Bảo hiểm ngộ độc bánh trung thu là loại hình bảo hiểm sẽ bồi thường cho người sử dụng sản phẩm ở đây là bánh trung thu những chi phí y tế, thương tật hoặc số tiền bảo hiểm trong trường hợp bị tử vong.
Nội dung bài viết
Ai phải mua bảo hiểm ngộ độc bánh trung thu ?
Bảo hiểm này tên đầy đủ là bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm do nhà sản xuất bánh trung thu phải mua cho sản phẩm của mình để trong trường hợp người sử dụng bánh có vấn đề gì thì được công ty bảo hiểm đền bù.
Số tiền đền bù/ bồi thường do công ty sản xuất sản phẩm mua ban đầu số tiền tối đa đền bù cho mỗi người hoặc cho tổng số người ( vì một vụ có thể có nhiều người ).
Mời tham khảo thêm: bảo hiểm suất ăn công nghiệp
Ngoài việc bồi thường cho những thiệt hại bất ngờ về người và tài sản, Bảo hiểm này còn bồi thường cho tất cả các chi phí và phí tổn kiện tụng mà bên nguyên đơn chống lại người mua bảo hiểm ( ở đây là công ty sản xuất bánh trung thu ) phát sinh bằng sự đồng ý bằng văn bản của PJCIO.
Ngay khi có thông tin tổn thất của người sử dụng sản phẩm. Bên mua bảo hiểm phải báo ngay cho Bảo hiểm PJICO để được hướng dẫn xử lý, nhanh chóng đưa người bị nạn đi cấp cứu cũng như xử lý các vấn đề khác có liên quan.
Mua bảo hiểm ngộ độc bánh trung thu
Khi có nhu cầu mua bảo hiểm ngộ độc bánh trung thu cho sản phẩm bánh trung thu và các sản phẩm có liên quan của mình công ty sản xuất bánh cần xác định trước mức đền bù cho mỗi người/ vụ tổn thất, tổng mức đền bù cho mỗi vụ để tính phí bảo hiểm.
Mời tham khảo thêm: Các loại trừ bảo hiểm suất ăn công nghiệp
68 học sinh nghi ngộ độc sau khi ăn bánh trung thu
Sáng 2-10-2020, đại diện Sở Y tế tỉnh Tây Ninh cho biết đã gửi mẫu đến các cơ quan chức năng để xét nghiệm, tìm nguyên nhân dẫn đến 68 học sinh nghi ngộ độc phải nhập viện.
Trước đó, sáng 1-10, các em học sinh thuộc 4 trường tiểu học Long Khánh A, Long Khánh B, Tiên Thuận B, Tiên Thuận C (huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh) được ban giám hiệu tổ chức Tết trung thu tại trường và phát bánh trung thu cho các em ăn. Các em được cho ăn bánh trung thu tại chỗ.
Tuy nhiên khoảng 30 phút sau có một số em bị đau bụng được giáo viên đưa vào phòng để theo dõi, xoa dầu và đưa đến Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu để cấp cứu. Đến 14 giờ chiều cùng ngày có 68 em học sinh phải nhập viện và điều trị.
Bánh trung thu nghi gây ngộ độc cho các em học sinh bị thu hồi cùng ngày để điều tra nguyên nhân gửi các cơ quan chức năng phân tích .
Ngay sau khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm đến cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Bến Cầu đã tiến hành kiểm tra, điều trị các triệu chứng, truyền dung dịch điện giải cho các em và tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe. Hiện sức khỏe của tất cả các em đều ổn định và đã được gia đình đưa về nhà tiếp tục theo dõi. Đồng thời cùng ngày, Sở Y tế tỉnh Tây Ninh đã vào cuộc và tịch thu tất cả số bánh trung thu còn lại, gửi mẫu đi xét nghiệm để tìm rõ nguyên nhân.
Đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường
Như chúng ta cũng biết ngộ độc bánh trung thu không hoàn toàn do nhà sản xuất gây ra mà còn có thể do lỗi của cửa hàng kinh doanh. Cho nên, để xác định chính xác đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường, người tiêu dùng cần có chứng cứ chứng minh rõ ràng nguyên nhân ngộ độc xuất phát từ đâu. Nếu nguyên nhân do quá trình sản xuất lỗi thuộc nhà sản xuất thì nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Xem thêm: Bảo hiểm ngộ độc thực phẩm
Khi đã biết được nguyên nhân thì mới xác định rõ được đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường. Nếu việc ngộ độc thực phẩm do lỗi của người bán hàng thì người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra người tiêu dùng. Nếu cơ quan chức năng xác định được nguyên nhân gây ngộ độc là do hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của cá nhân, tổ chức sản xuất thì cá nhân, tổ chức đó sẽ phải bồi thường.
Cách thức để yêu cầu bồi thường thông dụng và dễ dàng nhất cho nạn nhân bị ngộ độc là khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi nhà sản xuất hoặc đơn vị kinh doanh (gọi chung là bị đơn) cư trú để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc quy định trong Bộ luật Dân sự, cụ thể:
Nguyên tắc bồi thường khi có ngộ độc
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Mời tham khảo thêm: Hợp đồng bảo hiểm suất ăn công nghiệp
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Ngoài ra, nạn nhân còn có thể yêu cầu bị đơn bồi thường thiệt hại về tinh thần mà người đó đã phải gánh chịu với mức bồi thường tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở.
Bạn có biết những tác hại không ngờ của bánh trung thu
Bánh trung thu có thể được xem là hương vị đặc trưng không thể thiếu trong mâm cỗ của mọi nhà vào mùa trăng rằm tháng 8. Tuy nhiên, nó cũng chính là thủ phạm gây ra nhiều hệ lụy cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe như bệnh béo phì, tiểu đường, viêm gan và thậm chí là ung thư nếu bạn không biết ăn đúng cách.
Bánh trung thu gây tăng cân nhanh
Bánh trung thu trên thị trường hiện nay rất đa dạng vì được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như trứng, đậu xanh, thịt, dầu mè, bột mì… Đó chính là nguồn cung cấp năng lượng khổng lồ vì một chiếc bánh trung thu đã chứa gần 1000 calorries rồi, trong khi trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta chỉ cần nạp từ 1600 – 2200 calories.
Nếu bạn ăn đều đặn hoặc hơn 1 chiếc bánh mỗi ngày thì dù có tập gym hay chơi thể thao thì cũng chưa chắc tiêu hao được hết năng lượng đã nạp vào cơ thể. Đặc biệt, do có thói quen thưởng thức bánh này sau bữa ăn tối nên bạn càng dễ rơi vào tình trạng tăng cân không thể kiểm soát.
Tuy nhiên khả năng này xảy ra rất thấp vì thông thường chúng ta chỉ ăn loại bánh này chủ yếu vào giai đoạn tết trung thu. Trường hợp bạn bị “nghiện” loại bánh này thì cần phải hạn chế để bảo vệ cho sức khỏe của mình.
Nguy cơ béo phì dẫn đến tiểu đường, tim mạch
Hàm lượng dinh dưỡng của một chiếc bánh trung thu bình thường đã có khoảng 100gram đường và 800-900 mg cholesterol, quá nhiều so với nhu cầu tối đa của cơ thể khi chỉ cần khoảng dưới 300mg cholesterol mỗi ngày. Ăn nhiều sẽ dễ bị mắc bệnh béo phì và nguy hại hơn nữa là bị tiểu đường, tim mạch.
Với người bị tiểu đường, tuyệt đối phải hạn chế chất ngọt vì sẽ làm tăng lượng đường huyết dẫn đến hôn mê, trong khi bánh trung thu lại là nguyên nhân chính.Nguy cơ béo phì dẫn đến tiểu đường, tim mạch.
Hàm lượng dinh dưỡng của một chiếc bánh trung thu bình thường đã có khoảng 100gram đường và 800-900 mg cholesterol, quá nhiều so với nhu cầu tối đa của cơ thể khi chỉ cần khoảng dưới 300mg cholesterol mỗi ngày. Ăn nhiều sẽ dễ bị mắc bệnh béo phì và nguy hại hơn nữa là bị tiểu đường, tim mạch.
Nguy cơ cao ung thư gan, thận
Hiện nay, vì ham lợi nhuận nên nhiều cơ sở sản xuất bánh trung thu không ngần ngại sử dụng nhiều phụ gia thực phẩm độc hại đã bị cấm trong thực phẩm. Người tiêu dùng vì ham rẻ nên vẫn mua để dùng mà không biết rằng mình đang rước bệnh vào người. Những phụ gia thực phẩm này giúp giữ sản phẩm được lâu, màu sắc đẹp nhưng vô cùng có hại cho sức khỏe của chúng ta.
Với những loại hóa chất này, đặc biệt là hợp chất aflatoxin trong bánh trung thu kém chất lượng là một trong những nguyên nhân chính hủy hại gan và kéo dài sẽ dẫn đến ung thư gan. Ngoài ra, aflatoxin còn tác động lên hệ miễn dịch gây ra chứng không tăng bạch cầu, hoại tử các tổ chức và nội tạng khác trong cơ thể.
Một số loại bánh có vị mặn chứa hàm lượng muối tương đối cao lại càng trở nên nguy hiểm với người bị viêm thận bởi nước và natri bị lưu giữ sẽ khiến thận phải hoạt động quá sức, thậm chí gây phù nề.
Đau dạ dày và viêm tụy cấp
Với người bị đau dạ dày chỉ nên ăn bánh trung thu ở lượng vừa phải vì loại thực phẩm này có thể thúc đẩy quá trình bài tiết axit của dạ dày, gây chảy máu, thủng hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Người khỏe mạnh nếu ăn quá nhiều cũng dễ bị viêm tụy cấp tính, gây những cơn đau quặn phần bụng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Trẻ em và người già khả năng tiêu hóa kém, nếu ăn nhiều bánh trung thu sẽ có nguy cơ bị tiêu chảy, mất nước vì dạ dày phải hoạt động quá nhiều. Ăn bánh trung thu nhiều không tốt cho dạ dày
Viêm da, mụn trứng cá đặc biệt với chị em phụ nữ
Bánh trung thu cung cấp rất nhiều protein cho cơ thể và sự dư thừa protein chính là một trong những nguyên nhân gây mụn mà bạn không ngờ tới, thậm chí có thể dẫn đến viêm da nữa đấy! Còn với những ai bị mụn trứng cá và các bệnh về da thì càng phải hạn chế ăn bánh trung thu vì nó sẽ làm tăng bài tiết của tuyến bã nhờn, càng làm bệnh nặng hơn nữa. Không ai muốn sau một mùa trung thu mình bỗng trở bên xấu xí hơn đúng không?
Ngộ độc thực phẩm
Dường như năm nào cũng có trường hợp ngộ độc thực phẩm vì ăn bánh trung thu mà nguyên nhân chính là ở khâu chế biến bánh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làm bánh bị mốc trước thời hạn sử dụng. Bạn nhớ rằng bánh trung thu không thể để được lâu và nếu để quá hạn rồi thì chất chống mốc natribenzoat sẽ tiết ra chất độc hãm hại cơ thể của bạn ngay lập tức.
Một lời khuyên hữu ích đó là bạn nên ăn bánh trong 10 ngày đầu tiên kể từ ngày sản xuất vì thời gian này, các nguyên liệu sản xuất bánh vẫn hoàn toàn tươi ngon, giữ được độ mềm dẻo, mùi hương thơm truyền thống. Tốt nhất khi mua, bạn hãy xem kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng của bánh.
Một lưu ý khá quan trọng là hiện nay các loại bánh làm bằng hình thức thủ công, nhỏ lẻ bán tràn lan trên mạng tiềm ẩn nguy cơ rất cao về an toàn thực phẩm, không được cơ quan chức năng kiểm duyệt trước khi lưu hành. Khi có rủi ro xảy ra những trường hợp này rất khó và thường không được bồi thường nếu có ngộ độc thực phẩm vì người bán không mua bảo hiểm nhiều trườn hợp còn không có khả năng tài chính để bồi thường. Lời khuyên là nên mua bánh tại các hãng lớn có chứng nhận an toàn thực phẩm của các cơ quan quản lý nhà nước và đặc biệt có mua bảo hiểm ngộ độc thực phẩm thì càng yên tâm hơn.
Xem thêm: Những vụ ngộ độc thực phẩm gần đây
Quản lý nhà nước về suất ăn công nghiệp tại TPHCM
Tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến tại bếp ăn tập thể thuộc các công ty ngoài khu chế xuất, công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
Nhằm nâng cao kiến thức về đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm;
Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật cho người sản xuất, chế biến tại bếp ăn tập thể thuộc các công ty ngoài khu chế xuất, công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào các ngày 09, 10 và 11/11/2022, Ban Quản lý An toàn thực phẩm đã tổ chức lớp tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến tại bếp ăn tập thể thuộc các công ty ngoài khu chế xuất, công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022.
Tại buổi tập huấn, đại diện các cơ sở được nghe phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm như:
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010.
Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Cách lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn.
Các mối nguy ô nhiễm thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm và cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm.
Quyết định 1246/2017/QĐ-BYT ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT ngày 24/01/2022 – Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Tại buổi tập huấn, nhiều câu hỏi cũng như các vướng mắc khó khăn trong quá trình hoạt động từ phía các doanh nghiệp đã được các báo cáo viên của Ban Quản lý An toàn thực phẩm giải đáp hướng dẫn chi tiết.
Bên cạnh đó học viên tham dự còn được cập nhật các văn bản pháp luật, các quy định mới nhất về an toàn thực phẩm
Thông qua các lớp tập huấn được tổ chức định kỳ hàng năm đã giúp các cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm đặc biệt là các cơ sở có bếp ăn tập thể có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
Góp phần làm giảm thiểu nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, có cách phòng ngừa và khắc phục hợp lý cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Hồ Quốc Khánh – Phòng TTGDTT
Ngộ độc rượu và biện pháp phòng ngừa
Trong thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố đã xảy ra một vụ ngộ độc rượu nghiêm trọng khiến nạn nhân tử vong. Điều này gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn dẫn đến ngộ độc rượu. Ngộ độc rượu có thể cấp tính khi uống rượu quá nhiều trong thời gian ngắn hoặc ngộ độc rượu mạn tính khi uống nhiều rượu trong thời gian dài.
Một số khái niệm:
“Sản phẩm rượu” là đồ uống có cồn thực phẩm. Sản phẩm rượu được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm (Ethanol) .
“Cồn thực phẩm” là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H5OH và có tên khoa học theo danh pháp quốc tế IUPAC là Ethanol, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm[4].
Hình 2. Rượu ngâm các loại cỏ cây, động vật
Ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm (sử dụng rượu được sản xuất từ phương pháp lên men thủ công dễ tạo ra methanol, rượu pha chế từ cồn công nghiệp có chứa methanol hoặc cồn Methanol, rượu ngâm thuốc, rượu ngâm cây rừng độc, rượu ngâm phủ tạng động vật….)
Phân loại và xử trí ngộ độc rượu [2]:
Thường gặp hai loại ngộ độc rượu chính là ngộ độc rượu Etylic (Ethanol) và ngộ độc rượu Metylic (methanol).
– Ngộ độc rượu Etylic (Ethanol)
Bao gồm có ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu uống và tần suất, thời gian uống rượu. Thông thường, hàm lượng rượu trong máu từ 1-1,5g/lít có thể gây “say” và 4-6g/lít có thể gây tử vong.
Ngộ độc rượu cấp tính: Giai đoạn đầu có biểu hiện nói nhiều, mất điều hòa vận động phối hợp, giảm khả năng kiểm soát, kích động. Giai đoạn sau có phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng, rãn mạch ngoại vi.
Hơi thở của bệnh nhân có mùi rượu, buồn nôn, nôn đau bụng; khó thực hiện các động tác đơn giản; nói líu; đi lảo đảo; biểu hiện lơ mơ, nhìn mờ, lờ đờ; có khi co giật, mất ý thức, hạ huyết áp…
Ngộ độc rượu mạn tính do uống rượu kéo dài, dẫn đến sút cân; chán ăn; tiêu chảy do tổn thương gan và ruột; da niêm mạc nhợt do thiếu máu; xơ gan; ung thư.
– Ngộ độc rượu Metylic (Methanol):
Methanol được dùng trong công nghiệp hóa chất, ngộ độc methanol xảy ra khi uống nhầm Methanol hoặc uống rượu có chứa methanol. Methanol rất độc vì chúng thải trừ chậm, ô xy hóa thành Formol (Formaldehyd) và axit Formic.
Chỉ cần uống 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên gây mù lòa, 30 ml có thể gây tử vong. Độc tính của Methanol bao gồm tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương; ảnh hưởng tới thần kinh mắt…
Trường hợp ngộ độc Methanol nhẹ có biểu hiện cảm giác say say, chóng mặt; buồn nôn, nôn ói; nhức đầu.
Trường hợp nặng sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn ra máu, rối loạn thần kinh (co giật, hôn mê, co cứng toàn thân); rối loạn hô hấp (thở nhanh, phù phổi cấp); rối loạn tuần hoàn (mạch nhanh, huyết áp giảm); đồng tử giãn, xuất tiết võng mạc và tử vong.
– Xử trí ngộ độc rượu Etylic (Ethanol):
+ Say rượu: cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh; có thể cho uống 10-20 giọt Amoniac hay 1-5g Amonium acetat trong một cốc nước muối.
+ Ngộ độc rượu: Nếu bệnh nhân mất ý thức hoặc lơ mơ hoặc có biểu hiện ngừng thở hoặc hôn mê, có giật cần đưa ngay đến cơ sở điều trị gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
– Xử trí ngộ độc rượu Metylic (Methanol): Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở điều trị gần nhất để được hồi sức cấp cứu và điều trị kịp thời.
Phòng chống ngộ độc rượu:
– Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu:
+ Rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép và tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh rượu.
+ Không sản xuất, kinh doanh rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm: rượu pha chế từ cồn công nghiệp chứa methanol, rượu pha chế từ nguyên liệu không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và nhãn mác.
– Đối với người tiêu dùng
+ Phụ nữ mang thai uống nhiều rượu có thể gây sinh non, ảnh hưởng đến phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ của đứa trẻ, gây ngộ độc cho thai nhi.
+ Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol >0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.
+ Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.
+ Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
+ Không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
+ Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia.
+ Một người bình thường không nên uống quá 1 đơn vị rượu/ngày (1 đơn vị rượu chứa10g cồn), tương đương:
30ml rượu mạnh (40-43 độ);
100ml rượu vang (13,5 độ);
330ml bia hơi (5 độ);
2/3 chai 500ml hoặc lon bia 330ml (5 độ).
#4. Thông tin thêm bảo hiểm ngộ độc bánh trung thu
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài: 1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email: pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com | | thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
- Facebook: Bảo hiểm suất ăn công nghiệp