Bảo hiểm hàng hóa dệt may đường biển là loại hình bảo hiểm bồi thường cho hàng hóa trong quá trình xuất nhập khẩu và vận chuyển đường biển. Trong quá trình vận chuyển nếu có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa thì Bảo hiểm Petrolimex – PJICO chúng tôi sẽ bồi thường cho những hư hỏng thiệt hại này của hàng hóa.
Khi có nhu cầu báo giá bảo hiểm này vui lòng cung cấp thông tin giá trị của lô hàng, thông tin vận chuyển hoặc cung cấp các chứng từ như sale contract, invoice, packing list, bill of landing…
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa đường biển 2022
Nội dung bài viết
Bồi thường bảo hiểm hàng hóa dệt may đường biển
Việc bồi thường tổn thất của hàng hóa có thể diễn ra tại đầu nhập tức là tất cả các nước trên thế giới. Trên mỗi giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng lô hàng khác nhau sẽ thể hiện đại lý dloy khác nhau tùy vào nơi đến của hàng hóa.
Khi hàng hoá được bảo hiểm bị tổn thất bộ phận, tức là chỉ bị hư hỏng một phần chứ không bị hư nguyên lô hàng thì số tiền bồi thường được xác định bằng tổng giá trị hàng hoá khi còn nguyên vẹn trừ đi tổng giá trị hàng hoá còn lại sau khi đã bị tổn thất tại nơi nhận hàng trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Trường hợp có tổn thất chung thuộc phạm vi trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm đóng góp tổn thất chung của Người được bảo hiểm sẽ được Người bảo hiểm bồi thường lại đầy đủ.
Xem thêm: Bảo hiểm vận chuyển hàng gỗ đường biển
Hy sinh tổn thất chung khi tàu gặp nạn
Theo thông lệ quốc tế, Nếu tàu bị tổn thất chung thì các chủ hàng sẽ phải có đóng góp một phần chi phí nhất định. Tuy nhiên, nếu số tiền bảo hiểm của hàng hoá lại thấp hơn giá trị đóng góp tổn thất chung thì Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường tiền đóng góp tổn thất chung theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị đóng góp.
Để đảm bảo quyền lợi của mình trước các rủi ro chúng tôi khuyên khách hàng nên mua bảo hiểm ít nhất là bằng 100% giá trị của lô hàng và nếu có điều kiện tốt nhất nên mua 110% để khi có tổn thất thì được đền bù 110% bao gồm cả cước vận chuyển, phí bảo hiểm và lãi dự kiến.
Trách nhiệm Bảo hiểm hàng hóa dệt may đường biển
Trách nhiệm của Bảo hiểm Petrolimex – PJICO chỉ giới hạn ở số tiền bảo hiểm được ghi rõ trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. Tuy nhiên, Người bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm đối với số tổn thất cộng với các chi phí cứu hộ, phí giám định, chi phí đánh giá và bán lại hàng hoá tổn thất, chi phí đòi người thứ ba bồi thường và tiền đóng góp tổn thất chung dù cho tổng số tiền bồi thường như vậy có thể vượt quá số tiền bảo hiểm.
Người bảo hiểm của mình có quyền được miễn trách nhiệm quy định trong hợp đồng bảo hiểm bằng cách khước từ quyền lợi về hàng hoá bảo hiểm và quyền khiếu nại người thứ ba, đồng thời bồi thường cho Người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bảo hiểm.
Đòi bồi thường của bên thứ ba khi tổn thất xảy ra
Khi thực hiện quyền của mình đã quy định ở trên Người bảo hiểm phải thông báo cho Người được bảo hiểm biết trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Người được bảo hiểm về hiểm hoạ đã xảy ra và hậu quả của nó. Những chi phí cần thiết và hợp lý mà Người được bảo hiểm đã chi trước khi nhận được thông báo trên nhằm phòng tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất sẽ được Bảo hiểm Petrolimex – PJICO bồi hoàn.
Tiền tệ Bảo hiểm hàng hóa dệt may đường biển
Chúng ta đều biết thông thường các hợp đồng ngoại thương sẽ sử dụng các đồng tiền khác nhau không chỉ là việt nam đồng mà thông thường là đồng đô la mỹ.
Sau khi kiểm tra các chứng từ có liên quan đến việc khiếu nại do Người được bảo hiểm gửi đến và đã xác nhận tổn thất, Người bảo hiểm sẽ thanh toán bồi thường cho Người được bảo hiểm.
Trừ khi có thoả thuận khác, việc thanh toán bồi thường sẽ được giải quyết bằng loại tiền quy định trong hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm. Khi yêu cầu bảo hiểm bên mua cần lưu ý việc này để tránh tranh chấp xảy ra liên quan đến loại tiền bồi thường và tỷ giá quy đổi.
Thông thường tỷ giá quy đổi sẽ theo giấy chứng nhận. Nếu phí bảo hiểm tính theo loại tiền tệ nào thì bồi thường theo loại tiền đó.
Khi thanh toán bồi thường, Người bảo hiểm có thể khấu trừ vào tiền bồi thường các khoản thu nhập của Người được bảo hiểm trong việc bán hàng hoá cứu được và đòi người thứ ba
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa đường biển ở sài gòn
Chuyển quyền bồi thường Bảo hiểm hàng hóa dệt may đường biển
Đối với những tổn thất của hàng hóa do lỗi của bên thứ ba. Sau khi thanh toán bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm, mọi khiếu nại và quyền khiếu nại của Người được bảo hiểm đối với ngưưoì thứ ba đều được chuyển cho Người bảo hiểm mà giới hạn là số tiền đã bồi thường.
Ngay khi nhận được tiền bồi thường của Người bảo hiểm, Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển cho Người bảo hiểm mọi tài liệu và bằng chứng của họ và phải làm đầy đủ thủ tục đáp ứng yêu cầu thực hiện quyền truy đòi của Người bảo hiểm.
Sau khi nhận quyền Bảo hiểm Petrolimex – PJICO sẽ tiền hành đòi lại của bên thứ ba để bảo vệ quyền lợi của mình. Tất nhiên, chỉ trong trường hợp lỗi gây ra tổn thất hư hại của hàng hóa là do bên thứ ba gây nên.
Mất quyền lợi Bảo hiểm hàng hóa dệt may đường biển
Nếu Người được bảo hiểm bỏ qua quyền đòi người thứ ba hoặc nếu do lỗi của họ mà không thể thực hiện được quyền này (như hết hạn gửi thư khiếu nại người chịu trách nhiệm về tổn thất v.v…), thì người bảo hiểm sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường với một mức độ thích hợp và nếu việc bồi thường của bảo hiểm đã được giải quyết thì Người được bảo hiểm có nghĩa vụ hoàn lại cho Người bảo hiểm một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường mà họ đã nhận, tuỳ theo trường hợp cụ thể.
Xem thêm: Bảo hiểm hàng hóa đường biển ở đồng nai
Với điều kiện phải thực hiện những quy định trên, khi Người bảo hiểm bồi thường một vụ tổn thất toàn bộ có thể bồi thường tất cả hoặc nguyên một phần hàng hoá được bảo hiểm, họ có quyền thu hồi những gì còn lại của phần hàng hoá được bồi thường theo hình thức đó
Xuất khẩu rau quả vượt 4 tỷ USD
4:58:06 PM Ngày 11/10/2023
9 tháng, xuất khẩu rau quả ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm ngoái, và cao hơn 24% so với cả năm 2022.
Số liệu trên vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan.
Trong số các nhóm rau quả, sầu riêng, chuối, thanh long đóng góp lớn vào tăng trưởng. Với sầu riêng, từ vị trí thứ 4 trong nhóm các loại quả, vươn lên dẫn đầu về xuất khẩu, vượt cả chuối và thanh long để gia nhập nhóm trái cây tỷ USD. Loại này cũng dự báo sớm cán đích kim ngạch xuất khẩu 1,5 tỷ USD tháng tới.
Hiện Trung Quốc là quốc gia nhập nhiều rau quả Việt Nam nhất với tổng kim ngạch 8 tháng đạt 2,3 tỷ USD, tăng 134% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 64% thị phần.
Tiếp theo là xuất khẩu thị trường Mỹ đạt trên 168 triệu USD, giảm hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái; Hàn Quốc đạt 148 triệu USD, tăng 18%; Nhật Bản là 123 triệu USD, tăng 6%…
Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam – cho biết nguyên nhân giúp xuất khẩu rau quả khả quan nhờ các quốc gia tăng mua. Trong đó, Trung Quốc tạo nhiều thuận lợi cho nông sản Việt vào thị trường họ.
Năm 2022, nước này ký hàng loạt nghị định thư với Việt Nam đã tạo bước đệm cho hoạt động xuất khẩu rau củ quả của nước ta đạt nhiều thuận lợi. Nhờ đó, giá nông sản tăng cao so với cùng kỳ đẩy giá trị kim ngạch tăng đột biến.
Với trái sầu riêng, xuất khẩu đang tăng gần 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Sầu riêng Việt Nam thu hoạch kéo dài và nhiều thời điểm trái vụ với các quốc gia khác như Thái Lan, Philippines nên được ưa chuộng và xuất với giá cao.
Ngoài ra, chuối và mít của Việt Nam cũng được Trung Quốc tăng mua và trả giá cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc đang xem xét cho dừa tươi Việt được xuất khẩu chính ngạch. Nếu được thông qua trong thời gian tới, xuất khẩu dừa sẽ có nhiều bứt phá. Mới đây, Mỹ cũng vừa cho Việt Nam xuất khẩu trở lại dừa tươi (loại gọt vỏ xanh và một phần xơ trắng).
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các mặt hàng rau quả Việt ngày càng rộng cửa xuất khẩu. Nhà chức trách đang đàm phán mở cửa thị trường chanh leo sang Mỹ, Australia; bưởi sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ; sầu riêng sang Ấn Độ; các loại quả có múi, dừa, sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết nửa cuối năm, nếu chanh dây được xuất vào Mỹ, dừa tươi xuất chính ngạch sang Trung Quốc, mục tiêu 5 tỷ USD kim ngạch cả năm 2023 trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, hàng Việt cần nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để tạo thêm uy tín với khách hàng. Hiện, nhiều mặt hàng trái cây Việt Nam tăng trưởng nóng về sản lượng nhưng gặp nhiều hệ lụy khi xuất khẩu ồ ạt.
Phản ánh tại diễn đàn xuất khẩu tuần trước, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng cho biết cò lái thổi giá thu mua khiến nông dân bẻ cọc. Điều này dẫn tới việc họ gặp khó trong hoàn thành đơn hàng cho đối tác, phải bù lỗ sau mỗi chuyến hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, tình trạng đáng báo động là vùng trồng của các hợp tác xã đều được phía Trung Quốc cấp mã nhưng khi thương lái và cơ sở vãng lai thu mua lại sử dụng mã vùng trồng khác để đóng gói. Nếu tình trạng này tiếp diễn, Việt Nam có nguy cơ mất thị trường tỷ dân.
Để giải quyết các tồn tại trên, Cục Bảo vệ Thực vật cũng đang rà soát, đề nghị các địa phương thu hồi, tạm dừng xuất khẩu những mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trái sầu riêng, vi phạm kiểm dịch.
Cục sẽ tập trung các giải pháp nhằm minh bạch thông tin, cơ sở dữ liệu; hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật; hoàn thiện bộ tài liệu ngành hàng để có những tiêu chuẩn về giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất… cho nông dân thuận tiện sử dụng.
Xuất khẩu cá ngừ đạt mức cao nhất từ đầu năm
Tháng 8, xuất khẩu cá ngừ đạt hơn 87 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ, nhưng là mức giá trị cao nhất kể từ đầu năm, theo VASEP.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính trong tháng 8 có nhiều biến động. Điểm nổi bật là sự tăng trưởng của thị trường Mỹ sau một thời gian sụt giảm liên tục.
Số liệu cho thấy, xuất khẩu cá sang thị trường này tăng 2% trong tháng 8 nhờ vào mặt hàng cá ngừ đóng hộp tăng 24%. Tuy nhiên, do mức tăng không nhiều, lũy kế 8 tháng, xuất khẩu sang thị trường này vẫn giảm 45% so với cùng kỳ, đạt gần 208 triệu USD.
Cá ngừ sang EU cũng tiếp tục bứt tốc với mức tăng 37%. Trong đó, thị trường Italy tăng tới 45 lần. Tại Đức, Hà Lan, giá trị xuất khẩu vẫn đi lên, nhưng tốc độ đang chậm lại.
Ngoài ra, tại các thị trường quy mô nhỏ hơn như Thái Lan, Philippines, cá ngừ Việt Nam cũng có sự tăng trưởng tốt.
Ở chiều ngược lại, thị trường Israel sau một thời gian đạt kết quả tốt đã giảm mạnh 57% trong tháng. Tại khối thị trường CPTPP, tình hình chưa có nhiều khởi sắc, trong đó, xuất khẩu sang Nhật Bản, Canada và Mexico đồng loạt giảm sâu lần lượt là 53%, 49% và 14%.
Lũy kế 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ đạt 545 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ.
VASEP đánh giá, đến nay, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đang dần thu hẹp mức giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, khả năng phục hồi tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản hay Canada về mức của cùng kỳ năm trước rất khó.
Dù vậy, các doanh nghiệp thông tin, thị trường đang dần phục hồi. Giá cá ngừ nguyên liệu trên thế giới giảm đang thúc đẩy nhu cầu của các nhà nhập khẩu trong giai đoạn cuối năm. Do đó, có khả năng cá ngừ trong những tháng tới sẽ trở về mức tương đương so với cùng kỳ năm 2022.
Doanh nghiệp điều kêu khó chồng khó vì quy định kiểm dịch
Theo các doanh nghiệp điều, những nước nhập chỉ kiểm tra hạt chế biến với tỷ lệ 1% nhưng trong nước kiểm 100% gây tốn kém thời gian và chậm đà xuất khẩu.
Thông tin trên được ông Vũ Thái Sơn – Chủ tịch Hội điều Bình Phước – phản ánh tại hội nghị phổ biến quy định về kiểm dịch thực vật, chiều 28/9 ở TP HCM.
Ông Sơn cho hay chưa năm nào các doanh nghiệp điều gặp khó như lúc này. Hiện hoạt động xuất khẩu ì ạch, giá xuống thấp khiến họ thua lỗ. Gần đây, các doanh nghiệp tiếp tục “khó chồng khó” khi cơ quan kiểm dịch bố trí cán bộ đi kiểm 100% các lô hạt điều chế biến đã đăng ký xuất khẩu tại các nhà máy.
“Với tỷ lệ kiểm dịch tối đa, lực lượng thực thi lại hạn chế và các nhà máy điều ở xa khiến doanh nghiệp chờ đợi tốn nhiều thời gian, bị động trong việc thực hiện đơn hàng và chậm xoay vòng vốn”, ông nói.
Theo ông Sơn, trong quá trình sản xuất, nhân hạt điều đã được làm chín rất kỹ. Điều thô được hấp ở nhiệt độ trên 100 độ C, thời gian hơn 30 phút.
Tiếp theo, nhân điều có vỏ lụa được sấy ở nhiệt độ từ 70 đến 80 độ C trong 18 tiếng, tức sản phẩm được thanh trùng. Sau đó, nhân hạt điều được xử lý hun trùng trước khi đóng gói chân không (môi trường không có oxy) trong bao PE/PP, thời gian bảo quản là 24 tháng.
“Với các bước trên, hạt điều đã là thực phẩm nấu chín, rất khó có côn trùng trong sản phẩm xuất khẩu. Do đó, tôi thấy không cần kiểm dịch 100% lô hàng như hiện nay”, ông Sơn chia sẻ.
Dẫn chứng từ các quốc gia trên thế giới, ông Sơn cho biết Mỹ và Australia có quy định kiểm dịch thực vật ngặt nghèo nhưng hạt điều Việt Nam vào đây, họ chỉ kiểm tra với tỷ lệ chưa đến 1%. Vì họ coi hạt điều là thực phẩm đã được làm chín, đóng gói kỹ nên không nguy hại đến môi trường.
Tại Việt Nam, khi xuất khẩu các hợp đồng với đối tác đều quy định chất lượng hàng hóa được kiểm dịch bởi đơn vị giám định độc lập (Vinacontrol, Cafecontrol, SGS, BV ..).
Họ sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên ít nhất 10% tổng số thùng carton của lô hàng, tiến hành phân tích kiểm định mẫu. Nếu hàng đạt chất lượng, họ sẽ phát hành chứng thư. Đây là chứng từ bắt buộc phải cung cấp để khách hàng thanh toán tiền.
Do đó, ông Sơn đề nghị nhà chức trách có thể hợp tác với đơn vị giám định độc lập để giảm thời gian và chi phí kiểm định, tạo thêm thông thoáng cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn trên.
Ngoài điều chế biến, các doanh nghiệp trong ngành còn cho biết điều thô nhập khẩu cũng đang gặp khó khi hàng về phải chờ thông quan, rồi mới được đem về cảng. Việc này làm phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Theo doanh nghiệp, một năm ngành điều nhập hơn 80.000 container. Chi phí để tìm kiếm, lấy cẩu gắp một container sang bãi để kiểm hóa tốn 500.000 đồng, một ngày lưu kho bãi, doanh nghiệp phải trả vài chục USD. Một năm hơn 80.000 container điều khô nhập sẽ tốn 120-150 tỷ đồng. Vì vậy, ông Sơn cho rằng nên cho doanh nghiệp đưa hàng về kho để tiết kiệm được khoản chi phí
Trước phản ánh của doanh nghiệp, ông Lê Sơn Hà – Trưởng phòng kiểm dịch thực vật (Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng đối với điều thô, theo quy định doanh nghiệp không được đưa về kho.
Quy định này, các nước đều đang áp dụng. Việt Nam nhập điều thô đa phần từ châu Phi – nơi đây phổ biến các con mọt nguy hại. Nếu không kiểm dịch kỹ, nó có thể lây lan cho các vùng trồng của Việt Nam. Do đó, Cục Bảo vệ Thực vật phải kiểm định kỹ, diệt chúng ngay tại cửa khẩu nên điều thô nhập khẩu không thể đưa về kho doanh nghiệp khi chưa thông quan và kiểm dịch.
Riêng với điều đã chế biến, ông Hà cho rằng đây là sản phẩm không có nguy cơ về sâu mọt gây hại. Do đó, trong quá trình xem xét, Cục đang chủ động đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bỏ khâu kiểm dịch.
“Chúng tôi cũng mong đề xuất này sớm được thông qua để doanh nghiệp bớt khó khăn”, ông nhấn mạnh.
Theo ông Hà, các doanh nghiệp cũng nên tìm hiểu kỹ các quy định về xuất khẩu. Đối với các quốc gia nhập khẩu chỉ yêu cầu giấy chứng nhận kiểm định của bên giám định độc lập mà không cần giấy từ nhà chức trách, Cục sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xem xét không cần kiểm dịch.
Cục Bảo vệ Thực vật cũng đề nghị các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu. Đặc biệt, với các mặt hàng nông sản cần đảm bảo mã vùng trồng và cơ sở đóng góp cần đáp ứng theo đúng quy định.
Nhật Bản chi 53 triệu USD mua cua ghẹ Việt Nam
8 tháng đầu năm, Nhật Bản đã chi 53 triệu USD để nhập khẩu cua ghẹ Việt Nam, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chia sẻ tại hội nghị về phổ biến các tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản chiều 29/9, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), cho rằng thị trường Nhật ngày càng ưa chuộng thủy sản Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế đi xuống, lạm phát, nhu cầu tiêu dùng giảm nhưng xuất khẩu thủy sản sang nước này ít xáo trộn.
Theo ông Nam, 8 tháng đầu năm, Nhật Bản chi gần 1 tỷ USD để nhập thủy sản Việt Nam. “Con số này giảm 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng chỉ bằng một nửa so với mức giảm trung bình từ các quốc gia khác”, ông nói. Hiện Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản là ba thị trường lớn nhất đều nhập thủy sản của Việt Nam vượt mốc 1 tỷ USD.
Trong 15 nhóm thủy sản xuất sang Nhật, có 5 nhóm (cá nục, cá minh thái, cá thu, cá sòng, cá trích) tăng trưởng dương với kim ngạch tăng 6-50% so với cùng kỳ 2022. Trong đó, cua ghẹ Việt Nam là mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng nhất.
Cụ thể, 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cua ghẹ sang Nhật đạt 53 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ 2022, chiếm 5,5% trên tổng giá trị xuất khẩu.
Đại diện VASEP cho rằng Nhật ưa chuộng cua ghẹ Việt vì chất lượng vượt trội. Hàng đảm bảo không nhiễm kháng sinh và vi khuẩn gây bệnh. Ngoài Nhật thì Mỹ, Trung Quốc cũng thích cua ghẹ từ Việt Nam.
VASEP dự báo nửa cuối năm, khi nhu cầu các dịp lễ lớn như Noel, Tết Nguyên đán kéo dài, nhu cầu tiêu thụ cua ghẹ từ các thị trường lớn này sẽ tiếp tục tăng cao.
Trái ngược với sự tích cực của mặt hàng này, 8 nhóm hàng thủy sản (tôm, cá tra, cá ngừ, cá khác, mực – bạch tuộc, nhuyễn thể có vỏ, nhuyễn thể khác, giáp xác) xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước đều lao dốc, giảm 8-30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Do đó, 9 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt trên 6,6 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ 2022, theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam.
Đánh giá chung về thị trường quý cuối năm, VASEP cho rằng thủy sản xuất khẩu có dấu hiệu ấm dần. Nếu không có biến động khác, nguồn nguyên liệu không bị sụt giảm mạnh, xuất khẩu mặt hàng này năm nay sẽ mang về doanh số khoảng 9,2-9,3 tỷ USD.
Tư vấn Bảo hiểm hàng hóa dệt may đường biển
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài: 1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email: pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com || thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
-
Facebook: bảo hiểm hàng hóa đường biển