Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam kwangyang của Hàn quốc xuất phát từ các cảng của Việt nam như cảng Hải phòng, Cảng Đà Nẵng, Cảng Cát lái/ cái mép thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung bài viết
Giới thiệu Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam kwangyang
Việc mua bảo hiểm vận tải đường biển là thỏa thuận của bên mua và bên bán tùy theo hợp đồng ngoại thương. Nếu ở phía việt nam bán giá CIF thì bên bán mua bảo hiểm.
Phí bảo hiểm không nhiều và được tính dựa trên giá trị của lô hàng, bên mua bảo hiểm được quyền mua tối đa 110% giá trị của lô hàng xuất khẩu.
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu pjico
Hiện nay, chúng tôi nhận bảo hiểm cho tất cả các loại hàng hóa xuất khẩu từ Việt nam đi Kwangyang như hàng khô, hàng cont thường hay hàng trái cây đóng trong container lạnh…
Những điểm quan trọng cần lưu ý
Trong bảo hiểm vận tải đường biển người mua cần quan tâm đến một số vấn đề quan trọng không nên chỉ quan tâm đến phí bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm : hay còn gọi là mức trách nhiệm bồi thường khi có rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển. Thông thường số tiền bảo hiểm sẽ lấy căn cứ là hợp đồng ngoại thương hoặc hóa đơn thanh toán (invoice). Số tiền bảo hiểm tối đa được phép mua là 110% giá trị của lô hàng ở đây bao gồm cước vận chuyển, phí bảo hiểm và lãi dự kiến. Nếu có tổn thất toàn bộ thì có thể được đền bù tối đa 110%.
Mức khấu trừ bảo hiểm: là số tiền mà bên mua bảo hiểm sẽ chia sẻ phần rủi ro thiệt hại với Bảo hiểm Petrolimex – PJICO khi có rủi ro xảy ra gậy thiệt hại hư hỏng của hàng hóa. Mức khấu trừ càng thấp thì càng có lợi cho bên mua bảo hiểm. Một số loại bảo hiểm do chúng tôi cung cấp không áp dụng mức khấu trừ.
Xem thêm: Bảo hiểm đường biển việt nam Busan
Phí bảo hiểm: là số tiền mà chủ hàng phải đóng cho công ty bảo hiểm để nếu trong quá trình vận chuyển gặp rủi ro công ty bảo hiểm sẽ đền bù lại những thiệt hại của hàng hóa. Thông thường, để bảo đảm quản trị rủi ro các ngân hàng, hãng tàu thường yêu cầu phải có bảo hiểm thì họ mới vận chuyển hàng hóa cho các bạn.
phí Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam kwangyang
Phí bảo hiểm vận tải đường biển = giá trị của lô hàng (số tiền bảo hiểm) x tỷ lệ phí bảo hiểm. Tỷ lệ phí cho hàng hóa có mức độ rủi ro khác nhau sẽ khác nhau. Ví dụ nếu hàng hóa được đóng trong container thì quá trình vận chuyển sẽ ít rủi ro hơn và phí bảo hiểm sẽ thấp hơn so với hàng hóa chở xá trong boong tàu….Vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn của chúng tôi để được báo giá cho lô hàng cần mua bảo hiểm của bạn.
Điểm loại trừ: đây là những trường hợp mà không được bồi thường khi có rủi ro xảy ra. Chiến tranh là một ví dụ vì hiện nay tình hình chiến sự khá phức tạp và các nhà tái bảo hiểm cũng yêu cầu loại trừ chiến tranh và cấm vận
Điều khoản loại trừ chiến tranh nội chiến
Bộ Hợp đồng bảo hiểm này không bao gồm trách nhiệm pháp lý do được bảo hiểm cho những tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi, phát sinh từ hoặc là hậu quả của chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, hành động khiêu khích quân sự hoặc hiếu chiến của của nước ngoài (dù có tuyên chiến hay không), nội chiến, binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng, bạo động, đảo chính, lực lượng quân sự tiếm quyền, thiết quân luật, phong tỏa, giới nghiêm hoặc những biến cố và nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố và duy trì tình trạng khẩn cấp hoặc giới nghiêm, tịch thu, trưng dụng, trưng thu, quốc hữu hóa, tiêu hủy hoặc thiệt hại tài sản bởi hoặc theo lệnh của bất kỳ Chính phủ hay cơ quan công quyền địa phương.
Điều khoản loại trừ cấm vận thương mại quốc tế
Điều khoản này quy định rằng, không có bất cứ nhà bảo hiểm (hoặc nhà tái bảo hiểm) nào được quyền cung cấp bảo hiểm và không có bất cứ nhà bảo hiểm (hoặc nhà tái bảo hiểm) nào phải chịu trách nhiệm chi trả bất cứ khiếu nại, hay yêu cầu bồi thường theo hợp đồng/ Hợp đồng bảo hiểm này nếu như nhà bảo hiểm (hoặc nhà tái bảo hiểm) khi thực hiện bồi thường theo hợp đồng (Hợp đồng bảo hiểm này), vi phạm: (i) các nghị quyết hay quy định trừng phạt, hạn chế hoặc cấm vận kinh tế của Liên Hợp Quốc hoặc (ii) các luật lệ hoặc quy định về luật, liên quan đến trừng phạt, hạn chế và cấm vận kinh tế, áp dụng đối với nhà bảo hiểm (tái bảo hiểm).
Rủi ro được Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam kwangyang
Cháy hoặc nổ
Động đất, bão lụt, gió lốc, sóng thần, sét đánh
Phương tiện vận chuyển bị đắm, bị lật đổ, bị rơi, bị trật bánh, mắc cạn, đâm va vào nhau hoặc đâm va vào vật thể khác.
Cây gãy đổ, cầu cống, đường hầm và các công trình kiến trúc khác bị sập đổ
Phương tiện chở hàng mất tích
Tổn thất chung
Hàng bị thiếu nguyên bao, nguyên kiện.
Hàng hoá bị tổn thất do đổ vỡ (loại trừ đổ vỡ do ướt)
Xác định tổn thất của hàng hóa
Tổn thất toàn bộ nói trong quy tắc này bao gồm tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính.
Khi xảy ra mất mát, hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm Hợp đồng bảo hiểm, nếu hàng hoá được bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hay hư hỏng nghiêm trọng tới mức không còn là hàng hóa với tính chất ban đầu của nó nữa hoặc Người được bảo hiểm bị mất hẳn quyền sở hữu hàng hoá thì được coi là tổn thất toàn bộ thực tế.
Khi hàng hoá được bảo hiểm bị mất mát hay hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm Hợp đồng bảo hiểm, nếu xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc do các chi phí cứu hàng, chi phí chỉnh lý và gửi hàng đến nơi nhận ghi trong Hợp đồng bảo hiểm có thể vượt quá giá trị hàng hoá khi tới nơi nhận đó, thì được coi là tổn thất toàn bộ ước tính.
Bất kỳ trường hợp mất mát hay hư hỏng nào không thuộc loại tổn thất đã nói ở hai phần trên đều được coi là tổn thất bộ phận.
Xem thêm: bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường biển
kim ngạch thương mại Việt nam – Kwangyang hàn quốc tăng
Việt Nam có 4 mặt hàng xuất khẩu trị giá trên 1 tỷ USD sang Hàn Quốc. Theo đó, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 404,4 triệu USD
Tiếp đến là nhóm ngành hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 361,9 triệu USD trong tháng 12, tính chung năm 2021 đạt 3,4 tỷ USD.
Mặt hàng tỷ USD thứ 3 là hàng dệt may, đạt trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ và chiếm gần 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Sau hàng dệt may là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 2,546 tỷ USD, tăng gần 25% và chiếm 11,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhìn chung trong năm 2021, hầu hết các nhóm ngành hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc đều đạt mức tăng trưởng dương. Ngoài 4 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá cao còn có: phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 637 triệu USD, tăng 32%; xơ sợi dệt các loại tăng 65,2%, đạt 562 triệu USD, thủy sản 808 triệu USD, tăng 5%…
Xuất khẩu dây điện và dây cáp điện tăng 28,4% đạt 266 triệu USD, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 321 triệu USD, rau quả 157 triệu USD hóa chất tăng 94%; cao su tăng 75,7%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 81,8%; than tăng 236,1%.
Xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hà Quốc tăng mạnh trong năm nay nhờ vào việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản, rau quả. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường này tăng 20,6% đạt 313,7 triệu USD. Bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả tăng 20,6%, đạt 46,5 triệu USD.
Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2022 vượt 730 tỷ USD
4:54:47 PM 12/26/2022
Năm nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến cán mốc 732 tỷ USD, tăng 10% so với 2021, theo Bộ Công Thương.
Số liệu vừa công bố của Bộ Công Thương công bố tại hội nghị tổng kết 2022 chiều 26/12, cho thấy xuất khẩu năm 2022 đạt khoảng 371,5 tỷ USD, tăng 10,5% so với 2021. Đây là lần đầu kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam vượt mốc 700 tỷ USD.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu, có 39 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng 4 so với năm ngoái. 9 mặt hàng ghi nhận kim ngạch trên 10 tỷ USD.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch ghi nhận cả năm là 360,5 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2021, kiểm soát tốt các mặt hàng hạn chế nhập. khẩu.
Tính chung xuất nhập khẩu năm nay đã lần đầu vượt 700 tỷ USD, đạt 732 tỷ USD đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Nhờ đó, cán cân thương mại thặng dư năm thứ 7 liên tiếp, với giá trị gần 11 tỷ USD, góp phần ổn định tỷ giá, dự trữ ngoại hối…
Nhờ tham gia nhiều hiệp định thương mại mới, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài,… kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đã vượt mốc 700 tỷ USD hôm 15/12/2022.
Theo Thứ trưởng Công Thương Trần Quốc Khánh, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, xuất khẩu tăng chậm lại từ quý IV, thị trường bị thu hẹp, đơn hàng giảm, cạnh tranh trên thị trường quốc tế gia tăng. Một số mặt hàng chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, trong khi giá xuất khẩu giảm, đã làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm… Việc này, theo Bộ Công Thương, đã ảnh hưởng lớn tới tốc độ tăng xuất khẩu chung cả nước.
Cùng đó, xuất khẩu tăng cao nhưng mức độ phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn, chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, năng lực xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước, nhất là vừa và nhỏ, chưa cao.
Cũng theo ông Khánh, tốc độ đa dạng hoá thị trường một số sản phẩm, như rau quả, còn chậm nên chưa đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng, hay tận dụng tốt các FTA đã ký. Việc chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sạch chính ngạch còn chậm.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ nhận xét, năm 2023 sẽ phức tạp hơn khi nhiều nền kinh tế trên thế giới được dự báo lạm phát cao; kinh tế thế giới nhiều khả năng suy thoái kỹ thuật… kéo theo sức mua, tiêu dùng toàn cầu giảm.
Các đối tác thương mại cũng khó tính hơn, như điều chỉnh các quy định liên quan tới giảm phát thải carbon, hay siết chất lượng với hàng hoá nhập khẩu. Nguồn vnexpress
Xuất khẩu gạo cao nhất từ trước đến nay
Năm 2023, xuất khẩu gạo cả nước đạt 8,13 triệu tấn với trị giá 4,7 tỷ USD – mức kỷ lục của ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Đây là con số thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan. So với 2022, xuất khẩu gạo tăng 14,4% về lượng và 35,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam là nước sản xuất gạo lớn thứ năm thế giới và là nhà xuất khẩu lớn thứ ba thế giới (tính theo sản lượng). Dù ảnh hưởng bởi El Nino, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng đột biến.
Theo các doanh nghiệp, xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh kể từ khi Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati vào tháng 7/2023. Tới nay, lệnh cấm này chưa gỡ bỏ nên kỳ vọng xuất khẩu gạo trong năm 2024 sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực.
Hiện, Ấn Độ chiếm khoảng 40% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu. Trong đó, Iran, Arabia Saudi và Trung Quốc là các khách hàng lớn nhất. Một số nước châu Phi phụ thuộc đáng kể vào gạo từ quốc gia Nam Á.
Năm nay cũng là năm mà nhiều nước gia tăng nhập gạo Việt, bằng 2-28 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với hơn 3,1 triệu tấn; Indonesia nhập khoảng 1,15 triệu tấn; Trung Quốc trên 908.000 tấn trong khi Ghana khoảng 576.000 tấn…
Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Đồng Tháp đánh giá 2023 là một nhu cầu nhập khẩu từ các quốc gia tăng cao. Đặc biệt nhiều nước trước đây chỉ nhập hàng Việt nhỏ giọt, nay cũng tìm tới mua với sản lượng lớn.
Dự báo về năm 2024, các doanh nghiệp cho rằng xuất khẩu gạo vẫn có nhiều lạc quan. Các nước nhập khẩu gạo đang tìm kiếm nguồn cung ổn định. Ấn Độ có thể tiếp tục duy trì hạn chế xuất khẩu gạo sau cuộc bầu cử và ảnh hưởng của hiện tượng El Nino có thể kéo dài tới giữa năm nay.
Mua Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam kwangyang
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài: 1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email: pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com || thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
-
Facebook: Bảo hiểm hàng hóa đi đường biển