bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy là loại bảo hiểm dành riêng trong quá trình thi công xây dựng mới nhà máy. Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm đền bù cho những thiệt hại của tài sản, máy móc thi công và các trang thiết bị khác phục vụ thi công của công trình.
Nội dung bài viết
Phạm vi bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy
Bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy còn có trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại cho bên thứ ba nếu nhà máy có tiếp giáp hoặc các công trình lân cận là các nhà máy.
Giá bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy phụ thuộc chủ yếu vào mức độ rủi ro của công trình nơi địa điểm thi công. Để chúng tôi có thể báo giá bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy chủ đầu tư/ nhà thầu hay bên mua bảo hiểm nói chung vui lòng cung cấp cho chúng tôi giá trị của công trình. Giá trị ở đây là tổng giá trị dự toán của công trình và mức bồi thường cho bên thứ ba nếu có.
Bên mua bảo hiểm là chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án). Trường hợp phí bảo hiểm đã được tính vào giá trúng thầu thì nhà thầu thực hiện việc mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm.
Mời tham khảo: Cập nhật bảo hiểm công trình xây dựng
Khi có nhu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm cho bảo hiểm PJICO. Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bộ phận không tách rời của Bộ hợp đồng bảo hiểm
Thời gian bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy
Trách nhiệm bảo hiểm của bảo hiểm PJICO bắt đầu từ lúc khởi công công trình hoặc từ khi các hạng mục được bảo hiểm có tên trong giấy chứng nhận bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm được dỡ xuống công trường. Trong trường hợp giấy chứng nhận bảo hiểm /hợp đồng bảo hiểm được ký kết sau khi công trình đã khởi công thì hiệu lực hợp đồng được xác nhận trong giấy chứng nhận bảo hiểm /hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy.
Chủ đầu tư hoặc nhà thầu hay bên mua bảo hiểm nói chung gọi là bên được bảo hiểm. Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đề phòng tổn thất hay trách nhiệm có thể xảy ra và tuân thủ mọi qui chế và kiến nghị của các nhà thiết kế. Những chi phí phát sinh liên quan đến việc áp dụng các biện pháp nói trên do người được bảo hiểm chịu.
Mời tham khảo thêm: bảo hiểm công trình xây dựng tòa nhà
Bồi thường bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy
Khi có rủi ro tại công trình bên được bảo hiểm vui lòng:
Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo ngay cho bảo hiểm petrolimex bằng các phương tiện thông tin và bằng văn bản về bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào đối với các rủi ro được bảo hiểm (người được bảo hiểm tự chịu chi phí cho việc thông báo này).
Bảo hiểm PJICO có quyền yêu cầu người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết và nếu cần PJICO có thể điều chỉnh phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm cho phù hợp. Việc này cũng ít khi xảy ra nhưng với những công trình lớn với giá trị hang triệu hoặc hang tỷ đô la thì có .
Ngay khi công trình bị tổn thất bởi nguyên nhân không lường trước được hoặc do thiên tai … bên mua bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy cần Lập tức thông báo ngay cho PJICO bằng các phương tiện thông tin và sau đó bằng văn bản, nêu rõ tính chất và mức độ tổn thất
Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
Thông báo tổn thất bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy
Mời tham khảo thêm: bảo hiểm công trình xây dựng bệnh viện
Trong mọi trường hợp, bảo hiểm petrolimex sẽ không chịu trách nhiệm đối với tổn thất vật chất hay trách nhiệm phát sinh từ tổn thất đó nếu trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm PJICO không nhận được thông báo tổn thất.
Sau khi thông báo cho PJICO, người được bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hay thay thế các hư hỏng nhỏ. Còn trong mọi trường hợp khác, nhất thiết phải có mặt đại diện của PJICO để giám định tổn thất trước khi thực hiện việc sửa chữa hay thay thế. Nếu đại diện của PJICO không tiến hành giám định trong khoảng thời gian được xem là hợp lý theo tình hình thực tế thì người được bảo hiểm có quyền xúc tiến việc sửa chữa hay thay thế.
Trách nhiệm của bảo hiểm petrolimex đối với bất kỳ hạng mục được bảo hiểm nào bị tổn thất sẽ chấm dứt nếu hạng mục đó không được sửa chữa kịp thời và chu đáo
Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy công nghiệp là gì?
Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng công trình nhà máy. Nắm bắt được những yêu cầu khi xây dựng lên một công trình công nghiệp hiện đại như vậy, khách hàng sẽ không bị động trong quá trình đàm phán, trao đổi và thương lượng hợp đồng với bên đơn vị chủ thầu xây dựng, cũng như thấy được chất lượng thực sự của công trình sau khi được bên nhà thầu bàn giao.
Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy công nghiệp được quy định trong các quyết định về Xây dựng của Pháp luật như sau:
Quy chuẩn xây dựng VN tập 1 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 682/BXD-CSXD ra ngày 14/12/1996.
Mời tham khảo thêm: bảo hiểm công trình xây dựng khách sạn
Quy chuẩn xây dựng VN tập 2,3 do Bộ Xây Dựng ban hành, kèm quyết định số 439/QĐ-BXD ra ngày 25/09/1997.
Trong đó, tiêu chuẩn xây dựng nhà máy đạt chất lượng thì sẽ cần có những điều cơ bản như: Địa điểm xây dựng, quy mô toàn bộ công trình, Tổng diện tích mặt bằng của sản phẩm, các mối liên kết giữa các hạng mục bên trong của toàn bộ sản phẩm, cùng với phương án thiết kế và thi công công trình đó.
Địa điểm xây dựng, quy mô toàn bộ công trình.
Những tiêu chuẩn xây dựng nhà máy công nghiệp cần phải có
Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy còn được thể hiện cụ thể ở nhiều mặt khác nhau như:
Công trình mang tiêu chuẩn về thiết kế, đi kèm với chất lượng chung của toàn bộ sản phẩm được đơn vị nhà thầu thi công và bàn giao cho khách hàng. Về tiêu chuẩn thiết kế này đặc biệt quan trọng bởi nếu áp dụng những công nghệ đã cũ trên bản vẽ thiết kế, chắc chắn khách hàng sẽ không hài lòng.
Mời tham khảo thêm: bảo hiểm công trình xây dựng trường học
Tiêu chuẩn xây dựng nhà máy còn phải được biểu hiện ở các chi tiết thiết kế và xây dựng kết cấu khung thép của công trình có đảm bảo được tải trọng khi gặp những tác động của môi trường bên ngoài hay không.
Nhà máy công nghiệp chính được xây dựng nhưng cũng phải đi kèm với nhiều loại công trình khác như: Nhà kho, xưởng chế tạo, các công trình phụ như công cộng, vệ sinh, khu sinh hoạt chung…
Những tiêu chuẩn xây dựng nhà máy công nghiệp cần phải có.
Tiêu chuẩn về lắp đặt
Các thiết bị nội thất, thiết bị chiếu sáng, thiết bị điện được thi công và lắp đặt bên trong của công trình đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Đảm bảo về mặt an toàn và phòng chống cháy nổ tối đa.
Hệ thống thoát nước thải, hệ thống xử lý rác và các chất thải, hệ thống cấp nước sạch phải được đảm bảo chất lượng để an toàn khi sử dụng và không tạo không khí ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân xung quanh.
Mời tham khảo thêm: bảo hiểm công trình xây dựng thủy điện
Các tiêu chuẩn liên quan đến kết cấu và kỹ thuật bên trong công trình nói chung và các sản phẩm bên trong đó nói riêng cũng phải được đảm bảo. Đầy đủ, nổi bật, có dấu ấn riêng…
Tiêu chuẩn về các hệ thống thông gió, điều hòa không khí cùng với các hệ thống an toàn, an ninh, phòng cháy chữa cháy cũng phải được chú ý và đảm bảo chất lượng tốt nhất.
Đối với những hạng mục công trình công nghiệp khác nhau, sẽ có những tiêu chuẩn xây dựng riêng, phù hợp với tính chất và mục đích sử dụng. Vì vậy, trước khi lên kế hoạch thi công, các chủ đầu tư và doanh nghiệp cần tìm hiểu về quy định, cũng tham khảo tư vấn từ các đơn vị thi công để có được công trình bền vững, chất lượng
Thiết kế thi công xây dựng nhà máy
Thiết kế nhà máy
– Đơn vị thi công sẽ đến khảo sát địa điểm, mặt bằng nơi thi công dự án và đưa ra phương án thi công thiết kế.
– Sau đó sẽ đưa ra các phương án về công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để có phương án thi công thiết kế nhà xưởng, nhà kho hợp lý hơn.
– Đối với các công trình được yêu cầu về kiến trúc, thiết kế như văn phòng, bảo vệ nhà máy … đơn vị thi công sẽ đưa ra các phương án về kiến trúc thích hợp nhất.
– Tối ưu các phương án quy định về môi trường và phòng cháy chữa cháy theo quy định của khu công nghiệp hay các cụm công nghiệp mà ta thiết kế thi công xây dựng nhà máy.
– Đưa ra các phương án cho kết cấu phần móng phù hợp với các địa chất tại khu vực thi công xây dựng nhà máy.
– Các tiêu chuẩn và quy chuẩn chủ yếu được áp dụng khi thi công thiết kế nhà máy.
Thiết kế hồ sơ kỹ thuật thi công
– Hồ sơ kỹ thuật thi công cần phải có bản vẽ mô tả tổng mặt bằng công trình thi công hoặc bản vẽ về phương án tuyến công trình được xây dựng theo tuyến.
– Mỗi nhà xưởng đều có những công trình yêu cầu công nghệ. Những công trình này cần có sơ đồ về công nghệ hoặc bản vẽ công nghệ dây chuyền.
– Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc, cần lập các bản vẽ, phương án kiến trúc.
– Lập các bản vẽ có phương án kết cấu.
Nội dung thiết kế bản vẽ thi công nhà máy
Nội dung thiết kế bản vẽ thi công xây dựng nhà máy được bao gồm các thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế hoặc các tài liệu được khảo sát xây dựng liên quan đến xây dựng dự toán của công trình.
Nội dung thiết kế bản vẽ thi công nhà máy phải đầy đủ các thông tin kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng. Thiết kế bản vẽ phải đầy đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
Quy trình thi công xây dựng nhà máy
Bước 1: Tiếp nhận và bảo quản vật tư thi công
Đây là một khâu khá quan trọng trong quy trình thi công xây dựng nhà máy.
Đa số trong quá trình giao nhận vật tư sẽ phát sinh việc số lượng, chủng loại vật tư không đồng điệu, thừa thiếu không hợp lý. Nhất là khi giao nhận các loại bulông, bạn phải kiểm tra cẩn thận.
Một số đơn vị cung cấp có phiếu giao hàng bằng tiếng Anh gây khó khăn cho quá trình giao nhận vật tư. Nếu phát sinh trường hợp này bạn hãy đối chiếu mã hàng được dán trên sản phẩm với mã hàng ghi trong vận đơn là được.
Bước 2: Thi công nền móng cho nhà máy
– San lấp đất nền
– Định vị trục tim
– Đào móng hàng rào
– Thi công móng và đà kiềng
– Lu lèn nền đất
– Lu nền đá cho xưởng
– Thi công nền xưởng
Bước 3: Thi công khung thép
Các bộ phận kết cấu thép nguyên chất được gia công tại nhà máy sau đó tại công trường chúng mới được ghép lại với nhau tạo thành khung thép.
Sau khi đã lắp các bộ phận kết cấu thành khung thép sẽ bắt đầu lắp dựng khung thép.
Xà gồ và cáp giằng sẽ được lắp dựng sau khi hoàn thành lắp dựng khung thép.
Bước 4: Thi công vỏ bao che nhà máy
Vỏ bao che nhà xưởng có thể làm bằng tường gạch, mái tôn hoặc nhiều vật liệu khác.
tường bao bằng gạch, mái tôn…Cũng có nhiều loại vật liệu bao che để bạn lựa chọn.
Bước đầu thi công vỏ bao che là xây tường, sau đó đến thi công phần mái.
Bước 5: Thi công hạ tầng
– Nhà xưởng thì không thể thiếu các loại xe tải trọng lớn ra vào thường xuyên nên nền đường cần được lu lèn đạt yêu cầu chất lượng.
– Lắp đặt đường ống thoát nước
– Bảo dưỡng bê tông nền đường, cắt ron chống nứt
Bước 6: Thi công hệ thống kỹ thuật
Hệ thống kỹ thuật bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống kỹ thuật phục vụ sản xuất..
– Thi công bể chứa nước ngầm phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy
– Lắp đặt hệ thống chữa cháy
– Đi âm đường truyền hệ thống thông tin liên lạc
Bước 7: Hoàn thiện
– Kẻ vạch phân làn giao thông trong máy
– Đóng trần thạch cao nhà văn phòng
– Trồng hoa, cây cỏ các loại để tăng tính thẩm mỹ
Bước 8: Vệ sinh đưa vào sử dụng
Nhà máy sau khi đã hoàn tất các công đoạn xây dựng sẽ được vệ sinh tổng thể rồi mới bàn giao.
Tư vấn thêm bảo hiểm công trình xây dựng nhà máy
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ:Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài:1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email:pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com| | thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
-
Facebook: Bảo hiểm công trình xây dựng