anh ấy còn lành quá nữa là khác, đừng hòng anh ấy chịu hạ mình làm một việc bỉ ổi như giết người, và tôi chưa nghe anh ấy nói dối bao giờ.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Phillips nhẹ nhàng hỏi:

Vậy cô biết anh ta đã lâu chưa?

Hơn một năm, – Kay đáp và ngơ ngác thấy hai gã đưa mắt nhìn nhau tủm tỉm.

Chắc phải nói cô rõ vài điều mới được,- Phillips tiếp. – Tối hôm ấy anh ta vào bệnh viện thăm ông bố, lúc về, anh ta có lời qua tiếng lại với một đại úy cảnh sát đang làm nhiệm vụ ở đấy. Anh ta nhảy vào hành hung ông đại uý nên bị đánh trả. Bạn bè đưa anh ta về cư xá Corleone bên Long Beach, rồi ngay đêm hôm sau chính ông đại úy kia bị hạ sát, còn Michael Corleone thì biến mất. Mất tăm! Chúng tôi có những nguồn tin, có các điệp viên, tất cả đều nói là Michael Corleone. Song cái đó chưa phải là bằng chứng trước tòa. Người bồi bàn chứng kiến vụ này không nhận ra Michael trong ảnh, nhưng nếu gặp lại, chắc ông ta sẽ nhận được. Người tài xế của Sollozzo đã bị bắt giữ, nhưng cũng không chịu nói, chắc chắn anh ta sẽ nói nếu mà mắt thấy. Michael Corleone đã nằm trong tay chúng tôi. Bởi vậy, chúng tôi lẫn FBI đang cùng truy lùng anh ta. Nhưng hiện tại thì chưa tìm thấy, vì thế chúng tôi mới nghĩ rằng có thể cô sẽ cho chúng tôi một manh mối nào đó…

Kay lạnh lùng ngắt lời:

Tôi không

Nói vậy chứ người cô cứ gai cả lên, vị tất người ta bịa được một chi tiết như cái quai hàm bị đánh vỡ. Nhưng Mike không giết người chỉ vì người ta đánh vỡ hàm mình, cái đó đã hẳn.

Vậy nếu Michael bắn tin đến, liệu cô có cho chúng tôi biết không – Phillips hỏi.

Kay lắc đầu. Siriani đốp luôn:

Chúng tôi còn lạ gì cô với hắn ăn ở với nhau. Chúng tôi đã nắm được số đăng kí trong các khách sạn, cả nhân chứng cũng có. Bố mẹ cô sẽ nghĩ sao nếu chúng tôi nhỡ mồm để lọt tin đó cho báo chí. Danh giá là thế, được trọng vọng là thế, ai ngờ con gái lại lăng nhăng với một thằng cướp! Vậy thì hoặc cô nói hết ra bây giờ, hoặc tôi sẽ gọi bố cô đến nói toạc móng heo cho ông ấy biết.

Kay lạ lẫm nhìn gã, sau đó lẳng lặng đứng lên bước ra cửa. Bố cô đang ngậm tẩu đứng bên cửa sổ phòng khách. Cô gọi:

Ba vào đây một lát, đi

Mr. Adams ngước lên cười và bước đến. Vào phòng, ông choàng tay ôm ngang lưng con gái và đến trước mặt hai gã thám tử.

Có chuyện gì thế, các ông – Ông hỏi.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Cả hai im thin thít. Kay khinh khỉnh bảo Siriani:

Quan lớn cứ nói toạc móng heo ra đi. Siriani đỏ mặt tía tai:

Adams, tôi sắp nói đây là muốn tốt cho con gái ông thôi. Cô nhà có quan hệ với một tên tội phạm, chúng tôi có thể quả quyết rằng hắn vừa bắn chết một sĩ quan cảnh sát. Tôi báo trước nếu cô nhà không giúp đỡ chúng tôi thì có thể sẽ gặp nhiều chuyện phiền toái. Nhưng hình như cô nhà chưa thấy hết chuyện đó nghiêm trọng đến mức nào. Có lẽ với ông thì cô ấy sẽ chịu nghe hơn chăng?

Chuyện đó không thể có được, – Adams nói từ tốn. Siriani vênh mặt lên:

Con gái ông đã đi lại với Michael Corleone hơn một năm trời, – gã nói,

hai người đã nhiều lần ngủ đêm với nhau trong các khách sạn và đăng kí trong các sổ sách ở đó như hai vợ chồng. Hiện đã có lệnh truy nã Michael Corleone, hắn phải ra trình diện và khai báo về vụ ám sát một sĩ quan công lực. Con gái ông từ chối không chịu thông báo cho chúng tôi những tin tức có thể giúp ích chúng tôi. Sự thể là như vậy. Ông cho là không thể tin được, nhưng tôi đã có đầy đủ các bằng chứng đây.

Ấy chết, tôi đâu dám nghi ngờ ông, thưa ông, – Adams nói hòa nhã.

Tôi không tin là không tin chuyện khác, không tin rằng con gái tôi sẽ gặp nhiều chuyện phiền phức cơ. Nếu ý ông muốn nói rằng – nét mặt ông toát lên vẻ băn khoăn học giả, – hình như người ta gọi là “mèo mả gà đồng” đấy nhỉ! Nếu thế thì không kể.

Kay trố mắt ra nhìn bố. Dĩ nhiên, đây là ông nói đùa theo lối thâm thuý cổ lỗ, nhưng nhẽ nào ông lại có thể dửng dưng như thế trước điều vừa được nghe hay sao?

Mr. Adams nói tiếp, giọng dứt khoát:

Tuy nhiên xin các ông cứ yên tâm, nếu anh chàng các ông đang tìm có ló mặt ra thì tôi sẽ lập tức báo ngay cho nhà chức trách. Cả con gái tôi cũng vậy. Còn bây giờ xin vô phép các ông, cơm nước nãy giờ nguội mất rồi.

Ông nhã nhặn xua các thám tử ra đường rất lịch sự, nhưng kiên quyết, đóng cửa lại. Xong xuôi ông cầm tay Kay dắt xuống bếp.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Đi ăn thôi con, mẹ đợi lâu rồi đấy, – ông bảo.

Trên đường xuống bếp nước mắt Kay cứ trào ra, chắc vì căng thẳng thần kinh, phần vì cảm động trước tình thương yêu bất chấp hay dở của bố. Bà mẹ làm như không thấy gì – có lẽ ông bố đã kịp cho bà biết ai đến nhà rồi. Khi ngồi vào bàn, mẹ cô lặng thinh lấy thức ăn cho cô rồi cũng ngồi xuống. Ông bố cúi đầu đọc kinh.

Bà mục sư Adams người thấp béo, bao giờ cũng quần áo chỉnh tề, tóc chải búi gọn gàng. Chưa lần nào Kay thấy mẹ nhếch nhác. Cũng như chồng, ít khi bà gần gũi con gái, đối xử với cô theo kiểu kính nhi viễn chi. Lần này cũng thế.

Kay, – bà bảo, – đừng khổ tâm quá, mẹ xin. Mẹ nghĩ rằng chẳng qua chuyện bé người ta xé ra to đấy thôi. Dù có thế nào thằng bé cũng là sinh viên Dartmouth cơ mà, đâu có chuyện nó lại dính dấp vào những trò bẩn thỉu ấy mà Kay ngạc nhiên ngước lên:

Làm sao mẹ biết Michael học Dartmouth? Ms. Adams ung dung nói:

Các cô các cậu bây giờ cái gì cũng thích úp úp mở mở, thực ra có che mắt được ai đâu. Ba mẹ biết ngay từ đầu cơ, nhưng nếu con chưa nói mà ba mẹ lại khơi ra cố nhiên cũng không hay.

Vâng, nhưng do đâu mẹ biết chứ?

Kay ngại không dám nhìn thẳng vào mắt bố sau khi ông đã biết chuyện hai đứa ngủ với nhau. Chính vì vậy mà không trông thấy nụ cười của ông, mà chỉ nghe ông nói:

Cứ bóc thư xem thì khắc biết ngay chứ gì.

Kay sững sờ, ức đến nghẹn thở. Bây giờ cô đã dám nhìn thẳng vào mắt ông bố rồi. Hành động của ông còn đáng hổ thẹn hơn cả lỗi lầm của cô nữa. Suốt đời cô không dám tin rằng ông lại làm một việc như vậy.

Ba không đùa chứ – Cô thảng thốt hỏi. – Ba mà cũng làm thế à? Adams cười hiền hậu:

Ba đã cân nhắc xem trong hai tội, tội nào lớn hơn: Bóc thư con hay bưng mắt không biết gì trong khi đứa con gái duy nhất có thể mắc nạn. Lựa chọn cũng chẳng khó, mà quyết định này xuất phát bởi lòng thương Ms. Adams đang nhai dở miếng gà luộc cũng đế vào:

Với lại con gái con lứa lớn ngần này mà còn dại quá cơ. Ba mẹ thấy cần thiết phải biết rõ về con, còn con thì cứ im như thóc ấy.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

May mà Michael không quen viết những lời ướt át trong thư, Kay nghĩ. Và cũng may là những thư cô viết không lọt vào tay ông bà.

Con không kể vì sợ biết anh ấy con cái nhà ai thì ba mẹ chết ngất mất.

Thì ba mẹ đã ngất thật chứ phải không đâu, – Adams vui vẻ nói. – à mà con có nghe tin gì về Michael không?

Không. Con không tin là anh ấy có tội.

Cô nhận thấy ba mẹ đưa mắt cho nhau Mr. Adams nhẹ nhàng nói:

Không có tội mà trốn tránh thì biết giải thích thế nào bây giờ?

Thoạt tiên Kay chưa hiểu ra ngay. Đến lúc hiểu ra, cô đứng phắt dậy và chạy vụt lên phòng.

Ba hôm sau, Kay Adams xuống taxi ở lối vào tòa biệt thự trong dải rừng của nhà Corleone bên Long Beach. Cô đã gọi điện báo trước để có người ra đón. Tom Hagen đón cô ngoài cửa làm cô ỉu xìu. Ông tướng này sẽ chẳng cho cô biết gì đâu. Vào đến phòng khách, y mời cô uống nước. Kay thấy nhiều người chạy đi chạy lại trong nhà nhưng không thấy Sonny. Cô hỏi thẳng Tom Hagen:

Anh có biết Mike đang ở đâu không? Có cách nào liên lạc với anh ấy được không?

Hagen nói như cháo chảy, chẳng vấp váp tí nào:

Chúng tôi chỉ biết nó bình an, mạnh khỏe, nhưng nó đang ở đâu lúc này thì chịu. Vừa nghe tin ông đại úy nọ tử nạn, nó sợ người ta sẽ đổ tội cho mình nên phải lánh vào một nơi kín đáo. Nó bảo khoảng hai tháng nữa nó sẽ nhắn tin.

********************* Bố già-Maria Puzo-O.Balzac phần 6 *********************

Rõ ràng y bịa chuyện, lại còn úp mở để cô thấy là bịa. Thôi thế cũng là quí.

Nhưng có thật ông đại úy kia đánh anh ấy vỡ hàm không thế? – Kay hỏi.

Tôi e rằng có đấy, – Tom đáp. – Nhưng tính Mike không hay thù vặt nên tôi tin rằng chuyện đó không dính dáng gì đến vụ án mạng cả.

Kay mở ví đầm rút ra một phong thư.

Anh làm ơn gửi giúp lúc nào anh ấy có tin về – cô nói. – Được chứ Hagen lắc đầu quầy quậy:

Tôi mà nhận rồi nhỡ ra tòa cô khai ra, người ta sẽ kết luận tôi biết chỗ nó ẩn náu thì hết cãi. Sao cô không chờ cho ít lâu, đi đâu mà vội? Thế nào nay mai Mike cũng có tin về.

Kay uống nốt cốc nước và đứng dậy. Hagen tiễn cô ra phòng ngoài, nhưng y vừa mở cửa thì một người đàn bà thấp đậm, mặc toàn đồ đen bước vào. Kay nhận ra bà ngay, đó là mẹ Michael. Cô chìa tay cho bà:

Chào bác Corleone, bác có khỏe không ạ?

Cặp mắt đen nhỏ lướt nhanh khắp người cô. Bộ mặt ngăm ngăm, nhăn nheo, thô tháp chợt bừng lên một nụ cười, nụ cười ái ngại và chân thành không ngờ.

A, cô bạn thằng Michael đây, – bà Corleone nói giọng ltalia đặc sệt, Kay nghe chữ được chữ mất. – Chúng nó đã cho cháu ăn cái gì chưa thế?

Kay lắc đầu, ra ý là không muốn ăn, nhưng bà không hiểu, sừng sộ mắng Tom Hagen một chập bằng tiếng Italia:

Cái thằng tệ quá, bạn của em đến nhà mà một tách cà phê cũng không có – Bà hậm hực kết luận và nắm tay Kay lôi vào bếp. Tay bà ấm áp và mạnh mẽ không ngờ so với lứa tuổi.

#9. Nếu bạn muốn trao đổi thêm về sách nói hay có ý kiến gì liên quan Cuốn sách Dạy con làm giàu-Xây dựng con thuyền tài chính tập 12 đừng ngần ngại để lại dưới comment dưới bài viết này nhé.

Momo  : 0932.377.138 ( tài trợ cho người viết ) 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *