Cập nhật bảo hiểm xây dựng 2022-2023 của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex – PJICO. Quy tắc bảo hiểm xây dựng này của PJICO được bộ tài chính thông qua từ năm 2013 tính đến nay đã gần 9 năm. Với quy tắc bảo hiểm này bảo hiểm Petrolimex đã bảo hiểm cho hàng vạn công trình lớn nhỏ trên khắp cả nước.
Nội dung bài viết
Giới thiệu bảo hiểm xây dựng 2022-2030
Một số công trình mua bảo hiểm tại công ty chúng tôi có giá trị lớn lên đến hàng tỷ đô la như công trình Vinhomes tân cảng… và rất rất nhiều công trình xây dựng khác.
Làm trong ngành xây dựng chắc hẳn bạn cũng biết gần đây có rất nhiều vụ tổn thất cho công trình xây dựng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Ví dụ như vụ công trình xây dựng xây nhà xưởng ở Giang điền, Đồng Nai một bức tường đang xây đã tự nhiên bị đổ sập và gây thương vong cho nhiều người và nhiều công trình đang xây thì bị sập không rõ lý do.
Cũng có nhiều công trình đang thi công trong quá trình xây dựng thì bị thiên tai giông bão lũ lụt làm hư hỏng công trình.Đó là những lý do không thể chối cãi để bạn mua bảo hiểm cho công trình của mình để phòng ngừa rủi ro. Để khi rủi ro không lường trước ập tới công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho thiệt hại của công trình.
Tham khảo thêm: Bảo hiểm xây dựng lắp đặt
Ngoài ra bảo hiểm xây dựng còn có tác dụng rất quan trọng đó là bồi thường cho bên thứ ba bị ảnh hưởng bởi công trình. Bạn đã biết bên thứ ba là ai ?
Đơn giản thế này trong hợp đồng bảo hiểm xây dựng bên mua bảo hiểm ( chủ đầu tư, nhà thầu) là bên thứ nhất, bảo hiểm petrolimex là bên thứ 2 còn lại là bên thứ ba. Bên thứ ba có thể là người đi đường, là những căn nhà xung quanh của công trình… như vậy bên thứ ba là thuật ngữ rất rộng.
Bảo hiểm xây dựng của bảo hiểm Petrolimex bảo hiểm cho tất cả các loại công trình như công trình công cộng, công trình nhà ở, công trình công nghiệp như nhà xưởng, công trình giao thông, công trình thủy lợi như các nhà máy thủy điện, các nhà máy nhiệt điện, các công trình điện gió trên đất liền và công trình điện gió ngoài khơi và tất cả các loại công trình khác. Công trình của bạn là gì hãy liên hệ với chúng tôi để được báo giá nhanh nhất.
Tham khảo thêm : Mẫu hợp đồng bảo hiểm xây dựng
Giá bảo hiểm xây dựng 2022-2030 bao nhiêu ?
Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm thứ nhất là giá trị của công trình – số tiền bảo hiểm của công trình. Hiển nhiên giá trị công trình càng lớn thì phí bảo hiểm phải đóng cho công trình trong suốt thời gian thi công đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
Phí bảo hiểm công ty bảo hiểm nhận được để bù lại phần rủi ro nếu công trình có rủi ro phát sinh trong quá trình thi công.
Phí bảo hiểm = tỷ lệ phí x giá trị công trình.
Như vậy một yếu tố khác ảnh hưởng tới phí bảo hiểm của công trình đó là mức độ rủi ro của chính công trình như công trình ở ngoài khơi, công trình liên quan đến nước…
Để được báo giá cụ thể vui lòng điền đầy đủ thông tin vào biểu mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm để chúng tôi có thông tin xây dựng báo giá chi tiết cho các công trình cụ thể.
Bảo hiểm xây dựng còn có trách nhiệm bồi thường cho các trang thiết bị xây dựng phục vụ trong quá trình xây dựng.
Các máy móc phục vụ trong quá trình xây dựng cũng được bồi thường theo bảo hiểm xây dựng 2022 này tuy nhiên cũng có thể mua riêng bảo hiểm máy móc thiết bị .
Ngoài ra, bảo hiểm này còn bồi thường cho Phần công việc lắp đặt phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình xây dựng; Tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công trường thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm
Tham khảo thêm: bảo hiểm xây dựng công trình
Một số khách hàng hay hỏi chúng tôi bên mua bảo hiểm là chủ đầu tư hay là nhà thầu ? Nếu phí bảo hiểm đã được tính trong giá trúng thầu thì bên thầu mua bảo hiểm còn lại là chủ đầu tư muau. Tuy nhiên cần hiểu rõ vấn đề này việc ai mua bảo hiểm là thỏa thuận giữa 2 bên nhà thầu và chủ đầu tư.
Sau khi báo giá bảo hiểm hai bên thỏa thuận được hợp đồng bộ hợp đồng bảo hiểm xây dựng sẽ bao gồm các chứng từ là Giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm và quy tắc bảo hiểm kèm theo.
Chứng từ thanh toán phí bảo hiểm bao gồm thông báo thu phí và hóa đơn giá trị gia tăng. Lưu ý là khách hàng cá nhân hay khách hàng tổ chức mua bảo hiểm chúng tôi đều phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định của bộ tài chính.
Thời hạn bảo hiểm xây dựng 2022-2030.
Hợp đồng bảo hiểm xây dựng hai bên ký kết cần phải bao hết thời gian của hợp đồng thi công xây dựng nghĩa là hợp đồng bảo hiểm toàn bộ thời gian thi công.
Đối với những bộ phận, những hạng mục công trình đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng thì trách nhiệm của bảo hiểm PJICO đối với những bộ phận, những hạng mục công trình này sẽ chấm dứt kể từ thời điểm bàn giao hoặc đưa các bộ phận, các hạng mục công trình đó vào sử dụng
Tham khảo thêm: Các loại trừ bảo hiểm xây dựng
Các lưu ý cho người mua bảo hiểm xây dựng 2022-2030
Người mua bảo hiểm công trình cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp thông tin cho PJICO, khai báo và trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi ghi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm. Đây là điều kiện tiên quyết để ràng buộc trách nhiệm của bảo hiểm PJICO.
Khi có rủi ro xẩy ra, Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đề phòng tổn thất hay trách nhiệm có thể xảy ra và tuân thủ mọi qui chế và kiến nghị của các nhà thiết kế. Những chi phí phát sinh liên quan đến việc áp dụng các biện pháp nói trên do người được bảo hiểm chịu
Trong thời hạn bảo hiểm, công ty bảo hiểm có thể xuống công trình đang thi công xem xét nếu phát hiện những rủi ro có thể hạn chế bên bảo hiểm petrolimex sẽ đưa ra các khuyến cáo để hạn chế rủi ro xảy ra.
Bên mua bảo hiểm xây dựng không được tự ý tiến hành hay chấp nhận bất cứ sự thay đổi quan trọng nào làm tăng mức độ rủi ro bảo hiểm, trừ khi việc đó được PJICO chấp thuận bằng văn bản
Khi có rủi ro bên mua bảo hiểm xây dựng cần phải ?
Lập tức thông báo ngay cho PJICO bằng các phương tiện thông tin và sau đó bằng văn bản, nêu rõ tính chất và mức độ tổn thất.
Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất. Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của bảo hiểm PJICO giám định các bộ phận đó
Cung cấp mọi thông tin và chứng từ, văn bản theo yêu cầu của công ty bảo hiểm PJICO nhằm xác định tính chất và mức độ tổn thất. Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
Sau khi thông báo cho PJICO sài gòn, người được bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hay thay thế các hư hỏng nhỏ. Còn trong mọi trường hợp khác, nhất thiết phải có mặt đại diện của PJICO để giám định tổn thất trước khi thực hiện việc sửa chữa hay thay thế. Nếu đại diện của PJICO không tiến hành giám định trong khoảng thời gian được xem là hợp lý theo tình hình thực tế thì người được bảo hiểm có quyền xúc tiến việc sửa chữa hay thay thế.
Gói thầu 35.000 tỷ nhà ga sân bay Long Thành về tay Liên danh Vietur
8:44:11 AM Ngày 25/08/2023
Liên danh do Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu cùng các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái ông Nguyễn Bá Dương trúng gói thầu 35.000 tỷ đồng sân bay Long Thành.
Tối 24/8/2023, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) – chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành, công bố chọn Liên danh Vietur trúng thầu gói 5.10 về thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách. Giá trúng thầu là hơn 27.800 tỷ đồng và gần 339 triệu USD (hơn 8.100 tỷ đồng).
Thời gian thực hiện hợp đồng là 1.170 ngày, tương đương 39 tháng. Trước đó chủ đầu tư lên kế hoạch khởi công vào cuối tháng 8. Như vậy, nhà ga sân bay Long Thành dự kiến được hoàn thành vào cuối tháng 11/2026.

Liên danh Vietur gồm 10 doanh nghiệp, đứng đầu là IC Istas (thuộc IC Holdings của Thổ Nhĩ Kỳ). Các thành viên còn lại gồm hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương như Ricons, Newtecons, Sol E&C; các doanh nghiệp có vốn Nhà nước như Tổng công ty Xây dựng số 1, Vinaconex, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội và các đơn vị khác như Phục Hưng Holdings, ATAD và Hawee.
Trong đó, nhà thầu Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu đã xây dựng sân bay Pulkovo ở Nga, Varna Burgas ở Bulgaria, còn lại là các cảng hàng không ở quê nhà Thổ Nhĩ Kỳ. Phía doanh nghiệp nội có Vinaconex từng trúng nhiều gói thầu trong lĩnh vực cảng hàng không. ATAD cũng có kinh nghiệm thi công kết cấu thép cho nhiều sân bay trong nước.
Vietur là một trong ba đơn vị tham gia đấu thầu đợt 2, bên cạnh Liên danh Hoa Lư và CHEC-BCEG-Vietnam Contractors. Hồi đầu tháng 8, Vietur là liên danh duy nhất được ACV chấm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Sau vòng chấm thầu đầu tiên, Liên danh Hoa Lư tố Liên danh Vietur vi phạm quy định về đấu thầu, không đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật gói thầu này.
ACV phản hồi rằng việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện đúng trình tự, thủ tục của pháp luật về đấu thầu. “Bên mời thầu khẳng định việc đánh giá hồ sơ kỹ thuật của nhà thầu kỹ lưỡng, công tâm và trung thực”, văn bản được ký bởi Phó tổng giám đốc Nguyễn Tiến Việt, nêu rõ.
Hôm 21/8/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp hướng dẫn ACV đánh giá hồ sơ dự thầu. Lãnh đạo Chính phủ nêu tinh thần bảo đảm minh bạch, hiệu quả và không để chậm tiến độ.
Sân bay Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia gồm nhiều dự án thành phần. Trong đó, gói thầu 5.10 – xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách, có tổng giá trị hơn 35.000 tỷ đồng là hạng mục lớn nhất.

Theo tính toán của nhóm phân tích Chứng khoán Bản Việt (VCSC), tổng lợi nhuận tối đa cho một nhà thầu tham gia gói 5.10 khoảng 525 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này tương đối lớn so với lãi ròng trung bình hàng năm giai đoạn 2019-2022 của các doanh nghiệp trong Liên danh Vietur như Ricons, Vinaconex, CC1, HAN, Phục Hưng Holdings.
Liên danh đi tiếp trong gói thầu sân bay Long Thành 35.000 tỷ là ai?
Liên danh Vietur do IC Ictas dẫn đầu có kinh nghiệm xây 7 sân bay, còn một số thành viên khác thuộc nhóm của ông Nguyễn Bá Dương chủ yếu thi công nhà ở.
Đầu tháng 8, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) – chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành – thông báo Liên danh Vietur đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cho gói xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách (gói thầu 5.10 trị giá 35.000 tỷ đồng).
Liên danh Vietur gồm 10 doanh nghiệp, đứng đầu là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC Ictas thuộc IC Holding. Đây là một trong những nhà thầu xây dựng hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ, hoạt động từ năm 1969. Công ty cũng tham gia vào các lĩnh vực năng lượng, du lịch, quản lý sân bay và bến cảng, công nghiệp và cơ sở hạ tầng, y tế với hơn 30 công ty con. Dù có hơn 50 năm kinh doanh, IC Holding hay IC Ictas vẫn chưa niêm yết đại chúng.
Theo số liệu từ Emis – nền tảng nghiên cứu dữ liệu tại 197 quốc gia trên thế giới, trong giai đoạn 2018-2020, doanh thu của IC Ictas tăng liên tục với tốc độ hai chữ số mỗi năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa có lãi khi lợi nhuận ròng vẫn đang âm hàng tỷ lira. Năm 2020, tập đoàn này công bố doanh thu khoảng 17 tỷ lira, 25% đến từ thầu xây dựng nước ngoài ở Nga, Arabia Saudi, Trung Đông và Trung Á.
IC Ictas có kinh nghiệm thi công nhà ga hành khách, sân đỗ máy bay, đường lăn và các công trình phụ trợ nhà ga. Công ty này từng góp mặt các dự án như sân bay quốc tế Pulkovo ở St. Petersburg (Nga), sân bay King Khaled ở Riyadh (Saudi Arabia) và sân bay Varna Burgas ở Bulgaria. Trong đó, sân bay Pulkovo sau khi xây thêm nhà ga mới, phòng trưng bày phía Bắc và nhà ga Pulkovo 1 được làm mới, đã trở thành một trong những sân bay lớn nhất của Nga. Tuy vậy, cả ba sân bay này đều có công suất thấp hơn sân bay Long Thành. Sân bay Pulkovo có thể đón 17 triệu hành khách, sân bay King Khaled có công suất 12 triệu người và sân bay Varna Burgas khoảng 3 triệu lượt, thấp hơn mức 25 triệu hành khách ở giai đoạn 1 của Long Thành.
Tại quê nhà, IC Ictas tham gia xây dựng và cải tạo các sân bay Antalya, Zafer, Adnan Menderes và Ordu Giresun. Trong đó, Antalya là sân bay lớn thứ ba tại Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ – khu vực giáp biển Địa Trung Hải. Với vị trí địa lý thuận lợi, Antalya đón hơn 31 triệu hành khách, trở thành sân bay bận rộn thứ hai của nước này. Công suất trên cao hơn thiết kế của sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Ngoài IC Holding dẫn dắt, các đơn vị còn lại trong Liên danh Vietur đều là doanh nghiệp nội gồm Ricons, Newtecons, Sol E&C, Tổng công ty Xây dựng số 1, ATAD, Vinaconex, Phục Hưng Holdings, Hawee cơ điện và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội. Trong đó, Ricons, Newtecons và Sol E&C là ba doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương.
Ricons có gần 20 năm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và cơ điện. Trong thập niên 2010, doanh nghiệp này thuộc hệ sinh thái xây dựng của ông Nguyễn Bá Dương với Coteccons là thương hiệu dẫn đầu. Khi đó, logo Ricons thường đặt cạnh Coteccons, nhiều dự án Coteccons trúng thầu, chọn Ricons làm nhà thầu phụ và ngược lại. Đế chế này nổi tiếng với nhiều dự án bất động sản dân cư lớn khắp cả nước, tiêu biểu nhất là tòa nhà Landmark 81 ở TP HCM.
Sau cuộc nội chiến kéo dài từ 2017-2020, ông Dương rút khỏi Coteccons và lập nên hệ sinh thái mới lấy Ricons đứng đầu, cùng các doanh nghiệp khác như Newtecons, SOL E&C, BM Windows, Boho Décor, DB. Hệ sinh thái mới của ông Dương tiếp tục nhận nhiều dự án lớn. Nhưng cả trước hay sau biến cố, nhóm doanh nghiệp này vẫn chưa tham gia xây dựng dự án nào thuộc lĩnh vực hàng không.
Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2013-2018, doanh thu và lợi nhuận Ricons tăng liên tục và đạt đỉnh lãi hơn 430 tỷ đồng. Sau đó, kết quả kinh doanh có xu hướng đi lùi. Năm ngoái, doanh thu phục hồi nhưng lợi nhuận vẫn dưới mốc trăm tỷ.
Trước đây, Ricons và toàn hệ sinh thái cũ của ông Dương (gồm cả Coteccons) thường được biết đến là “đế chế xây dựng nói không với vay nợ”. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh những năm gần đây có nhiều biến động. Doanh nghiệp này cũng bắt đầu tìm đến đòn bẩy tài chính, góp phần khiến tổng nợ phải trả thường cao gấp đôi vốn chủ sở hữu. Điểm sáng là vay nợ chiếm tỷ lệ không quá cao trong tổng nợ phải trả nếu so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Bên cạnh Ricons, Liên danh Vietur còn có sự tham gia của Vinaconex (VCG) – một cái tên lớn trong lĩnh vực xây dựng dự án đầu tư công. Công ty có tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động từ năm 1988. Đến cuối năm 2018, Viettel và SCIC mới thoái vốn toàn bộ. Công ty tập trung vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Vinaconex có kinh nghiệm thi công trong lĩnh vực sân bay qua dự án nhà ga T2 Nội Bài, sân bay Phú Bài, sân bay Cam Ranh… Ngoài ra, công ty cũng đang tham gia liên danh đấu thầu gói thầu xây lắp nhà ga T3 Tân Sơn Nhất với giá trị 9.000 tỷ đồng. Riêng tại dự án sân bay Long Thành, trước đó Vinaconex cùng năm nhà thầu khác đã trúng gói số 4.6 – thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và lập thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và các công trình khác. Gói thầu này trị giá hơn 8.100 tỷ đồng, lớn thứ hai dự án chỉ sau gói xây dựng nhà ga.

Vinaconex có kết quả kinh doanh không quá ổn định nhưng chưa từng ghi nhận lợi nhuận âm kể từ khi công bố thông tin từ năm 2004 đến nay. Trong 10 năm gần đây, doanh thu của công ty dao động mạnh quanh 5.000-11.000 tỷ đồng, lợi nhuận thấp nhất khoảng 370 tỷ và cao nhất đạt gần 1.630 tỷ đồng.
Về tình hình tài chính, vay nợ của VCG gần như tăng liên tục, với tốc độ khoảng 280% trong giai đoạn 2018-2022. Tính đến cuối tháng 6, đòn bẩy tài chính đã chiếm gần hai phần ba tổng nợ phải trả. Điều này khiến doanh nghiệp phải dành gần 2,4 tỷ đồng mỗi ngày để trả lãi vay trong nửa đầu năm nay.
Một thành viên khác có tiền thân doanh nghiệp Nhà nước trong Liên danh Vietur là Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (CC1). Công ty từng góp mặt trong nhiều dự án nổi bật như nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất, nhà máy thủy điện Trị An, nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm, đường sắt đô thị TP HCM Bến Thành – Suối Tiên, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi. Doanh nghiệp này chưa có kinh nghiệm thi công sân bay hay các công trình trong mảng hàng không.
Từ năm 2018 đến nay, doanh thu của CC1 quanh 5.000-6.000 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế có biến động mạnh hơn với đỉnh lãi khoảng 310 tỷ đồng vào năm 2021. Dòng tiền hoạt động kinh doanh âm ba năm liên tiếp, chủ yếu do chưa lấy được công nợ từ khách hàng và đối tác.
CC1 có tổng nợ phải trả lớn nếu so với vốn chủ sở hữu, thường cao gấp 4-5 lần. Trong đó, đòn bẩy tài chính chiếm đến một nửa số nợ. Năm ngoái, công ty tăng vốn thêm gấp đôi giúp tỷ lệ nợ trên vốn được rút ngắn. Tuy nhiên, CC1 vẫn phải chi hơn một tỷ đồng để trả lãi vay mỗi ngày trong 6 tháng đầu năm nay.
Hai doanh nghiệp niêm yết còn lại trong Vietur là Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (HAN) và Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings (PHC). HAN từng nhận xây lắp nhiều công trình đầu tư công lớn của cả nước, nhưng chưa có dự án nào về lĩnh vực hàng không. Trong khi đó, Phục Hưng Holdings mạnh về xây dựng dân dụng với các dự án bất động sản dân cư lớn. Ở mảng hạ tầng, doanh nghiệp này có một dự án liên quan ngành hàng không là đài không lưu sân bay Tân Sơn Nhất.
Về kết quả kinh doanh thời gian qua, cả hai đều có doanh thu và lợi nhuận khá khiêm tốn so với các thành viên khác trong Vietur. Nhưng HAN có điểm sáng là tỷ lệ nợ trên vốn thấp hơn, trong đó, vay nợ tài chính luôn được giữa ở mức dưới 20% tổng nợ phải trả. Còn PHC “mạnh tay” sử dụng đòn bẩy hơn hẳn khi tổng nợ phải trả thường cao hơn 3-4 lần so với vốn chủ sở hữu, riêng vay nợ tài chính luôn chiếm hơn một nửa.

Ngoài các nhà thầu xây dựng, Vietur có hai doanh nghiệp phụ trách kết cấu thép ATAD và cơ điện Hawee. ATAD là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp thiết kế, sản xuất và lắp dựng sản phẩm kết cấu thép cho các dự án công nghiệp và hạ tầng. Công ty từng tham gia thi công nhiều sân bay như Phú Bài, Cam Ranh, Phù Cát, Phú Quốc, Đà Nẵng và Wattay mở rộng – sân bay lớn nhất của Lào.
Còn Hawee là doanh nghiệp chuyên về thiết kế, thi công và bảo hành hệ thống cơ điện (ME). Kinh nghiệm của công ty thường ở các dự án bất động sản cư dân và tòa nhà văn phòng – thương mại.
Gói thầu 5.10 – xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách có tổng giá trị hơn 35.000 tỷ đồng là hạng mục lớn nhất của dự án sân bay Long Thành. Đợt đấu thầu lần đầu chỉ có một nhà thầu tham gia là Liên danh Coteccons – Vinaconex – Centra – Phục Hưng Holdings – REE – Hòa Bình – Hawee. Liên danh này tập hợp toàn bộ doanh nghiệp nội địa. ACV chấm không đạt vì không đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự. Chủ đầu tư dự án tiến hành đấu thầu lần hai.
Ở lần thứ hai, Coteccons tách ra thành lập Liên danh Hoa Lư, trong đó có Hòa Bình. Còn Vinaconex và Phục Hưng Holdings gia nhập Liên danh Vietur.
Trong tháng 8, Liên danh Vietur sẽ được chấm thầu về đề xuất tài chính cho gói xây dựng nhà ga sân bay Long Thành. Đây là bước thứ hai trong quy trình đấu thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ tài chính.
Ở giai đoạn chấm hồ sơ tài chính, chủ đầu tư sẽ mở hồ sơ dự thầu đề xuất tài chính. Nếu có nhiều nhà thầu cùng lọt vào vòng trong, thông thường chủ đầu tư sẽ chọn nhà thầu có mức giá thấp nhất. Nếu chỉ có một nhà thầu, chủ đầu tư sẽ so sánh giá chào thầu và giá gói thầu. Giá chào thầu của nhà thầu thấp hơn giá gói thầu của chủ đầu tư, sẽ được chấm trúng thầu.
Sau đó, nhà thầu sẽ cùng với chủ đầu tư thương thảo về thời gian thực hiện, tiến độ thanh toán, thời gian bàn giao mặt bằng… Nếu 2 bên không thương thảo với nhau được các điều khoản thì không thể ký hợp đồng, tức sẽ không thể triển khai gói thầu.
Trên đây là một số thông tin sơ bộ về bảo hiểm xây dựng mọi người cần tư vấn, báo giá them về chủ đề này vui lòng liên hệ thông tin bên dưới:
Mua bảo hiểm xây dựng 2022-2030 ở đâu ?
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ:Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài:1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email:pjicosaigon@gmail.com
-
Website:baohiempetrolimex.com| thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
-
Facebook: Mua Bảo hiểm cho công trình xây dựng