Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm là loại hình bảo hiểm bồi thường cho những thiệt hại về người sau khi người đó sử dụng các sản phẩm như thực phẩm, đồ uống…Người mua bảo hiểm này là người sản xuất ra các sản phẩm đó như thực phẩm, suất ăn.
Nội dung bài viết
Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm là gì ?
Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số: 61/2010/QH12 được Quốc hội khóa X của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 24/11/2010.
Xem thêm: Bảo hiểm suất ăn công nghiệp
Căn cứ Quy tắc bảo hiểm Trách nhiệm Sản phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ/TSC/TGĐ ngày 27/01/2015 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
Phạm vi bảo hiểm ngộ độc thực phẩm là gì ?
Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải bồi thường cho bên thứ ba như:
thương tật bất ngờ hoặc bệnh tật về người
những tổn thất bất ngờ về tài sản
gây nên bởi hàng hóa do Người được bảo hiểm bán, cung cấp, sửa chữa, thay đổi, xử lý hay phục vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện và phát sinh trong suốt thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ quy định;
Tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng:
mà có thể đòi được từ một bên nguyên đơn chống lại Người được bảo hiểm,
phải chi ra với sự đồng ý của PJICO bằng văn bản của bất kỳ khiếu nại nào đòi Người được bảo hiểm phải bồi thường và việc bồi thường đó được áp dụng theo quy định trong Quy tắc bảo hiểm.
Các điểm loại trừ bảo hiểm ngộ độc thực phẩm ?
Loại trừ rủi ro khủng bố
Trong phạm vi áp dụng của Điều khoản này, “hành động khủng bố” có nghĩa là một hành động, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn của việc sử dụng bạo lực và/hoặc đe dọa sử dụng bạo lực của bất kỳ người hoặc nhóm người nào, cho dù hành động một cách đơn độc hoặc nhân danh hay có liên quan đến bất kỳ tổ chức hay chính phủ nào, được thực hiện nhằm các mục đích chính trị, tôn giáo, hệ tư tưởng hoặc các mục đích tương tự, bao gồm cả ý định gây ảnh hưởng đến chính quyền và/hoặc đặt công chúng hoặc bất kỳ bộ phận nào của công chúng trong nỗi sợ hãi.
Xem thêm: Bảo hiểm ngộ độc bánh trung thu
Điều khoản này cũng loại trừ các tổn thất hay bất kỳ chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp nào gây ra bởi, phát sinh từ hoặc có liên quan đến bất kỳ hành động nào được thực hiện nhằm kiểm soát, ngăn ngừa, trấn áp bất kỳ hành động khủng bố nào hoặc bất kỳ hành động nào được thực hiện theo bất kỳ cách thức nào có liên quan đến hành động khủng bố đó.
Trong trường hợp bất kỳ phần nào của Điều khoản này được nhận thấy là không có hiệu lực hoặc không thể thi hành được, các phần còn lại sẽ vẫn được giữ nguyên đầy đủ tính hiệu lực.
Loại trừ chiến tranh, nội chiến
Bộ Hợp đồng bảo hiểm này không bao gồm trách nhiệm pháp lý do được bảo hiểm cho những tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi, phát sinh từ hoặc là hậu quả của chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, hành động khiêu khích quân sự hoặc hiếu chiến của của nước ngoài (dù có tuyên chiến hay không), nội chiến, binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa, cách mạng, bạo động, đảo chính, lực lượng quân sự tiếm quyền, thiết quân luật, phong tỏa, giới nghiêm hoặc những biến cố và nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố và duy trì tình trạng khẩn cấp hoặc giới nghiêm, tịch thu, trưng dụng, trưng thu, quốc hữu hóa, tiêu hủy hoặc thiệt hại tài sản bởi hoặc theo lệnh của bất kỳ Chính phủ hay cơ quan công quyền địa phương.
Loại trừ hạn chế và cấm vận thương mại
Điều khoản này quy định rằng, không có bất cứ nhà bảo hiểm (hoặc nhà tái bảo hiểm) nào được quyền cung cấp bảo hiểm và không có bất cứ nhà bảo hiểm (hoặc nhà tái bảo hiểm) nào phải chịu trách nhiệm chi trả bất cứ khiếu nại, hay yêu cầu bồi thường theo hợp đồng/ Hợp đồng bảo hiểm này nếu như nhà bảo hiểm (hoặc nhà tái bảo hiểm) khi thực hiện bồi thường theo hợp đồng (Hợp đồng bảo hiểm này), vi phạm:
(i) các nghị quyết hay quy định trừng phạt, hạn chế hoặc cấm vận kinh tế của Liên Hợp Quốc hoặc (ii) các luật lệ hoặc quy định về luật, liên quan đến trừng phạt, hạn chế và cấm vận kinh tế, áp dụng đối với nhà bảo hiểm (tái bảo hiểm).
Loại trừ rủi ro an ninh mạng
Dù cho có bất kỳ quy định nào trái ngược trong hợp đồng bảo hiểm này, hợp đồng bảo hiểm sẽ loại trừ mọi tổn thất, thiệt hại, trách nhiệm pháp lý, khiếu nại, chi phí hoặc chi phí khác dù có tính chất như thế nào, trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi, góp phần vào, kết quả từ, phát sinh từ hoặc liên quan đến:
bất kỳ mất mát hoặc thay đổi hoặc thiệt hại hoặc giảm chức năng, tính khả dụng hoặc sự vận hành của hệ thống máy tính, trừ khi tuân theo các quy định của khoản 2 điều này;
bất kỳ trường hợp mất khả năng sử dụng, giảm chức năng, sửa chữa, thay thế, phục hồi hoặc tái lập bất kỳ Dữ liệu nào, bao gồm bất kỳ số tiền nào liên quan đến giá trị của dữ liệu đó;
Tùy thuộc vào các điều khoản, điều kiện và loại trừ khác có trong hợp đồng bảo hiểm này, hợp đồng bảo hiểm sẽ bảo hiểm thiệt hại vật chất đối với tài sản được bảo hiểm theo các hợp đồng bảo hiểm gốc và bất kỳ tổn thất gián đoạn nào phát sinh từ đó.
Nó được hiểu và đồng ý rằng bất kỳ Hệ thống máy tính nào sẽ không được coi là đã duy trì thiệt hại vật chất chỉ do sự tồn tại của bất kỳ khiếm khuyết, tham nhũng, giảm chức năng hoặc không thể truy cập, xử lý, sử dụng hoặc vận hành Hệ thống Máy tính đó.
Định nghĩa trong bảo hiểm ngộ độc thực phẩm
Hệ thống Máy tính có nghĩa là bất kỳ máy tính, phần cứng, phần mềm, hệ thống truyền thông, thiết bị điện tử (bao gồm nhưng không giới hạn ở điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị có tích hợp bộ vi xử lý), máy chủ, đám mây hoặc bộ vi điều khiển bao gồm bất kỳ hệ thống tương tự nào hoặc bất kỳ cấu hình nào của hệ thống nói trên và bao gồm mọi đầu vào, đầu ra, thiết bị lưu trữ dữ liệu, thiết bị kết nối mạng hoặc thiết bị sao lưu.

Dữ liệu có nghĩa là thông tin, dữ kiện, khái niệm, mã hoặc bất kỳ thông tin nào khác dưới bất kỳ hình thức nào được ghi lại hoặc được truyền tải dưới dạng được hệ thống máy tính sử dụng, truy cập, xử lý, truyền tải hoặc lưu trữ.
Tổn thất gián đoạn có nghĩa là gián đoạn kinh doanh của chính doanh nghiệp được bảo hiểm hoặc gián đoạn kinh doanh của khách hàng và nhà cung cấp của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc bất kỳ tổn thất do hậu quả nào khác.
Mời tham khảo thêm: Hợp đồng bảo hiểm suất ăn công nghiệp
Hồ sơ khiếu nại bồi thường bảo hiểm ngộ độc thực phẩm :
Văn bản khiếu nại đòi bồi thường của bên thứ ba bị thiệt hại
Thông báo tổn thất, khiếu nại của người được bảo hiểm gửi cho Bên bảo hiểm
Biên bản về sự cố gây thiệt hại cho bên thứ ba
Biên bản giám định thiệt hại hoặc Biên bản xác nhận về thiệt hại
Các tài liệu, chứng từ liên quan đến tới việc khắc phục sự cố
Biên bản hòa giải giữa người được bảo hiểm và bên thứ ba bị thiệt hại
Phán quyết của tòa án hoặc trọng tài về giải quyết trách nhiệm dân sự giữa người được bảo hiểm và bên thứ ba bị thiệt hại (nếu có)
Các giấy tờ chứng minh về số tiền hay giá trị hiện vật đã bồi thường cho bên thứ ba
Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến sự cố tổn thất theo yêu cầu của Bên bảo hiểm.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Người được bảo hiểm nộp hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường đầy đủ và hợp lệ cho Bên bảo hiểm, Bên bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết xong việc bồi thường tổn thất cho Người được bảo hiểm.
Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm
Ngày 04/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 và thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP đã khắc phục được cơ bản các vướng mắc, bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế, bổ sung một số hành vi còn thiếu, không cụ thể, tăng mức xử phạt vi phạm hành chính so với Nghị định 178/2013/NĐ-CP;
Quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo; Nghị định quy định nhiều hành vi vi phạm bị xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn…
Đây được xem là những quy định cần thiết nhằm siết chặt hơn và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Mức xử phạt liên quan đến ngộ độc thực phẩm
Cụ thể: Nghị định 115/2018/NĐ-CP bổ sung và nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với một số hành vi vi phạm về điều kiện cơ sở, kiến thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; ví dụ như kinh doanh dịch vụ ăn uống:
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang, không cắt ngắn móng tay, không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay;
Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi cống rãnh thoát nước thải trong khu vực chế biến bị ứ động, không che kín hoặc dụng cụ thu gom rác không có nắp đậy;
Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi chủ cơ sở không đáp ứng kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
Mức phạt tiền cụ thể liên quan đến ngộ độc thực phẩm
Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi sử dụng người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được tham gia trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống;
Đối với chủ cơ sở có hành vi chế biến thực phẩm không đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm, nghị định quy định xử phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp gây ngộ độc từ 01 đến 04 người;
Xử phạt 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng trong trường hợp gây ngộ độc từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động từ 01 đến 03 tháng…
Nghị định cũng quy định rõ hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của các loại hình khác nhau, ứng với mức tiền phạt khác nhau và mức tiền phạt từ 20 đến 60 triệu đồng; cao hơn nhiều so với quy định tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP.
Một điểm mới đáng chú ý trong Nghị định 115/2018/NĐ-CP về vi phạm quy định tự công bố sản phẩm với các trường hợp: Không có bản tự công bố, bản tự công bố sản phẩm không đúng quy định theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP:
Mức xử phạt hành chính
Quy định mức xử phạt vi phạm hành chính lên tới 50 triệu đồng đối với cơ sở vi phạm và thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả:
Ví dụ: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, nhập khẩu thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc thu hồi sản phẩm thực phẩm vi phạm, buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái thế hoặc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm;
Tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tối đa lên tới 100 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; ngoài ra phải buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP cũng quy định về công tác hậu kiểm nhằm phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP; qua đó, giúp các cơ quan quản lý chuyên ngành kiểm soát tốt hơn về các điều kiện trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Công an đang làm việc với những người chế biến và cung cấp thức ăn
8:46:32 PM 11/20/2022
Chiều 20-11, tại buổi họp về vụ học sinh bị ngộ độc ở trường iSchool Nha Trang (Khánh Hòa), ông Phạm Hữu Bình – hiệu trưởng nhà trường – cho biết công an đang làm việc với những người chế biến và cung cấp thức ăn.

Theo ông Phạm Hữu Bình, các cơ quan chức năng đã kiểm tra cơ sở cung cấp thức ăn, các giấy chứng nhận, sức khỏe nhân viên và thu tám mẫu thức ăn tại cơ sở này mang về Viện Pasteur Nha Trang kiểm định về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
Về suất ăn, ông Bình cho hay nhà trường hợp đồng với một đơn vị cung cấp thức ăn, rồi chế biến tại trường. Hiện công an đang kiểm tra những người chế biến thức ăn, nguồn cung cấp thức ăn để điều tra nguyên nhân.
Về trường hợp một học sinh tử vong, ông Bình nói: Chúng tôi rất tiếc và thành thật chia sẻ em học sinh lớp 1 đã không qua khỏi. Thay mặt nhà trường, chúng tôi chân thành xin lỗi quý phụ huynh và nhận trách nhiệm về mình.
Nhà trường cũng cho các em học sinh nghỉ học một tuần để các em ổn định sức khỏe, đồng thời tạm dừng việc cung cấp suất ăn bán trú.
Tại cuộc họp, các phụ huynh bức xúc, yêu cầu trường iSchool Nha Trang thay đổi và tìm nhà cung cấp suất ăn đảm bảo an toàn, tìm một chuyên gia về dinh dưỡng cho học sinh. Nhà trường cũng thông báo rất trễ vụ ngộ độc đến các phụ huynh học sinh làm nhiều em trở nặng, các bệnh viện quá tải, các phụ huynh không kịp trở tay.
Tôi đề nghị phía nhà trường liên hệ ngay với các bệnh viện tìm chuyên gia, mời tới Nha Trang để có phác đồ điều trị cho con tôi cũng như những học sinh khác. Phải làm rõ nguyên nhân ngộ độc vì bốn ngày rồi chưa có kết quả, một phụ huynh nói.
Ông Phạm Hữu Bình cam kết sau buổi họp sẽ đề xuất đưa bác sĩ có chuyên môn ở các nơi về Nha Trang chăm sóc, điều trị cho học sinh ở bệnh viện và trong ngày mai các bác sĩ sẽ có mặt. Ngoài ra, trường cũng đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo, tăng cường chuyên gia về dinh dưỡng.
Ông Nguyễn Lâm Quang Thoại – phó giám đốc Công ty iSchool – cũng khẳng định: Sáng mai sẽ có các bác sĩ đầu ngành đến từng bệnh viện để thăm khám, hỗ trợ các em.
21 ca ngộ độc nặng vẫn đang điều trị
Tính đến 11h ngày 20-11, qua báo cáo nhanh của Sở Y tế Khánh Hòa, tổng số ca tiếp nhận là 600 ca; tổng số ca xử trí ổn định cho về theo dõi 240 ca; tổng số ca nhập viện điều trị nội trú 360 ca; tổng số ca xuất viện 93 ca, đang điều trị 266 ca.
Các trường hợp nặng cần theo dõi 21 ca, cụ thể: Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 1 ca; Bệnh viện 22-12: 15 ca; Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí: 4 ca; Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: 1 ca. Nguồn tuoitre
Học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại
1:33:03 PM 12/08/2022
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết tối 7-12-2022, bệnh viện đã tiếp nhận, cấp cứu cho 40 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm, với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn.

Qua đánh giá, các trường hợp được chẩn đoán và theo dõi nhiễm trùng, nhiễm độc do ăn uống. Các bác sĩ đã truyền dịch, chống độc cho bệnh nhân.
Hiện tình trạng sức khỏe của 40 bệnh nhân đều ổn định; trong đó, 37 trường hợp đã cho về nhà theo dõi, các trường hợp còn lại đang được bệnh viện theo dõi và điều trị tiếp.
Anh Đỗ Tiến Khoa, phụ huynh học sinh, cho biết ngày 7-12-2022, các con đi dã ngoại theo chương trình của nhà trường; sau đó dùng bữa tối tại một khách sạn ở thị trấn Mộc Châu. Các món ăn chính trong bữa tối gồm: đùi gà chiên, ngô chiên, sườn xào, nước ngọt…
Sau khi các con nhập viện, nhà trường đã thông báo cho phụ huynh.
Được biết, 40 học sinh này đang học tại Trường tiểu học Mộc Lỵ, huyện Mộc Châu. Trong bữa tối 7-12-2022 có 164 học sinh cùng dùng bữa tại khách sạn Mường Thanh Mộc Châu.
Bà Phạm Thị Huệ, hiệu trưởng Trường tiểu học Mộc Lỵ, thông tin ngày 7-12-2022, nhà trường tổ chức chương trình dã ngoại tại một số địa điểm trên địa bàn; sau đó ăn tối tại khách sạn Mường Thanh Mộc Châu.
Sau khi xảy ra vụ việc, các giáo viên đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng đưa học sinh đến bệnh viện cấp cứu. Hiện các học sinh này đang được nghỉ học và tiếp tục theo dõi sức khỏe.
Hiện các cơ quan chức năng huyện Mộc Châu đã lấy mẫu thực phẩm để xác định nguyên nhân vụ việc.
Chủ các nhà hàng ăn uống, kinh doanh thực phẩm, cung cấp suất ăn chế biến sẵn, suất ăn công nghiệp nên lưu ý mua bảo hiểm suất ăn công nghiệp, bảo hiểm ngộ độc như trong bài viết này.
Chè đậu trắng nhiễm khuẩn gây ngộ độc 88 người
4:13:02 PM 02/13/2023
Ngày 10/2/2023, Sở Y tế An Giang công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu chè đậu trắng dương tính với 5 loại vi khuẩn và độc tố từ vi khuẩn, là nguyên nhân gây ngộ độc cho 88 người.

Theo đó, mẫu chè được Viện Y tế Công cộng TP HCM kiểm nghiệm, dương tính với vi khuẩn Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Coliforms, Shigella spp gây nôn ói, tiêu chảy, mất nước, nhiễm trùng…
Kết quả kiểm nghiệm xác định chè bị nhiễm khuẩn nhưng chưa thể xác định nhiễm khuẩn từ công đoạn chế biến nào hoặc nguyên liệu nào trực tiếp gây ra, Giám đốc Sở Y tế An Giang Trần Quang Hiền cho biết và thêm rằng món ăn không chỉ nhiễm nhiều loại vi khuẩn mà còn có mật độ vi khuẩn khá lớn.
Cơ quan chức năng đang tiếp tục tìm nguyên nhân khiến món ăn này nhiễm khuẩn.
Món chè đậu trắng được bà Nguyễn Ánh Tuyết, 44 tuổi, nấu đêm 3/2/2023 và chia khoảng 100 túi phát miễn phí cho người dân sáng 4/2/2023.
Nguyên liệu được sử dụng để nấu chè gồm 20 kg đậu trắng, 8 kg nếp, 10 kg nước cốt dừa, 24 kg đường cát và 20.000 đồng nước tro tàu (chỉ dùng một nửa). Theo Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh An Giang, từ khi nấu xong đến lúc phát cho người dùng, chè không được hâm nóng lại. Khoảng thời gian này ước tính 7-9 giờ, chưa kể nhiều người để dành chè đến trưa mới ăn và cũng không hâm lại.
Sau khi ăn, 88 người lần lượt có triệu chứng ngộ độc. Cơ quan chức năng ghi nhận 38 người nhập viện, 4 người triệu chứng nặng chuyển lên tuyến trên, số còn lại tự điều trị tại nhà. Một phụ nữ 63 tuổi đã tử vong sau ba ngày điều trị, những bệnh nhân còn lại hiện sức khỏe đã ổn định.
Món chè trong vụ 88 người ngộ độc được chế biến thế nào
Chi cục An toàn Thực phẩm xác định món chè trong vụ 88 người ăn bị ngộ độc, được chế biến từ đậu, nếp, đường, nước cốt dừa, nước tro tàu, nấu trước khi phát miễn phí 7 giờ.
Ngày 8/2/2023, theo báo cáo của Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh An Giang, chè được nấu xong khoảng 21h hôm trước, phát trong sáng sớm hôm sau. Nguyên liệu được sử dụng để nấu chè gồm 20 kg đậu trắng, 8 kg nếp, 10 kg nước cốt dừa, 24 kg đường cát và 20.000 đồng nước tro tàu (chỉ dùng một nửa).

Nước tro tàu là phần nước trong lắng đọng của hỗn hợp tro than (theo cách truyền thống) hoặc hóa chất Natri Hydroxit (NaOH). Nước tro tàu dùng trong chế biến thực phẩm giúp món ăn mềm dẻo, thơm ngon, giữ màu sắc…
Theo điều tra dịch tễ của Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, bà Nguyễn Ánh Tuyết 44 tuổi, đã nấu số nguyên liệu trên thành 6 mẻ chè, sau đó phối trộn với nhau, đựng trong hai thau, bảo quản ở nhiệt độ bình thường.
Thời gian hoàn thành các công đoạn chế biến là vào lúc 21h ngày 3/2. Đến 4h hôm sau, một nhóm người gồm hàng xóm, người thân của bà Tuyết, bắt đầu chia số chè trên ra các túi và phát miễn phí cho người dân.
Công việc phát chè diễn ra trong hai tiếng đồng hồ, mỗi túi chè chứa khoảng 4 chén bao gồm chè bên dưới, nước cốt dừa ở phía trên.
Từ khi nấu xong đến khi phát cho người dùng, chè không được hâm nóng lại, báo cáo của Chi cục ghi nhận. Như vậy, khoảng thời gian này ước tính 7-9 giờ.
Bà Tuyết cho biết không nhớ rõ số người đã nhận chè, song số túi chè đã được phát là khoảng 100 phần. Một số người nhận nhiều phần để chia cho người khác hoặc để dành ăn dần.
Ngoài ra, nước cốt dừa đã được bà Tuyết nấu chín. Bà Tuyết nghi ngờ số đậu trắng dùng nấu chè có vấn đề do nấu rất lâu nhưng một số hạt không mềm.
Sau khi ăn chè, 88 người lần lượt có triệu chứng ngộ độc.
Ngành chức năng đã thu thập mẫu chè nghi gây ngộ độc gửi Viện Y tế công cộng TP HCM kiểm nghiệm, hiện chưa có kết quả. Cơ quan chức năng chưa kết luận nguyên nhân gây ngộ độc.
Các bệnh nhân cho biết bát chè đậu trắng có nước cốt dừa mà họ đã ăn không bị ôi thiu, không có mùi vị lạ.
10 năm qua, trong các ngày rằm lớn, bà Tuyết thường nấu chè phát miễn phí, tuy nhiên đây là lần đầu tiên xảy ra sự cố. Không riêng người nhận chè, người thân của bà Tuyết cũng có các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt.
Mua bảo hiểm ngộ độc thực phẩm tại Bảo hiểm PJICO để yên tâm hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với mức phí bảo hiểm đóng hàng năm không nhiều đây thực sự là loại bảo hiểm cần thiết. Với kinh nghiệm bảo hiểm gần 30 năm tại Việt nam chúng tôi tự tin có thể đáp ứng các nhu cầu về bảo hiểm. Thông tin liên hệ bên dưới.
Mua bảo hiểm ngộ độc thực phẩm
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài: 1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email: pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com | | thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
-
Facebook: Bảo hiểm suất ăn công nghiệp
Bao gia bao hiem ngo doc thuc pham giup minh
Cảm ơn anh vui lòng kiểm tra email ạ.