Bảo hiểm hàng nông sản xuất khẩu là loại hình bảo hiểm bồi thường đền bù cho những hư hỏng của nông sản sản xuất tại Việt nam trong quá trình xuất khẩu đi các thị trường trên thế giới trong quá trình vận chuyển. Hàng nông sản để trong container khô hoặc container lạnh đều rất dễ bị tổn thất trong quá trình vận chuyển.

Nội dung bài viết
Giới thiệu bảo hiểm hàng nông sản xuất khẩu
Bên cạnh đó theo thông lệ quốc tế các lô hàng vận chuyển quốc tế bằng hình thức đóng trong container trong quá trình vận chuyển đều phải mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu việc này cũng giảm rủi ro cho shipper cũng như hãng tàu trong quá trình vận chuyển. Trường hợp thanh toán LC thì đây cũng là chứng từ bắt buộc để giảm rủi ro cho các hãng tàu.
Xem thêm: Bảo hiểm vận tải quốc tế
Phí bảo hiểm hàng nông sản xuất khẩu
Thông thường phí bảo hiểm = giá trị của lô hàng x tỷ lệ phí
Giá trị của lô hàng có thể được tính tùy theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm. Giá trị có thể tính là giá CIF, FOB, CNF…
Giá trị hàng hóa tối đa có thể mua bảo hiểm là 110 %.
Tỷ lệ phí tùy thuộc vào từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có những tỷ lệ phí khác nhau do đặc thù mỗi loại hàng hóa mức độ rủi ro khác nhau. Vui lòng liên hệ zalo, điện thoại… với nhân viên tư vấn của chúng tôi để được báo giá chính xác cụ thể nhất.
Nếu Người được bảo hiểm không khai báo được số tiền bảo hiểm thì có thể áp dụng cách tính giá trị bảo hiểm như sau:
Giá trị bảo hiểm của hàng hoá được bảo hiểm bao gồm giá tiền hàng ghi trên hoá đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hoá đơn), cộng chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
Với hàng hóa xuất khẩu từ việt nam có thể dùng hợp đồng ngoại thương (sales contract) hoặc hóa đơn (invoice) là căn cứ để lấy số tiền bảo hiểm.

Mua bảo hiểm hàng hóa nông sản xuất khẩu trùng
Trong một số trường hợp với một lô hàng lại được mua bảo hiểm nhiều lần cả phía đầu nhập và đầu xuất hoặc shipper, logistic, fwd cùng mua…
Nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá thấp hơn giá trị bảo hiểm thì Người bảo hiểm sẽ bồi thường những mất mát, hư hỏng và các chi phí theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm hay còn gọi là bồi thường theo tỷ lệ dưới giá trị thiệt hại.
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu giá CIF
Nếu cùng một số hàng mà đem bảo hiểm với nhiều Người bảo hiểm và nếu tổng của những số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm thì trách nhiệm của tất cả những Người bảo hiểm cũng chỉ giới hạn ở giá trị bảo hiểm và trách nhiệm của mỗi Người bảo hiểm được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm riêng và tổng của những số tiền bảo hiểm.
Nếu trách nhiệm bảo hiểm chưa bắt đầu thì Người được bảo hiểm có thể yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm hoặc giảm bớt số tiền bảo hiểm và đòi hoàn lại phần phí bảo hiểm tương ứng, với điều kiện trong trường hợp huỷ bỏ hợp đồng Người bảo hiểm có quyền yêu cầu Người được bảo hiểm nộp thủ tục phí.

Nếu Người được bảo hiểm tiến hành bảo hiểm giá trị tăng thêm cho hàng hoá phải được bảo hiểm thuộc hợp đồng bảo hiểm này thì giá trị thoả thuận của hàng hoá phải được coi như đã gia tăng thành tổng số tiền bảo hiểm theo bảo hiểm này cộng với tất cả các khoản bảo hiểm về giá trị tăng thêm để bảo hiểm tổn thất; và trách nhiệm thuộc phạm vi bảo hiểm này phải được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm thuộc hợp đồng bảo hiểm này và tổng số tiền bảo hiểm nói trên.
Trường hợp có khiếu nại, Người được bảo hiểm phải cung cấp cho Người bảo hiểm bằng chứng về những số tiền bảo hiểm thuộc tất cả các bảo hiểm khác
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu vietcombank
Ký kết bảo hiểm hàng hóa nông sản xuất khẩu
Chúng tôi sẽ ký từng giấy chứng nhận với mỗi lô hàng riêng biệt. Tuy nhiên, để có thể làm việc lâu dài thông thường sẽ có thêm một hợp đồng bảo hiểm bao
Người được bảo hiểm có thể ký kết trước với Người bảo hiểm một hợp đồng bảo hiểm bao cho những hàng hoá cần được bảo hiểm, trong đó ghi rõ tên hàng được bảo hiểm, loại tầu chở hàng, cách tính giá trị bảo hiểm của hàng, số tiền bảo hiểm tối đa cho mỗi chuyến hàng và điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và những điểm liên quan khác đã được thoả thuận giữa hai bên.

Khi bắt đầu xếp hàng lên tầu hay khi nhận được thông báo xếp hàng, Người được bảo hiểm phải thông báo cho Người bảo hiểm biết càng sớm càng tốt mọi tình hình mà Người bảo hiểm cần biết, tuy nhiên việc thông báo này không được làm chậm quá sau khi tầu bắt đầu dỡ lô hàng đầu tiên tại cảng đến cuối cùng ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm
Theo yêu cầu của Người bên mua bảo hiểm, Người bảo hiểm có thể cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm riêng cho từng chuyến hàng. Nếu nội dung của chứng từ cấp riêng này không phù hợp với nội dung hợp đồng bảo hiểm bao thì sẽ căn cứ vào chứng từ cấp riêng để giải quyết
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa cao su xuất khẩu
Giám định bảo hiểm hàng nông sản xuất khẩu
Khi xảy ra mất mát hay hư hỏng thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm hay đại lý được họ chỉ định đến giám định. Nếu Người bảo hiểm không có đại lý địa phương thì Người được bảo hiểm có thể yêu cầu giám định viên có đăng ký ở nơi đó đến giám định.
Trừ khi trước đó đã có một thoả thuận khác, Người bảo hiểm có quyền từ chối giải quyết những vụ khiếu nại không có biên bản giám định được cấp bởi chính đại lý giám định được Người bảo hiểm chỉ định trên Đơn bảo hiểm

Xử lý hiện trường của hàng hóa tổn thất
Khi xảy ra mất mát hay hư hỏng của nông sản xuất khẩu thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm, Người được bảo hiểm hay đại lý của họ phải tiến hành mọi biện pháp có thể thực hiện được nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho hàng hoá được bảo hiểm. Bảo hiểm Petrolimex -PJICO sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho những mất mát hay hư hỏng xảy ra do phía Người được bảo hiểm không chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của họ như đã quy định trong điều này.
Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm, Người bảo hiểm có thể tự mình hoặc chỉ dẫn cho Người được bảo hiểm tham gia công việc cứu hộ và bảo vệ hàng hoá được bảo hiểm
Năm 2023 xuất khẩu đặt mục tiêu 394 tỉ USD
8:58:01 AM 02/04/2023
Ngày 3-2, phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023, do Bộ Công thương tổ chức, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành công thương phải tiếp tục mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu.
Cũng theo Thủ tướng, xuất khẩu vẫn đang phụ thuộc vào doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI) nên cần điều chỉnh lại. Ngoài ra, cần đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng, chuyển đổi xuất khẩu từ tiểu ngạch sang chính ngạch.
Đặc biệt, phải thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo thói quen người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.
Thủ tướng cũng yêu cầu ngành công thương tập trung hoàn thành các quy hoạch năng lượng, đảm bảo tiến độ và chất lượng, đặc biệt lưu ý giá điện phải phù hợp với sức chịu đựng của nền kinh tế. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, gắn với chuyển đổi số…

Cũng tại hội nghị, ông Phan Văn Chinh – cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương – cho rằng chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6%, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 393 – 394 tỉ USD, tăng thêm khoảng 22 tỉ USD, là rất thách thức.
Bởi hoạt động xuất khẩu đang tồn tại nhiều hạn chế như tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, cán cân thương mại song phương với một số thị trường lớn chưa hợp lý…
Theo ông Chinh, để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, ngành công thương phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, các hoạt động đối ngoại, các hợp tác song phương và đa phương để duy trì, mở rộng và tìm kiếm thị trường, khai thác tối đa dư địa xuất khẩu của các ngành, lĩnh vực có lợi thế và thế giới có nhu cầu.
Ngoài ra, sẽ tăng cường xúc tiến thương mại thị trường trong nước, đẩy mạnh phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội địa, phát triển thương hiệu hàng Việt Nam…
Gạo Việt Nam xuất khẩu ngày càng được ưa chuộng tại Anh
Các công ty Anh đang quan tâm nhiều hơn đến gạo Việt Nam do nhu cầu ngày một tăng và các ưu đãi từ Hiệp định thương mại tự do Anh – Việt Nam (UKVFTA).

Gạo Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng gốc Việt tại Anh ưa chuộng, nhất là từ khi gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua được giải thưởng Gạo ngon nhất thế giới năm 2019 – ông Nguyễn Cảnh Cường, tham tán công sứ Thương vụ Việt Nam tại Anh, cho biết trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.
Ông Cường giải thích tiềm năng xuất khẩu gia tăng do thuế nhập khẩu gạo thơm theo hạn ngạch giảm từ 17,4% xuống 0% nhờ UKVFTA. Tận dụng ưu đãi đó, các công ty Anh đang điều chỉnh cơ cấu mua hàng theo hướng tăng dần tỉ lệ mua gạo từ Việt Nam.
Giá trị gạo Việt Nam xuất khẩu ngày một tăng
Số liệu của Thương vụ Việt Nam tại Anh cho thấy tổng giá trị nhập khẩu gạo từ Việt Nam đã tăng trong các năm 2020 và 2021.
Năm 2020, trước khi UKVFTA có hiệu lực, gạo Việt Nam xuất sang Anh tăng gấp đôi, từ 1.296 tấn năm liền kề trước đó lên 3.396 tấn (trị giá 2.670.000 USD). Trong năm 2021, khối lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam giảm 20% trong bối cảnh chung nhiều nước cũng vậy.
Tuy nhiên, giá trị năm 2021 lại tăng 4% so với năm 2020 nhờ đơn giá gạo Việt Nam tăng, đạt 2.764.000 USD.
Theo ông Cường, Việt Nam đứng thứ 15 trong các nước xuất khẩu gạo sang Anh với thị phần còn khiêm tốn, chỉ 0,42%.

Tuy nhiên dư địa cho gạo Việt Nam tại Anh còn có thể mở rộng nhờ cộng đồng gốc Việt 100.000 người và nhờ Quy chế hạn ngạch thuế quan trong UKVFTA, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Anh khẳng định.
Trong thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Anh đã phối hợp tổ chức nhiều phiên tư vấn trực tuyến về xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các sự kiện có sự tham gia của nhiều chuyên gia thị trường sở tại và chuyên gia Global G.A.P..
Thương vụ cũng phối hợp với các hội doanh nghiệp và cộng đồng người Việt tại Anh, các siêu thị có chủ là người Việt Nam để quảng bá nông sản, hàng hóa Việt Nam và vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Không chỉ gạo xuất khẩu của Việt Nam
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh nhờ UKVFTA, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Anh đã có những tăng trưởng rất tốt.
Số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy tổng kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Anh đạt hơn 8 tỉ USD trong năm 2022. Hiện Việt Nam đang đạt thặng dư thương mại trên 5 tỉ USD.
Theo ông Tiến, nông lâm thủy sản Việt Nam đang có lợi thế khi xuất khẩu sang Anh, bởi việc thực thi UKVFTA giúp 94% trong tổng số 547 dòng thuế các sản phẩm nông nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất 0%.
Nhờ vậy, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Anh năm 2022 đạt gần 1 tỉ USD, tăng trưởng 25%. Hiện Anh nằm trong tốp những thị trường xuất khẩu thủy hải sản và xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Cùng với đó là hạt điều, cà phê và gạo, những mặt hàng truyền thống có thế mạnh của Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Tiến, để tăng cường thương mại sản phẩm chăn nuôi, phía Anh sẽ xem xét mở cửa đối với sản phẩm thịt heo, thịt gia cầm chế biến và trứng gia cầm các loại (tươi sống, chế biến), sữa và sản phẩm sữa của Việt Nam vào thị trường Anh.
Ở chiều ngược lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ xem xét cho một số sản phẩm thịt heo và thịt gà… vào được thị trường Việt Nam. Như vậy, dư địa để hai nước khai thác tiềm năng của UKVFTA còn rất lớn.
Theo ông Tiến, Chính phủ Anh đã chủ động thực hiện chiến lược thương mại “Global Britain” nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Anh cũng sẵn sàng mở cửa thị trường nội địa theo phương thức “có đi có lại” với đối tác nước ngoài thông qua các FTA.

Ngoài ra, Anh cũng đang quyết tâm gia nhập CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).
Điều đó đồng nghĩa Anh sẵn sàng mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm của 11 nước thành viên CPTPP để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường ưu đãi cho các sản phẩm xuất khẩu của Anh. Khi đó, nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Anh sẽ phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh đến từ các nước CPTPP.
Xuất khẩu lá nguyệt quế thu về hơn nửa triệu USD
11:28:22 AM Ngày 19/07/2023
5 tháng đầu năm, lá nguyệt quế xuất khẩu tăng gần 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái và đạt hơn nửa triệu USD (khoảng 12 tỷ đồng).
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu các loại lá đạt gần 2,9 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi lá chanh, chuối, vải, tre, khoai lang liên tục giảm ở mức hai con số, lá nguyệt quế lại lội ngược dòng tăng gần 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 564.000 USD.
Giám đốc một cửa hàng nông sản ở TP HCM cho biết diện tích trồng cây nguyệt quế ở Việt Nam còn thấp nên sản lượng lá khô bán ra thị trường chưa cao. Do đó, so với mọi năm, giá mặt hàng này tăng 20-30% vì khan hiếm.
Tại thị trường trong nước, giá lá nguyệt quế khô đang được các công ty nông sản bán ra với mức 450.000-550.000 đồng một kg. Tại các siêu thị ở Mỹ, giá lá nguyệt quế dao động 1,5-2 triệu đồng một kg.

Lá nguyệt quế (bay leaves) có xuất xứ từ Địa Trung Hải. Lá nguyệt quế có vị cay cay, đắng, thơm, hay dùng để nấu phở – món ăn phổ biến của người Việt.
Chúng cũng được dùng để ướp, xào, nêm nếm, khử mùi tanh của thịt cá. Ngoài ra, lá nguyệt quế còn có nhiều tác dụng trong đông y như giúp giảm các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp, dùng xua đuổi côn trùng.
Ngoài lá nguyệt quế, một số loại gia vị khác của Việt Nam xuất khẩu 5 tháng tăng cao như hoa hồi xuất hơn 6.400 tấn , tương đương trên 39 triệu USD, tăng 129% về lượng và 202% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Loại này thường được sử dụng làm gia vị trong các món như phở, cà ri, bún bò, hầm, tiềm giúp tạo vị và dậy mùi cho món ăn.
Thị trường gia vị và hương liệu thế giới đã được định giá 21,3 tỷ USD năm 2021 và sẽ tăng lên 27,4 tỷ USD năm 2026. Lá nguyệt quế, hồi Việt Nam được tiêu thụ mạnh ở nhiều khu vực Nam Á (như Ấn Độ, Bangladesh), Đông Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc), Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu – EU.
Mua bảo hiểm hàng nông sản xuất khẩu hoặc nhập khẩu ở đâu uy tín và tốt nhất hiện nay là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Hiện nay có bảo hiểm Petrolimex – PJICO đã cung cấp bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu từ năm 1995 đến nay cũng khá uy tín. PJICO cũng được hãng đánh giá tín nhiệm quốc tế là AMBest đánh giá rất cao. Tham khảo thông tin liên hệ bên dưới để mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn quốc.
Tư vấn Bảo hiểm hàng nông sản xuất khẩu
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài: 1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email: pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com || thegioibaohiem.net ||
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
- Facebook: bảo hiểm hàng hóa đường biển