Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon

3057 Lượt xem

Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon sử dụng phương tiện vận chuyển là các con tàu container. Thông thường, nếu phía việt nam bán giá cif thì sẽ là người mua bảo hiểm và thanh toán chi phí vận tải đường biển (ocean freight).

bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon
bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon

Người mua bảo hiểm vận tải biển từ Việt nam đi Incheon có thể là chủ hàng, bên mua hoặc bên bán, cũng có thể là bên vận tải, bên được ủy quyền mua bảo hiểm theo hợp đồng ngoại thương nhưng người thụ hưởng phải là người có quyền lợi trực tiếp của lô hàng ở đây là bên mua hoặc bên bán.

Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu pjico

Quyền lợi Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon

Bảo hiểm này sẽ bồi thường cho những tổn thất của lô hàng trong quá trình vận chuyển cụ thể từ nơi đi đến nơi đến được ghi rõ trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Bảo hiểm Petrolimex – PJICO có trách nhiệm bồi thường theo những tổn thất thực tế của lô hàng tối đa bằng số tiền tham gia bảo hiểm được ghi rõ trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Số tiền tham gia bảo hiểm thông thường bằng 100% giá trị của lô hàng tối đa có thể làm bảo hiểm cho 110% giá trị của lô hàng. Theo đó ngoài giá trị của hàng hóa 10% giá trị tăng thêm có thể bao gồm:

Cước vận tải biển (OF- ocean freight)

Phí bảo hiểm (I- Insurance)

Lãi dự kiến của lô hàng.

Phí Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon

Phí bảo hiểm là số tiền mà chủ hàng phải thanh toán cho công ty bảo hiểm để Công ty bảo hiểm đền bù khi có rủi ro với lô hàng trong quá trình vận chuyển.

Phí bảo hiểm = giá trị của lô hàng x tỷ lệ phí bảo hiểm

Tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm tính toán và đưa ra dựa trên mức độ rủi ro và khả năng xảy ra rủi ro của lô hàng. Tỷ lệ này do máy tính dự đoán và sẽ đưa ra tỷ lệ cho từng loại hàng hóa. Có một số căn cứ để đưa ra tỷ lệ phí bảo hiểm như sau:

Hàng hóa được đóng trong container hay chở xá: Với những mặt hàng chở xá như nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc thì mức độ rủi ro sẽ cao hơn và như vậy tỷ lệ phí sẽ cao hơn hàng hóa để trong container.

Với hàng hóa để trong container rủi ro bị tổn thất cao hơn với những mặt hàng như cám mì, ngô, đậu tương…so với các mặt hàng như máy móc thiết bị, cơ khí, sắt thép… như vậy với các mặt hàng rủi ro cao hơn thì phí bảo hiểm sẽ cao hơn.

Ngoài ra, phí bảo hiểm còn bị ảnh hưởng bởi các điều khoản mở rộng theo đơn bảo hiểm chuẩn của hiệp hội bảo hiểm London của Anh quốc như rủi ro chiến tranh, đình công, rủi ro cấm vận, rủi ro mất cắp hao hụt, ẩm mốc…

Xem thêm: bảo hiểm vận chuyển hàng hóa đường biển

Vui lòng cung cấp một số thông tin cụ thể của lô hàng để chúng tôi có thể báo giá chi tiết phí bảo hiểm vận tải đường biển cho quý khách.

Yêu cầu Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon

Hợp đồng bảo hiểm coi như đã được ký kết khi Người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm bằng văn bản.

Người bảo hiểm sẽ căn cứ vào Giấy yêu cầu bảo hiểm để cấp đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm.

bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon
bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon

Trừ khi có thoả thuận khác, Người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểm cho Người bảo hiểm ngay khi nhận đơn bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ bồi thường khi đã nhận được phí bảo hiểm trước khi tổn thất xảy ra.

Xem thêm: Bảo hiểm đường biển việt nam Busan

Nếu sau khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết mà có bất kỳ thay đổi nào về rủi ro được bảo hiểm, đặc biệt nếu vì thay đổi đó mà làm tăng thêm nguy hiểm thì Người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho Người bảo hiểm biết sự thay đổi đó ngay khi họ được biết.

Khi nhận được thông báo này, Người bảo hiểm sẽ cấp giấy sửa đổi bổ sung và có thể căn cứ vào việc thay đổi đó mà yêu cầu Người được bảo hiểm trả thêm phí bảo hiểm

Trục lợi Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon

Nếu Người được bảo hiểm khai báo sai hoặc giấu giếm những điểm đề ra trong Giấy yêu cầu bảo hiểm hay những sự việc thay đổi đã được thông báo cho Người bảo hiểm, thì Người bảo hiểm được miễn trách nhiệm đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm.

Nếu hợp đồng bảo hiểm được ký kết khi đã xảy ra tổn thất trong phạm vi trách nhiệm của hợp đồng thì hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị, nếu Người được bảo hiểm không hay biết gì về tổn thất đó. Nhưng nếu Người được bảo hiểm đã biết có tổn thất rồi thì Người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường mà vẫn có quyền nhận phí bảo hiểm.

Nếu hợp đồng bảo hiểm được ký kết khi hàng hoá được bảo hiểm đã an toàn về đến nơi nhận ghi trong hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị nếu Người bảo hiểm không hay biết gì về việc đó. Nhưng nếu Người bảo hiểm đã biết việc đó rồi thì hợp đồng bảo hiểm sẽ mất hiệu lực và họ phải hoàn lại cho Người được bảo hiểm toàn bộ số phí bảo hiểm mà họ đã nhận được

Thụ hưởng Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon

Người thụ hưởng quyền lợi khi có rủi ro xảy ra là chủ hàng (bên mua hoặc bên bán) của lô hàng.

Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được chuyển nhượng cho một người khác sau khi Người được bảo hiểm hay đại diện có thẩm quyền của họ ký ở mặt sau đơn hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm

Khai báo Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon

Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm phải là giá trị do Người được bảo hiểm khai báo

Nếu Người được bảo hiểm không khai báo được số tiền bảo hiểm thì có thể áp dụng cách tính giá trị bảo hiểm như sau:

Giá trị bảo hiểm của hàng hoá được bảo hiểm bao gồm giá tiền hàng ghi trên hoá đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hoá đơn), cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.

Cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu điều cẩn trọng trong ký kết hợp đồng

Xem thêm: Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam kwangyang

Theo Hiệp hội điều Việt Nam, vừa qua, 17 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều thuộc Hiệp hội điều Việt Nam gặp tình trạng trục trặc về hồ sơ chứng từ của các lô hàng gửi đến Italy và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguy cơ thiệt hại vì lừa đảo

Theo ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam, vừa qua, 17 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều thuộc Hiệp hội điều Việt Nam gặp tình trạng trục trặc về hồ sơ chứng từ của các lô hàng gửi đến Italy và Thổ Nhĩ Kỳ.

Với hồ sơ gửi tới ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, trong quá trình gửi hồ sơ nhờ thu từ ngân hàng Việt Nam tới các ngân hàng của người mua theo hướng dẫn, đều có sự thay đổi về số Swift. Sau khi ngân hàng của người mua nhận được bộ chứng từ thì họ thông báo người mua không phải khách hàng của họ và đã trả lại bộ chứng từ nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào và cũng không cung cấp số vận đơn cho ngân hàng Việt Nam, dù ngân hàng Việt Nam đã gửi rất nhiều điện liên hệ nhưng vẫn không trả lời.

bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon
bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon

Còn với hồ sơ gửi đến ngân hàng tại Italy thì được thông báo rằng họ đã nhận được bộ chứng từ nhưng là các bản copy không phải bản gốc. Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu điều sang hai thị trường này rất lo lắng vì không biết bộ chứng từ gốc ở đâu.

Trong khi đó, bất cứ ai có bộ chứng từ gốc đều có thể đến gặp hãng vận chuyển Cosco, YANGMING, HMM, ONE để nhận hàng.

Một doanh nghiệp đã nêu ý kiến đây là 1 vụ lừa đảo lớn vì số lượng lên đến gần 100 container với giá trị hàng trăm triệu USD. Tất cả lô hàng đi 2 thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và Italy này đều thông qua Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Kim Hạnh Việt, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Bạch Khánh Nhựt cho hay khi hàng rời cảng, các doanh nghiệp thấy bất an vì phía đặt hàng chưa chuyển tiền gối đầu nên các doanh nghiệp đã liên tục liên hệ với công ty Kim Hạnh Việt, nhưng phía Kim Hạnh Việt trấn an cứ tiếp tục giao hàng.

Những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu điều đã nhanh chóng bay sang Singapore – cảng trung chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Italy – để yêu cầu dừng vận chuyển lô hàng vẫn còn ở cảng này. Do vậy, một số doanh nghiệp giữ lại được vài container nhân điều chưa được chuyển đi.

Trước sự cố này, Hiệp hội điều Việt Nam đã nhanh chóng gửi thống báo cầu cứu đến Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để nhờ hỗ trợ giải quyết.

Tiếng chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Theo thông tin từ Hiệp hội điều Việt Nam, 17 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều đứng trước nguy cơ bị lừa đảo này đã ủy nhiệm thu cho 5 ngân hàng Việt Nam thông qua phương thức nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P).

Nhờ thu trả tiền trao chứng từ là hình thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người nhập khẩu chỉ lấy được bộ chứng từ khi đã chuyển vào ngân hàng đủ số tiền thanh toán. Hình thức nhờ thu này được áp dụng trong trường hợp thanh toán trả ngay.

Phương thức này có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Ngân hàng sẽ thay mặt người bán khống chế bộ chứng từ hàng hóa. Nhưng rủi ro ở chỗ, người bán thông qua ngân hàng mới khống chế được quyền định đoạt hàng hóa của người mua, chứ chưa thực sự khống chế được việc trả tiền của người mua.

Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hoặc có thể không nhận hàng hóa khi tình hình thị trường bất lợi đối với họ. Như vậy, quyền lợi của bên bán vẫn chưa thực sự được đảm bảo.

Việc thất thoát hồ sơ, chứng từ ở một khâu nào đó rất dễ xảy ra mà người xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu không thể lường trước được. Vì vậy, Công ty Cổ phần Hà Mỵ luôn dùng phương thức cổ điển để xuất khẩu và giao hàng như nhận tiền đặt cọc đơn hàng mới tiến đến ký kết hợp đồng.

Chính vì vậy, sự việc xảy ra của 17 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều xuất hàng đi thị trường Italy và Thổ Nhĩ Kỳ là sơ suất của chính doanh nghiệp, không liên quan đến đơn vị môi giới bởi đơn vị môi giới không có trách nhiệm thanh toán cho đơn hàng.

bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon
bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon

Hơn nữa, khi doanh nghiệp xuất khẩu đặt chỗ (booking) với các hãng tàu đều có chứng từ (bill) đặt chỗ. Đây là cơ sở giữa doanh nghiệp xuất khẩu và hãng tàu. Sau khi đặt chỗ cho lô hàng xuất khẩu, ngân hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu liên kết mới gửi bộ chứng từ gốc cho hãng tàu nhận hàng tại nước nhập khẩu để tiến hành giao hàng.

Khi ngân hàng chưa gửi Bộ chứng từ gốc cho hãng tàu đồng nghĩa hãng tàu không thể giao hàng cho nhà nhập khẩu. Sự việc xảy ra của 17 doanh nghiệp xuất khẩu điều bị mất chứng từ gốc này chứng tỏ Bộ chứng từ gốc bị mất trước khi giao cho ngân hàng kết nối của các doanh nghiệp.

Như vậy, lô hàng hàng trăm container điều xuất khẩu đi thị trường Italy và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể lấy lại được khi hàng chưa ra khỏi cảng, doanh nghiệp xuất khẩu đóng phí giữ chân cho lô hàng đó thì vẫn có thể đưa được hàng hóa về, doanh nghiệp chỉ mất phí vận chuyển đưa về, chứ không mất hàng. Bằng quy trình này, lượng container điều xuất khẩu đi Italy và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không thiệt hại lớn như số lượng container ký trong các hợp đồng, ông Tạ Quang Huyên chia sẻ thêm.

Nguồn: vietnamplus.vn

bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon
bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon

VASEP kiến nghị bỏ hạn ngạch với tôm xuất khẩu

3:39:57 PM Ngày 16/01/2024

Lượng tôm xuất khẩu vào Hàn Quốc vượt quá hạn ngạch cho phép 15.000 tấn/năm, còn thực tế các nhà nhập khẩu phải mất 14-16% giá trị lô hàng để “đấu thầu” có được hạn ngạch. VASEP lên tiếng và kiến nghị nhiều vấn đề.

Mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) có báo cáo kết quả sản xuất, xuất khẩu thủy sản năm 2023; cơ hội, thách thức trong năm 2024 và các kiến nghị giải pháp củng cố, gia tăng năng lực cạnh tranh ngành hàng.

Theo VASEP, năm qua thực trạng sản xuất, xuất khẩu thủy sản đối diện với lạm phát cao, nhu cầu giảm, tồn kho lớn. Giá xuất khẩu giảm và những khó khăn, bất cập trong sản xuất kinh doanh nội địa khiến kết quả xuất khẩu ngành này giảm 17% so với năm 2022, chỉ đạt 9 tỉ USD.

Từ bức tranh của năm 2023, VASEP cũng đưa ra được những dự đoán kèm những cơ hội, thách thức của năm 2024, từ đó đặt ra nhiều kiến nghị với Chính phủ.

Hiện nay, tôm Việt xuất khẩu vào Hàn Quốc đã đã vượt xa mức hạn ngạch cho phép là 15.000 tấn/năm; thuế nhập khẩu 0%.

Thực trạng các nhà nhập khẩu vào xứ sở Kim Chị phải “đấu thầu” để có hạn ngạch nhập tôm Việt Nam với chi phí không nhỏ, 14-16% giá trị lô hàng. VASEP kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc.

mua-bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon-han-quoc-o-dau
mua-bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon-han-quoc-o-dau

Ngoài ra, với ngành tôm, VASEP còn kiến nghị hỗ trợ tích cực trong vụ điều tra chống trợ cấp của Mỹ, để ngành tôm có thể vượt qua các giai đoạn điều tra trong thời gian tới.

Câu chuyện sản phẩm thủy sản nuôi của Việt Nam đang rất khó cạnh tranh với các quốc gia khác (Ecuador, Ấn độ…), do giá thức ăn đang tăng cao, tác động rất lớn đến hoạt động nuôi và giá thành nguyên liệu.

Vì thế, VASEP đề xuất có chính sách kiểm soát về giá thức ăn nhằm ổn định giá thành nguyên liệu, tăng sức cạnh tranh cho thủy sản Việt Nam. Chẳng hạn như cá tra, giảm thuế nhập khẩu bã đậu nành để sản xuất thức ăn cho cá xuống 0%; với tôm tính điện 1 giá cho cơ sở nuôi tôm.

Giống luôn là mấu chốt quan trọng của mặt hàng tôm nuôi và cá tra, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các chính sách hỗ trợ đặc thù cho các đơn vị sản xuất giống cá tra theo quy chuẩn; với tôm thì tăng cường kiểm soát chất lượng con giống, đảm bảo không có con giống kém chất lượng, dịch bệnh ra thị trường.

Ngoài ra, hiệp hội này có thêm nhiều kiến nghị liên quan khác. Cụ thể như: điều chỉnh sửa đổi phù hợp quy định kiểm soát an toàn thực phẩm nguyên liệu hải sản khai thác nhập khẩu để chế biến xuất khẩu vào EU, đặc biệt bị tác động là ngành cá ngừ.

Hay thay đổi quy định về cách tiếp cận cấp giấy S/C (giấy xác nhận nguyên liệu) ngay cho chủ hàng khi chủ hàng đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu tại cảng cá; thiết lập hệ thống dữ liệu đầu vào nguyên liệu; kế hoạch xây dựng chợ đấu giá hải sản…

mua-bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon-han-quoc-o-dau
mua-bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon-han-quoc-o-dau

Năm 2024, dự đoán kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mức 9,5-10 tỉ USD

Năm 2023, VASEP có 318 doanh nghiệp thành viên trên toàn quốc, tổng kim ngạch xuất khẩu của các thành viên chiếm 80 – 83% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng năm của cả nước.

Năm 2024, có 695 nhà máy có code xuất khẩu EU; xuất khẩu tới gần 170 thị trường bao gồm những thị trường lớn và khó tính nhất; kim ngạch xuất khẩu đứng trong top 10 ngành hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ hồi phục dần trong năm 2024 và kim ngạch trở lại mức 9,5 – 10 tỉ USD năm 2024. Trong đó, ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỉ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỉ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản khai thác dự báo thu về khoảng 3,6 – 3,8 tỉ USD.

Thêm trợ lực cho doanh nghiệp bứt tốc

Nghị quyết 02/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã “trở lại” sau một năm lồng ghép vào Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước.

Còn nhiều khó khăn

Nghị quyết 02/2024 nêu rõ gần đây, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh có xu hướng chậm lại, thậm chí có lĩnh vực còn tạo thêm thủ tục không cần thiết, khiến doanh nghiệp (DN) đối mặt với rủi ro. Những khó khăn liên quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thực hiện dự án đầu tư… tiếp tục là rào cản lớn.

Cuối tháng 12-2023, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Chính phủ, phản ánh tình trạng DN phải tiếp quá nhiều đoàn thanh – kiểm tra trong năm.

Theo VASEP, cùng một nội dung, lĩnh vực nhưng lại có nhiều đơn vị thanh – kiểm tra khác nhau, đặc biệt là ở nhóm nội dung về hải quan, thuế, môi trường. Hơn nữa, hoạt động này diễn ra với tần suất quá dày, cách thức thực hiện phiền hà dẫn đến DN phát sinh chi phí, gián đoạn sản xuất – kinh doanh và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.

mua-bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon-han-quoc-o-dau
mua-bao-hiem-van-tai-duong-bien-viet-nam-incheon-han-quoc-o-dau

Trong bối cảnh DN thiếu đơn hàng, lao động và giá cả sụt giảm, hoạt động thanh – kiểm tra đã khiến gánh nặng gia tăng. Đáng chú ý, tình trạng này chỉ là một trong số những khó khăn mà DN đang đối mặt.

Theo ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), do trên thế giới có xung đột địa chính trị nên tình hình hiện nay rất khó dự báo, có thể hôm trước thị trường ấm lên nhưng hôm sau lại khác.

Chẳng hạn, căng thẳng tại Biển Đỏ khiến chi phí vận tải tăng, đẩy nhiều DN xuất khẩu vào thế khó. Do đó, sự hỗ trợ từ nhà nước qua việc cải thiện môi trường kinh doanh, giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư – kinh doanh, giảm rủi ro chính sách, nâng cao sức chống chịu của DN là rất cần thiết lúc này – ông Hiếu bày tỏ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng thẳng thắn nhìn nhận thể chế phát triển các loại thị trường chưa theo yêu cầu, sự vận động nhanh, đa dạng của xu thế phát triển.

Việc cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh có nơi, có lúc còn chậm, chưa thực sự tạo môi trường thông thoáng.

Năm 2024, bộ sẽ nắm bắt phản ánh của DN để tham mưu, đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; cắt giảm điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh; hỗ trợ phát triển DN lớn, đầu đàn, DN tư nhân vươn ra thế giới.

Mua Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon

CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN

⭐️ Giá Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon bao nhiêu ?

Trả lời: Giá bảo hiểm phụ thuộc vào giá trị lô hàng…

⭐️ Mua Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon ở đâu uy tín?

Trả lời: PJICO là nhà bảo hiểm thân vỏ ô tô chuyên nghiệp đã kinh doanh từ 1995 đến nay đã được hơn 26 năm.

⭐️ Mua Bảo hiểm vận tải đường biển Việt nam Incheon cần chuẩn bị gì?

Trả lời: Các chứng từ như bill, invoice, packing list, sales contract, giấy yêu cầu bảo hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *