Bảo hiểm hàng hóa loại a

5233 Lượt xem

Bảo hiểm hàng hóa loại a hay còn gọi là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu điều kiện a. Bảo hiểm hàng hóa loại a là điều kiện bảo hiểm cao nhất trong 3 điều kiện bảo hiểm có thể lựa chọn trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Điều kiện bảo hiểm này có thể áp dụng cho hàng hóa đóng trong container hoặc chở xá. Điều kiện bảo hiểm hàng hóa loại a này tại bảo hiểm Petrolimex tuân theo luật lệ và tập quán của hiệp hội London của Anh quốc. 

Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa pjico

bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm xuất nhập khẩu,bảo hiểm hàng hóa đường biển, bao hiem hang hoa loai a                                              

ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM HÀNG HOÁ (A) 1.1.1982 

Những rủi ro được bảo hiểm hàng hóa loại a 

Điều khoản rủi ro

Loại trừ những rủi ro đã quy định trong các điều 4,5,6 và 7 dưới đây, bảo hiểm hàng hóa loại a này bảo hiểm mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng xảy ra với đối tượng được bảo hiểm.

bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm xuất nhập khẩu,bảo hiểm hàng hóa đường biển, bao hiem hang hoa loai a

Điều khoản tổn thất chung

Bảo hiểm này bảo hiểm các chi phí tổn thất chung và cứu hộ đã chi ra nhằm tránh hoặc có liên quan tới việc tránh khỏi tổn thất do bất kỳ nguyên nhân nào, loại trừ những nguyên nhân đã quy định trong các điều khoản đã quy định trong các điều khoản 4,5,6 và 7 hay ở những điều khác trong hợp đồng bảo hiểm này. Các chi phí này được tính toán hoặc xác định theo hợp đồng chuyên chở và/hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành

Điều khoản “Tàu đâm va nhau hai bên cùng có lỗi”

Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa loại a này được mở rộng để bồi thường cho Người được bảo hiểm phần trách nhiệm theo điều khoản “Tàu đâm va nhau hai bên cùng có lỗi” trong hợp đồng chuyên chở có liên quan tới một tổn thất thuộc phạm vi bồi thường của bảo hiểm này. Trường hợp Chủ tàu khiếu nại theo điều khoản nói trên thì Người được bảo hiểm phải thông báo cho Người bảo hiểm là người có quyền bảo vệ Người được bảo hiểm đối với khiếu nại đó và tự chịu mọi phí tổn.

bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm xuất nhập khẩu,bảo hiểm hàng hóa đường biển, bao hiem hang hoa loai a

Loại trừ bảo hiểm hàng hóa loại a 

Điều khoản loại trừ chung

Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm hàng hóa loại a này sẽ không bảo hiểm cho:

Mất mát, hư hỏng hay chi phí được quy cho hành vi xấu cố ý của Người được bảo hiểm

Đối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn thông thường

Tham khảo thêm:// Bảo hiểm hàng hóa loại c 

Mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp (theo chủ ý của điều 4.3 này việc “đóng gói” phải được coi như bao gồm cả việc xếp hàng vào “container” hoặc “kiện gỗ” nhưng chỉ khi nào việc xếp hàng đó được thực hiện trước khi hợp đồng này có hiệu lực hoặc tiến hành bởi Người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ)

Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra bởi khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đối tượng được bảo hiểm

Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra (trừ những chi phí được chi trả theo điều 2 kể trên)

Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của người Chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc người điều hành tàu

Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/ hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự.

bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm xuất nhập khẩu,bảo hiểm hàng hóa đường biển, bao hiem hang hoa loai a

Điều khoản loại trừ tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho việc chuyên chở

Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm hàng hóa loại a này cũng sẽ không bảo hiểm cho những mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi

Tham khảo thêm:  Bảo hiểm hàng hóa loại b

Tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển,

Tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển công- tên- nơ hoặc kiện gỗ không thích hợp cho việc chuyên chở an toàn đối tượng được bảo hiểm,

Nếu Người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ được biết về trạng thái không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp đó vào thời gian đối tượng được bảo hiểm được xếp vào các phương tiện trên.

Người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bỏ qua mọi trường hợp vi phạm những cam kết ngụ ý tàu đủ khả năng đi biển và thích hợp cho việc chuyên chở đối tượng được bảo hiểm tới nơi đến, trừ khi Người được bảo hiểm hoặc người làm công cho họ được biết riêng về trạng thái không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp đó.

bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm xuất nhập khẩu,bảo hiểm hàng hóa đường biển, bao hiem hang hoa loai a

Điều khoản loại trừ chiến tranh

Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm hàng hóa loại a này sẽ không bảo hiểm cho những mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi

Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra hoặc chống lại bên tham chiến

Bắt giữ, tịch thu, kiềm chế hay cầm giữ (loại trừ cướp biển) và hậu quả của những hành động đó hoặc bất kỳ mưu toan nào nhằm thực hiện những hành vi đó.

Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc những vũ khí chiến tranh hoang phế khác.

bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm xuất nhập khẩu,bảo hiểm hàng hóa đường biển, bao hiem hang hoa loai a

Điều khoản loại trừ đình công

Trong bất cứ trường hợp nào bảo hiểm này cũng không bảo hiểm cho những mất mát hư hại hoặc chi phí

Gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối lao động, náo loạn hoặc bạo động dân sự

Hậu quả của đình công, cấm xưởng, gây rối lao động, náo loạn hoặc bạo động dân sự

Gây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị.

bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm xuất nhập khẩu,bảo hiểm hàng hóa đường biển, bao hiem hang hoa loai a

Thời hạn bảo hiểm hàng hóa loại a

Điều khoản vận chuyển

Bảo hiểm hàng hóa loại a này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng rời khỏi kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc hiệu lực tại một trong các thời điểm sau đây tuỳ theo trường hợp nào xảy ra trước

Khi giao hàng vào kho người nhận hàng hay kho, hoặc nơi chứa hàng cuối cùng khác tại nơi đến có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm

Khi giao hàng vào bất kỳ một kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tại nơi đến có tên ghi trong đơn bảo hiểm mà Người được bảo hiểm chọn dùng hoặc

Để chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường hoặc

Để chia hay phân phối hàng hoặc

Khi hết hạn 60 ngày sau khi hoàn thành việc dỡ hàng hoá khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng.

Nếu sau khi hàng dỡ tàu khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng, nhưng trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm hàng hoá được gửi tới một nơi khác nơi đến ghi trong hợp đồng vận chuyển, bảo hiểm này trong khi giữ nguyên hiệu lực theo quy định kết thúc nói trên sẽ không mở rộng giới hạn quá lúc bắt đầu vận chuyển tới nơi đến khác đó.

Bảo hiểm này sẽ giữ nguyên hiệu lực (phụ thuộc quy định kết thúc nói trên và quy định trong điều 9 dưới đây) trong khi bị chậm trễ ngoài khả năng kỉêm soát của Người được bảo hiểm, tàu chạy chệch hướng bất kỳ, dỡ hàng bắt buộc, xếp lại hàng hoặc chuyển tải và khi có bất kỳ thay đổi nào về hành trình phát sinh từ việc thực hiện một quyền tự do mà hợp đồng chuyên chở đã dành cho Chủ tàu hoặc Người thuê tàu.

bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm xuất nhập khẩu,bảo hiểm hàng hóa đường biển, bao hiem hang hoa loai a

Điều khoản kết thúc hợp đồng vận chuyển

Nếu do những tình huống ngoài khả năng kiểm soát của Người được bảo hiểm mà hợp đồng vận chuyển kết thúc tại một cảng hay một nơi khác nơi đến có tên ghi trong hợp đồng vận chuyển hoặc việc vận chuyển được kết thúc theo một cách khác trước khi giao hàng như quy định của điều 8 trên đây thì bảo hiểm này cũng sẽ kết thúc trừ khi Người được bảo hiểm có giấy báo gửi ngay cho bảo hiểm Petrolimex hàng hóa loại a  yêu cầu tiếp tục bảo hiểm trong khi bảo hiểm vẫn còn hiệu lực với điều kiện phải nộp thêm phí bảo hiểm nếu Người bảo hiểm hàng hóa đường biển yêu cầu, hoặc

9.1 Cho tới khi hàng được bán và giao tại cảng hay địa điểm đó, hoặc trừ khi có thoả thuận riêng khác, cho tới khi hết hạn 60 ngày sau khi hàng được bảo hiểm đến cảng hay địa điểm đó, tuỳ theo trường hợp nào xảy ra trước, hoặc

9.2 Nếu hàng hoá được gửi đi trong thời hạn 60 ngày nói trên (hoặc bất kỳ thời hạn mở rộng nào đã thoả thuận) tới nơi đến có tên ghi trong đơn bảo hiểm  hay tới bất kỳ nơi đến nào khác cho tới khi kết thúc bảo hiểm theo những quy định của điều 8 kể trên.

Điều khoản thay đổi hành trình

Sau khi bảo hiểm hàng hóa loại a này bắt đầu có hiệu lực nếu Người được bảo hiểm  thay đổi nơi đến thì bảo hiểm này vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm biết với phí bảo hiểm và những điều kiện dược thoả thuận.

bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm xuất nhập khẩu,bảo hiểm hàng hóa đường biển, bao hiem hang hoa loai a

Khiếu nại bồi thường bảo hiểm hàng hóa loại a

Điều khoản quyền lợi bảo hiểm:

Để có thể đòi bồi thường theo đơn bảo hiểm hàng hóa loại a này Người được bảo hiểm cần phải có quyền lợi bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm vào thời gian xảy ra tổn thất

Tuân theo điều 11.1 nói trên, Người được bảo hiểm sẽ có quyền đòi bồi thường cho những tổn thất được bảo hiểm xảy ra trong thời gian bảo hiểm này có hiệu lực cho dù tổn thất đã xảy ra trước khi hợp đồng bảo hiểm được ký kết trừ khi Người được bảo hiểm đã được biết trước về những tổn thất đó và Người bảo hiểm hàng hóa đường biển chưa hay biết.

Điều khoản chi phí gửi hàng

Nếu do hậu quả của một rủi ro được bảo hiểm mà hành trình được bảo hiểm  lại kết thúc tại một cảng hoặc một nơi không phải nơi đến có tên ghi trong đơn bảo hiểm thì bảo hiểm Petrolimex sẽ hoàn trả cho Người được bảo hiểm  mọi khoản chi phí phát sinh thêm một cách hợp lý và thoả đáng để dỡ hàng, lưu kho và gửi hàng tới nơi đến được bảo hiểm theo hợp đồng này.

Điều 12 này không áp dụng cho tổn thất chung hoặc chi phí cứu hộ và phải tuân theo các điểm loại trừ ở các điều 4,5,6 và 7 kể trên và không bao gồm những chi phí phát sinh từ hành vi sai lầm, bất cẩn và tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của Người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ.

bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,bảo hiểm xuất nhập khẩu,bảo hiểm hàng hóa đường biển, bao hiem hang hoa loai a

Điều khoản tổn thất toàn bộ ước tính

Bảo hiểm hàng hóa loại a này sẽ không bồi thường cho các khiếu nại về tổn thất toàn bộ ước tính trừ khi đối tượng được bảo hiểm bị từ bỏ một cách hợp lý nếu xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hoặc do chi phí phục hồi, tu bổ lại và gửi hàng tới nơi đến thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ vượt quá giá trị hàng tại nơi đến.

Điều khoản giá trị tăng thêm

Nếu người được bảo hiểm ký kết bất kỳ hợp đồng bảo hiểm giá trị tăng thêm nào cho hàng hoá được bảo hiểm trong hợp đồng này thì giá trị thoả thuận của hàng hoá phải được xem như đã gia tăng tới tổng của số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm này cộng với số tiền bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm giá trị tăng thêm cùng bảo hiểm tổn thất đó và trách nhiệm thuộc phạm vi bảo hiểm này sẽ được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm này và tổng số tiền bảo hiểm đã nói tới.

Trường hợp có khiếu nại, Người được bảo hiểm phải cung cấp cho bảo hiểm Petrolimex bằng chứng về những số tiền bảo hiểm thuộc tất cả các bảo hiểm khác

Trường hợp bảo hiểm này bảo hiểm gia trị tăng thêm thì sẽ áp dụng điều khoản sau:

Giá trị thoả thuận của hàng hoá sẽ được xem như ngang bằng với tổng số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm gốc và của tất cả các hợp đồng bảo hiểm giá trị tăng thêm mà Người được bảo hiểm thực hiện cùng bảo hiểm cho tổn thất đó, và trách nhiệm thuộc phạm vi bảo hiểm này sẽ được tính theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm này và tổng số tiền bảo hiểm đã nói tới.

Trường hợp có khiếu nại, Người được bảo hiểm phải cung cấp cho Người bảo hiểm bằng chứng về những số tiền bảo hiểm thuộc tất cả các bảo hiểm khác.

Quyền lợi bảo hiểm hàng hóa loại a

Điều khoản không áp dụng

Bảo hiểm này sẽ không áp dụng đối với quyền lợi của người chuyên chở hay Người nhận ký gửi hàng hoá nào khác.

Giảm nhẹ tổn thất

Điều khoản nghĩa vụ của Người được bảo hiểm

Nghĩa vụ của Người được bảo hiểm, những người làm công và đại lý của họ đối với các tổn thất thuộc phạm vi của bảo hiểm này là:

Phải thực hiện mọi biện pháp được coi là hợp lý nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tổn thất đó, và

Phải bảo lưu và thực hiện các quyền khiếu nại đối với người chuyên chở, người nhận ký gửi hàng hoá hay người thứ thứ ba khác và Người bảo hiểm ngoài trách nhiệm đối với những tổn thất thuộc phạm vi bồi thường của bảo hiểm này sẽ hoàn trả cho Người được bảo hiểm bất kỳ chi phí nào đã chi ra một cách hợp lý và thoả đáng đẻ thực hiện nghĩa vụ này.

Điều khoản từ bỏ

Mọi biện pháp do Người được bảo hiểm hoặc bảo hiểm Petrolimex thực hiện nhằm mục đích cứu vớt, bảo vệ hoặc khôi phục lại đối tượng được bảo hiểm sẽ không được coi như sự từ bỏ hoặc sự chấp nhận từ bỏ hoặc về mặt khác làm tổn hại đến các quyền lợi của mỗi bên.

Tránh chậm trễ 

Điều khoản khẩn trương hợp lý

Điều kiện của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu  này là Người được bảo hiểm phải hành động một cách khẩn trương hợp lý trong mọi tình huống thuộc khả năng kiểm soát của họ.

Luật pháp và tập quán 

Điều khoản luật pháp và tập quán Anh

Bảo hiểm này tuân theo luật pháp và tập quán Anh.

TPHCM xuất nhập khẩu giảm 6 tháng đầu năm

Sở Công Thương Tp.HCM cho hay, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 19,42 tỷ USD, giảm 22,4% so cùng kỳ.

gia-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-bao-nhieu
gia-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-bao-nhieu

Tổng kết quý 2, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng chỉ đạt 19,42 tỷ USD, giảm 22,4% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng ước đạt 25,55 tỷ USD, giảm 24,2% so cùng kỳ. Dự kiến, tình trạng này có thể kéo dài đến hết năm 2023.

Trong bối cảnh khó khăn kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đơn hàng của các doanh nghiệp giảm dần, kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến kim ngạch xuất nhập khẩu giảm, lãnh đạo Sở Công Thương thành phố cho rằng, kinh tế thế giới chịu tác động mạnh mẽ từ các xung đột địa chính trị, lạm phát toàn cầu tăng cao dẫn đến xu hướng tiêu dùng giảm tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng.

Mặc dù xuất nhập khẩu khó khăn, nhưng 6 tháng đầu năm 2023, ngành công thương có 3 điểm sáng Các chỉ số phát triển ngành dần được cải thiện, cụ thể: Lũy kế tháng sau tăng cao hơn tháng trước: lĩnh vực công nghiệp (IIP tháng 1 giảm 15%, 2 tháng giảm 2,5%, 3 tháng giảm 0,9%, 4 tháng tăng 1,4%, 5 tháng tăng 1,6% và 6 tháng ước tăng 1,9%).

Sự phục hồi tăng trưởng của các ngành, đặc biệt sau cú sốc của đại dịch Covid-19 thể hiện tính bền vững do môi trường vĩ mô luôn ổn định; sức cạnh tranh của doanh nghiệp dần được cải thiện; đặc biệt là thị trường hàng hóa của hơn 10 triệu dân thành phố còn sức hấp dẫn.

Sự phục hồi sản xuất kinh doanh đến từ vai trò dẫn dắt của các ngành, lĩnh vực chủ lực như: 4 ngành công nghiệp trọng điểm với sản lượng công nghiệp 6 tháng ước tăng 4,5% so cùng kỳ. Doanh thu bán lẻ tăng 9,7% so cùng kỳ, quy mô chiếm gần 60% mức doanh thu thương mại – dịch vụ trên địa bàn thành phố.

gia-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-bao-nhieu
gia-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-bao-nhieu

Theo Hải quan Tp.HCM, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 56,98 tỷ USD, đứng thứ 2 toàn ngành (sau Bắc Ninh), chiếm 18% tổng kim ngạch của toàn ngành. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 30,39 tỷ USD, giảm 23,34%; kim ngạch xuất khẩu đạt 26,59 tỷ USD, giảm 18,69% so với cùng kỳ năm 2022. Do đó, cán cân thương mại Tp.HCM trong 6 tháng đầu năm năm 2023 là nhập siêu 3,8 tỷ USD.

Kim ngạch cả 2 chiều xuất nhập khẩu của TP.HCM đã giảm hơn 22% trong những tháng đầu năm 2023 do nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thiếu đơn hàng, tác động từ việc giảm tiêu dùng trên toàn thế giới.

Tình hình xuất nhập khẩu tiếp tục khó khăn

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin hoạt động ngành công thương thành phố trong quý 2/2023 và nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong quý 3/2023, diễn ra chiều 18/7/2023, đại diện Sở Công thương TP.HCM, cho biết kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 19,42 tỷ USD, giảm 22,4% so cùng kỳ. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng ước đạt 25,5 tỷ USD, giảm 24,2% so cùng kỳ. Dự kiến, tình trạng này có thể kéo dài đến hết năm 2023.

Theo lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM, nguyên nhân dẫn đến kim ngạch xuất nhập khẩu giảm do tình hình kinh tế thế giới chịu tác động mạnh mẽ từ các xung đột địa chính trị, lạm phát toàn cầu tăng cao dẫn đến xu hướng tiêu dùng giảm tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng.

Thực tế khó khăn trên dẫn đến nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, trong khi đó các đơn hàng từ thị trường thế giới giảm dần, kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2023, ngành công thương TP.HCM vẫn có 3 “điểm sáng”.

Thứ nhất, các chỉ số phát triển ngành dần được cải thiện, cụ thể: Lũy kế tháng sau tăng cao hơn tháng trước: lĩnh vực công nghiệp (IIP tháng 1 giảm 15%, 2 tháng giảm 2,5%, 3 tháng giảm 0,9%, 4 tháng tăng 1,4%, 5 tháng tăng 1,6% và 6 tháng ước tăng 1,9%).

gia-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-bao-nhieu
gia-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-bao-nhieu

Thứ hai, sự phục hồi sản xuất kinh doanh đến từ vai trò dẫn dắt của các ngành, lĩnh vực chủ lực như: 4 ngành công nghiệp trọng điểm với sản lượng công nghiệp 6 tháng ước tăng 4,5% so cùng kỳ. Doanh thu bán lẻ tăng 9,7% so cùng kỳ, quy mô chiếm gần 60% mức doanh thu thương mại – dịch vụ trên địa bàn thành phố.

Thứ ba, sự phục hồi tăng trưởng của các ngành, đặc biệt sau cú sốc của đại dịch Covid-19 thể hiện tính bền vững do môi trường vĩ mô luôn ổn định; sức cạnh tranh của doanh nghiệp dần được cải thiện; đặc biệt là thị trường hàng hóa của hơn 10 triệu dân thành phố còn sức hấp dẫn.

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt mức kỷ lục

5:04:11 PM Ngày 12/09/2023

8 tháng, xuất khẩu gạo đạt gần 6 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 20% so cùng kỳ và hoàn thành 89% kế hoạch năm.

Đây là dữ liệu thống kê mới nhất từ Hải quan. Với mức xuất khẩu này đưa kim ngạch xuất khẩu gạo 8 tháng lên gần 3,2 tỷ USD, tăng hơn 34% về giá trị.

mua-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-o-dau
mua-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-o-dau

Trong số các thị trường nhập khẩu, Philippines, Trung Quốc, Indonesia và Gana nhập khẩu gạo của Việt Nam nhiều nhất với mức tăng trưởng 3% đến gần 1.500% so với cùng kỳ năm ngoái.

4 tháng cuối năm nay, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn sẽ được thúc đẩy bởi số lượng đơn hàng hàng tốt từ nhiều thị trường mới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại nguồn cung không đủ để đáp ứng

Nói với VnExpress, tổng giám đốc một doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long cho biết quý IV, nguồn cung lúa gạo trên thị trường Việt không có nhiều thay đổi. Trong khi năm nay, nhu cầu ở nhiều nước tăng đột biến. Nếu năm ngoái, Việt Nam xuất khẩu đạt 7,2 triệu tấn gạo, trong đó, có thêm nguồn nhập bù từ Ấn Độ 500.000-700.000 tấn, 300.000 tấn từ Campuchia. Còn năm nay, nguồn nhập từ các quốc gia này bị cắt giảm do lệnh cấm của Ấn Độ. Vụ lúa Thu Đông dù thời tiết bình thường, sản lượng lúa gạo cũng chỉ tương đương năm 2022.

“Do đó, cầu đang vượt cung nên việc các Bộ ngành kỳ vọng xuất khẩu vượt kế hoạch và có thể đạt 7,5-8 triệu tấn khó khả thi”, CEO doanh nghiệp trên nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Việt Anh – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông (ORICO) cũng cảm thấy lo lắng cho cân đối xuất khẩu trong năm nay.

Trước đó, tại hội nghị ở Cần Thơ đầu tháng 8, ông Việt Anh cũng dẫn số liệu từ USDA (Bộ Nông nghiệp Mỹ) đánh giá tỷ lệ tồn kho trên tỷ lệ tiêu dùng của Việt Nam chỉ khoảng 11% trong khi đó mức an toàn khoảng 22%. Sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đến thời điểm này, con số chỉ còn 8,5%.

Ngoài ra, theo ông Việt Anh, tình trạng đáng báo động hiện nay là doanh nghiệp đang đối mặt với tình trạng nông dân bán sang tay quá nhiều. Số lượng cò lái tăng nhanh và họ đang làm nhiễu loạn thị trường khiến cho nhiều doanh nghiệp bị nông dân “bẻ kèo”. Họ không chỉ mất tiền cọc mà không thu mua được lúa từ nông dân đã liên kết trước đó.

mua-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-o-dau
mua-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-o-dau

Theo ông Việt Anh, khi các doanh nghiệp không có gạo giao, sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng. Trong chuỗi này, nông dân được lợi khi giá lúa tăng nhưng doanh nghiệp bất lợi hoặc thua lỗ quá lớn. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Vì vậy, ông rất mong cơ quan chức năng có biện pháp bình ổn thị trường.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ghi nhận giá gạo tăng quá nhanh dẫn đến chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ nông dân đến thương lái, nhà máy xay xát chế biến và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn trong việc huy động nguồn hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký.

Trong khi giá gạo xuất khẩu quay đầu giảm nhiều ngày qua, giá lúa gạo trong nước vẫn tăng cao. Hiện giá gạo trong nước cao hơn giá xuất khẩu 5-7%, tức tương đương 660-680 USD một tấn với loại 5% tấm.

Cá ngừ đóng hộp xuất sang Hàn Quốc tăng gần 500%

Xuất khẩu cá ngừ đang tăng mạnh, đặc biệt mặt hàng đóng hộp tăng 468% so với cùng kỳ 2022, theo VASEP.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đánh giá xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Hàn Quốc đang tăng ấn tượng, trong khi các thị trường nhập khẩu chính khác giảm. Theo số liệu thống kê của cơ quan hải quan, lũy kế 7 tháng qua, xuất khẩu cá ngừ sang Hàn tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 7 triệu USD.

Trong nhóm các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu, mặt hàng chế biến và đóng hộp đang tăng mạnh, đặc biệt cá ngừ đóng hộp tăng 468%.

7 tháng đầu năm, trung bình giá xuất khẩu cá ngừ đóng hộp Việt Nam xuất sang thị trường này dao động 3,2-3,5 USD một kg. Giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm thịt/lon cá ngừ hấp đông lạnh là 4,7-6 USD một kg.

mua-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-o-dau
mua-bao-hiem-hang-hoa-loai-a-o-dau

Hiện Tuna Vietnam, Nha Trang Bay và Phat Trien Seafood là 3 công ty xuất khẩu cá ngừ nhiều nhất sang Hàn Quốc, chiếm 64% tổng kim ngạch.

Theo VASEP, nguyên nhân khiến Hàn Quốc tăng nhập cá ngừ từ các nước, trong đó có Việt Nam, bất chấp giá hàng hoá tăng cao (đồng Won mất giá so với USD) là sản lượng đánh bắt của các đội tàu giảm. Còn nhu cầu đồ hộp tăng là do kinh tế suy thoái, người dân phải thắt chặt hầu bao nên ưu tiên các sản phẩm thuỷ sản giá rẻ.

Tại Hàn Quốc, Việt Nam là nguồn cung cá ngừ lớn thứ tám, nhưng lại là nguồn cung cá ngừ chế biến, đóng hộp lớn nhất trong nửa đầu 2023, cao hơn Thái Lan, Italy.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 6 tháng qua, trong khi tổng nhập khẩu cá ngừ vào Hàn Quốc giảm 7% về khối lượng thì nhập khẩu từ Việt Nam tăng hơn 4 lần.

Các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp của Việt Nam đang chiếm gần 77% tổng nhập khẩu nhóm sản phẩm này của Hàn Quốc. Thái Lan ở vị trí tiếp với 16% thị phần.

Mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu điều kiện A

CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN

⭐️ Giá bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bao nhiêu ?

Trả lời: Giá bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tùy thuộc vào giá trị của lô hàng.

⭐️ Mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ở đâu ?

Trả lời: Liên hệ chi nhánh PJICO gần nhất hoặc hotline 0932377138.

⭐️ Mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cần chứng từ gì?

Trả lời: Sales contract, invoice, packing list, bill…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *