Bảo hiểm công trình xây dựng điện gió cho cả các công trình điện gió trên bờ và công trình xây dựng điện gió ngoài khơi. Phát triển năng lượng tái tạo đang được coi là xu hướng tất yếu để thay thế các nguồn năng lượng có hạn như năng lượng than trong nhiệt điện… Ở Việt nam phát triển năng lượng điện từ các nguồn điện gió, mặt trời..
Nội dung bài viết
Giới thiệu bảo hiểm công trình xây dựng điện gió
Trong quá trình thì công các công trình điện gió có thể phát sinh nhiều rủi ro cho các thiết bị, cho công trình và bên thứ ba bị ảnh hưởng bởi công trình
Kinh nghiệm bảo hiểm công trình xây dựng điện gió cho chúng tôi nhiều kinh nghiệm chẳng hạn như cánh quạt có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, lắp ráp. Cái khó của loại thiết bị này là khi một cánh bị hư thì phải thay thế cho cả cánh đối xứng còn lại.
Tham khảo thêm: Chi tiết bảo hiểm công trình xây dựng
Trong quá trình thi công điện gió ngoài khơi cũng phát sinh rất rất nhiều rủi ro cho công trình, cho thiết bị.
Vậy bảo hiểm công trình xây dựng điện gió bồi thường cho những trường hợp nào ?
Bảo hiểm thiệt hại vật chất
Cam kết bảo hiểm
Nếu trong thời hạn bảo hiểm, bất kỳ một hạng mục tài sản nào có tên trong bảo hiểm công trình xây dựng điện gió /hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng điện gió hay bất kỳ bộ phận nào của hạng mục đó bị tổn thất bất ngờ và không lường trước được do bất kỳ nguyên nhân nào khác với những nguyên nhân đã bị loại trừ một cách cụ thể, rõ ràng gây ra tới mức cần phải sửa chữa hoặc thay thế thì Bảo hiểm PJICO có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm tổn thất đó theo quy định tại bảo hiểm công trình xây dựng điện gió /hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng điện gió này bằng cách trả tiền, sửa chữa hoặc thay thế (theo sự lựa chọn của bảo hiểm PJICO).
Mời tham khảo thêm: bảo hiểm công trình xây dựng chung cư
Mức bồi thường đối với từng hạng mục tài sản ghi trong bảo hiểm công trình xây dựng điện gió /hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng điện gió không vượt quá số tiền bảo hiểm của hạng mục tài sản đó và trong phạm vi hạn mức trách nhiệm bồi thường đối với mỗi sự kiện bảo hiểm (nếu có). Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá tổng số tiền được bảo hiểm quy định trong bảo hiểm công trình xây dựng điện gió /hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng điện gió.
bảo hiểm petrolimex có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi xảy ra tai nạn dẫn đến yêu cầu bồi thường với điều kiện số tiền bảo hiểm cho chi phí này đã được quy định trong bảo hiểm công trình xây dựng điện gió /hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng điện gió.
Mời tham khảo thêm:bảo hiểm công trình xây dựng nhà tư nhân
Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba
Cam kết bảo hiểm.
Trong phạm vi các số tiền bảo hiểm quy định trong bảo hiểm công trình xây dựng điện gió /hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng điện gió, bảo hiểm petrolimex sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những số tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường những thiệt hại phát sinh do việc gây ra:
Thương vong hay ốm đau bất ngờ cho người thứ ba (chết hay không chết người);
Tổn thất bất ngờ đối với tài sản của người thứ ba;
Trách nhiệm của bảo hiểm petrolimex chỉ phát sinh với điều kiện những thiệt hại nêu trên có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các hạng mục được bảo hiểm theo thoả thuận trong bảo hiểm công trình xây dựng điện gió /hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng điện gió tại khu vực công trường hay khu vực phụ cận trong thời hạn bảo hiểm.
Mời tham khảo thêm: bảo hiểm công trình xây dựng nhà xưởng
Đối với những yêu cầu bồi thường được chấp nhận thanh toán, ngoài các khoản chi phí phải trả thuộc phạm vi bảo hiểm, bảo hiểm petrolimex có trách nhiệm bồi thường thêm cho người được bảo hiểm:
Tất cả chi phí pháp lý mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm;
Tất cả các chi phí đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của bảo hiểm petrolimex ,
Trách nhiệm của bảo hiểm petrolimex thuộc phần này không vượt quá hạn mức bồi thường ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm công trình xây dựng điện gió/hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng điện gió.
Công trình xây dựng điện gió Bạc liêu đã đi vào hoạt động.
Điểm tham quan cánh đồng điện gió Bạc Liêu là một biểu tượng cho nền công nghiệp năng lượng sạch của cả nước, và cũng là một điểm tham quan nổi tiếng tại Bạc Liêu thu hút du khách với cảnh đẹp tựa như Châu Âu.
Địa chỉ: tọa lạc tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu
Giờ mở cửa: từ 6h00 đến 16h00
Mời tham khảo thêm: Bảo hiểm công trình thi công nội thất
Giá vé: 30.000 đ/người
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 17km. Du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy mất khoảng 30 phút xuất phát từ trung tâm thành phố Bạc Liêu.
Từ thành phố Bạc Liêu, đi qua khu vườn nhãn cổ, chùa Xiêm Cán là đến. Khu điện gió Bạc Liêu còn được gọi là cánh đồng điện gió hay cánh đồng quạt gió, nằm tại vùng ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, Thành phố Bạc Liêu, cách trung tâm TP hơn 10km. Đường đến vào cánh đồng điện gió được rải nhựa nên không quá khó khăn trong quá trình di chuyển, ngoài ra đây cũng là cơ hội khám phá cảnh quan xung quanh khu vực cánh đồng điện gió với rừng đước ngập mặn hoang sơ và các lồng nuôi cá kèo của người dân ở ven biển.
Mời tham khảo thêm: Bảo hiểm công trình xây dựng metro
Giới thiệu tổng quan điểm tham quan cánh đồng điện gió Bạc Liêu
Cánh đồng điện gió Bạc Liêu (hay còn gọi là nhà máy điện gió Bạc Liêu) là dự án tái tạo điện từ năng lượng gió, đây công trình điện gió lớn nhất cả nước và cũng là cánh đồng điện gió đầu tiên tại Việt Nam và của Đông Nam Á.
Dự án xây dựng được chia là 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: bắt đầu khởi công ngày 09-09-2010 đến tháng 10-2012, hoàn thành lắp đặt 10 trụ và turbin gió, vận hành hòa lưới điện quốc gia được 58 triệu kWh trong vòng 14 tháng.
Giai đoạn 2: khởi công từ tháng 11/2013 – 4/2016, lắp đặt 52 trụ turbin gió nâng công suất lên 99,2 MW và điện năng sản xuất khoảng 320 triệu KWh/năm.
Giai đoạn 3: khởi công từ tháng 1/2018 và đang trong quá trình xây dựng mở rộng, lặp đặt thêm 71 trụ turbin gió có công suất 142 MW. Dự kiến sản lượng điện phát hàng năm là 373 triệu kWh.
Dự án được xây dựng trên diện tích rộng hơn 100 ha, tổng dự án 3 giai đoạn gồm 133 trụ turbin gió, nâng tổng công suất lên 241,2 MW.
Mỗi trụ turbine cao 80m, có đường kính 4m, nặng trên 200 tấn, được chế tạo bằng loại thép không gỉ. Cánh quạt dài 42m được làm bằng loại nhựa đặc biệt. Trong tình trạn thời tiết xấu, các cánh quạt có thể gập gọn lại để tránh hư hỏng.
Khu điện gió Bạc Liêu là dự án điện gió đầu tiên ở Việt Nam, được xây dựng từ năm 2010 với vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng. Hiện nay đã có 62 cột tháp và turbin đều đặt trên biển, mỗi turbin cao khoảng 80m, cánh quạt dài 42m,…
Điện gió Bạc Liêu là công trình sản xuất ra điện năng từ gió, thân thiện với môi trường. Đây là biểu tượng mới ở Bạc Liêu, đóng góp lớn vào sự phát triển của địa phương. Nơi đây sau khi trở thành điểm tham quan cho du khách, được đánh giá là một trong những điểm chụp hình lưu niệm đẹp nhất ở Bạc Liêu.
Đầu năm 2019, cánh đồng điện gió Bạc Liêu được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận là điểm du lịch tiêu biểu, hiện thu hút đông du khách.
Du khách đến tham quan dễ dàng nhận thấy vẻ đẹp quy mô, rộng lớn của cánh đồng điện gió. Những chiếc quạt chong chóng màu trắng dù đứng yên hay đang xoay cũng góp phần tô điểm thêm sự lãng mạng cho bức ảnh. Chắc chắn du khách sẽ có được những bức ảnh sống ảo thật đẹp.
Đến tham quan khu vực điện gió, du khách nên lưu ý các yêu cầu về an toàn hành lang lưới điện quốc gia và khu vực công việc bắt buộc phải được thực hiện nghiêm ngặt, đặc biệt là các khu vực cấm vào. Du khách có thể tự do tham quan trong phạm vi cho phép nhưng lịch sự, không gây ồn, ảnh hưởng đến công việc của các kỹ sư đang làm việc nơi đây.
Điểm tham quan mới lạ
Khoảng 1 tháng nay, trang trại điện gió thuộc Nhà máy điện gió Ia Pết-Đak Đoa 1 do Công ty cổ phần Phong điện Ia Pết Đak Đoa số 1 đầu tư trên địa bàn huyện Đak Đoa thu hút khá đông người đến tham quan. Ngay từ xa, mọi người đã có thể nhìn thấy 7 trụ turbine gió khổng lồ với 3 cánh quạt như ngôi sao in lên nền trời. Trên cánh đồng rộng lớn, giữa những luống khoai lang xanh mướt là hàng cột tháp và turbine gió vươn thẳng lên trời trông thật ấn tượng. Dù đứng ở góc độ nào, du khách cũng đều thấy trụ điện gió với những cánh quạt khổng lồ, dễ dàng liên tưởng với những chiếc cối xay gió trong tiểu thuyết Don Quixote của nhà văn Cervantes. Lần đầu được tận mắt nhìn thấy một công trình điện gió quy mô ngay ở nơi mình sinh sống, chị Trần Thị Ngọc Thúy (thị trấn Đak Đoa) phấn khởi cho hay: “Mình đặc biệt ấn tượng bởi kích thước khổng lồ của trụ tháp cũng như cánh quạt. Khi có thêm công trình này, mình thấy quê hương trở nên có sức sống hơn và mang vẻ đẹp ấn tượng”.
Trong khi đó, trang trại điện gió ở khu vực xã Chư Don (huyện Chư Pưh) lại in hình kỳ vĩ trên nền xanh thẫm của núi rừng trùng điệp. Đây là công trình thuộc Nhà máy điện gió Nhơn Hòa 2 do Công ty cổ phần Điện gió Nhơn Hòa 2 đầu tư với 12 bộ turbine có tổng công suất 50 MW trên diện tích 32,2 ha. Hiện tại, 6 cột turbine đã trở thành điểm tham quan của du khách gần xa. Những bức ảnh mới mẻ, ấn tượng về công trình vừa xây dựng trên quê hương được chia sẻ lên trang Facebook cá nhân và trang Review Pleiku Gia Lai của chị Bạch Thị Ngọc Dung (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) đã nhận được nhiều lượt yêu thích, phản hồi tích cực. Chị Dung tâm sự: “Khi nhìn những trụ điện gió màu trắng hòa với màu xanh của nương rẫy, núi đồi, mình thấy rất đẹp. Công trình điện gió góp phần đem lại sự phát triển cho quê hương. Mình xem đây là một nơi thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực”.
Kết nối điểm du lịch
Các công trình điện gió vẫn đang được tiếp tục đầu tư, hoàn thiện. Hiệu quả kinh tế mà chúng đem lại là điều dễ dàng nhận thấy. Các công trình năng lượng sạch này cũng hứa hẹn mang lại “luồng gió mới” cho ngành du lịch bởi phần lớn được xây dựng gần với các điểm đến nổi tiếng. Đây là điều kiện thuận lợi trên hành trình kết nối du lịch trong tỉnh.
Huyện Chư Prông có tiềm năng lớn phát triển điện gió và được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hiện tại, Công ty cổ phần Điện gió Chư Prông Gia Lai đang triển khai Dự án Nhà máy điện gió phát triển Miền núi; Công ty cổ phần Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai thực hiện Dự án Nhà máy điện gió chế biến Tây Nguyên tại xã Bàu Cạn. Đây cũng là khu vực có điểm đến hấp dẫn gắn liền với ngày hội hoa muồng vàng và con đường rợp bóng muồng đẹp như khung cảnh xứ Hàn. Ông Nguyễn Xuân Thường-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Prông-cho hay: “Các trụ turbine điện gió được dựng trên đồng chè rộng lớn, hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên hứa hẹn tạo nên cảnh quan ấn tượng, đáng để du khách tìm đến tham quan, khám phá, trải nghiệm. Cùng với các điểm đến sẵn có, công trình điện gió sẽ làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương”.
Hòa cùng niềm tin tưởng và kỳ vọng, bà Kiều Thu Hương-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đak Đoa-bày tỏ: “Các công trình điện gió là điểm nhấn đáng chú ý để thu hút du khách đến với Đak Đoa. Đặc biệt, công trình điện gió đang thi công nằm trên tuyến đường dẫn đến nhiều điểm đến hấp dẫn của huyện như: đồi thông Glar (xã Glar), thác Đôi và ruộng bậc thang (xã Trang) hay hồ Ia Băng (xã Ia Băng)… là hành trình khám phá lý thú cho du khách”.
Từ tiềm năng du lịch mà các công trình điện gió đem lại, Đảng ủy xã Chư Don đã đưa vào dự thảo Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó có việc kết nối các công trình điện gió với các thắng cảnh trên địa bàn. Ông Đặng Lê Minh-Bí thư Đảng ủy xã Chư Don-cho biết: “Xã được thiên nhiên ưu đãi hình thành nên các cảnh quan đẹp như: hồ thủy lợi Plei Thơ Ga, núi Chư Don, thác Ia Nhí, Hòn đá chồng… Cùng với các công trình điện gió đang dần hoàn thành, đây là những lợi thế to lớn, là cơ sở để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo nguồn thu cho địa phương, góp phần giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội. Chúng tôi đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hình thành 2-3 điểm du lịch đón du khách đến tham quan, trong đó có điểm đến là công trình điện gió; đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế chính của xã”.
Phát triển du lịch từ các công trình điện gió dù có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi song cũng đòi hỏi nỗ lực bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái sẵn có từ phía các nhà đầu tư. Các địa phương cũng phải làm tốt công tác khai thác, bảo vệ đi đôi với phát huy giá trị văn hóa độc đáo của mình để phục vụ du khách. “Thời gian tới, xã tập trung xây dựng quy hoạch phát triển khu du lịch hồ Plei Thơ Ga, trụ điện gió theo hướng du lịch sinh thái đồng thời đầu tư phát triển các sản phẩm phục vụ ngành này. Trước mắt, chúng tôi tập trung vào các sản phẩm nghề dệt thổ cẩm tại làng Thơ Ga A, Thơ Ga B, rượu lúa Chư Don và các sản phẩm đặc trưng của địa phương như: gạo, tinh dầu, trà đinh lăng; xây dựng vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn và thực phẩm sạch phục vụ du lịch như bò, heo, dê, gà…”-Bí thư Đảng ủy xã Chư Don thông tin.
Siêu Dự án Nhà máy Điện gió tỉnh Bạc Liêu
Nhà máy điện gió Bạc Liêu là nhà máy điện gió đặt tại ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Đây là nhà máy điện gió ven biển đầu tiên của Việt Nam và lớn nhất cả nước, được xây từ năm 2010. Từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 3 năm 2020 đã đóng góp cho mạng lưới điện quốc gia 1 tỷ kWh
Dự án xây dựng nhà máy được chia làm 3 giai đoạn, chủ đầu tư dự án là Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng – Thương mại và Du lịch Công Lý, vốn đầu tư 5.217 tỷ đồng, công trình trên diện tích 1.300 ha. Dự án điện gió Bạc Liêu được đầu tư bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Xuất – nhập khẩu Hoa Kỳ (US-Exim).
Giai đoạn 1
Khởi công ngày 9 tháng 9 năm 2010, tính đến tháng 10 năm 2012, đã có 10 trụ và turbin gió được lắp đặt xong, hoàn thành giai đoạn 1, công suất 16 MW.Vốn cho giai đoạn này là 963 tỷ đồng.Nhà máy đưa điện vào thương mại vào tháng 8 năm 2013 trong đó trụ được đưa vào thương mại đầu tiên là vào ngày 29 tháng 5 năm 2013.
Giai đoạn 2
Khởi công vào tháng 11 năm 2013, đến ngày 17 tháng 1 năm 2016,hoàn thành giai đoạn 2, nhà máy có thêm 52 trụ turbin điện gió với công suất hơn 83 MW.Vốn cho giai đoạn này là 4.254 tỷ đồng. Giai đoạn này hoàn thành đã nâng lên tổng cộng 62 trụ turbin gió với tổng công suất là 99,2 MW và điện năng sản xuất mỗi năm khoảng 320 triệu kWh.
Giai đoạn 3
Nhà máy điện gió Bạc Liêu
Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu giai đoạn 3 có công suất lắp máy 142 MW với thêm 71 trụ turbin gió,khởi công ngày 30 tháng 1 năm 2018. Mỗi trụ turbin có công suất khoảng 2,5 – 3,5 MW, sản lượng điện dự kiến phát hàng năm là 373 triệu kWh Khi giai đoạn 3 của dự án hoàn thành, nhà máy sẽ có tổng cộng 133 trụ turbin gió, nâng tổng công suất lên 241,2 MW,vốn dự kiến 8.850 tỷ đồng.
Mỗi turbin có công suất xấp xỉ 1,6 MW do hãng General Electrics (GE) cung cấp, cấu tạo thép đặc biệt không gỉ, cao 80 m, đường kính 4 m, nặng trên 200 tấn, cánh quạt được làm bằng nhựa đặc biệt, dài 42 m, có hệ thống điều khiển tự gập lại để tránh hư hỏng khi bão lớn.Loại turbine này có chất lượng công nghệ cao, đã được GE nghiên cứu nhiệt đới hóa. Toàn bộ hệ thống được xây dựng trên biển, vùng có điều kiện địa chất công trình phức tạp với chiều dày lớp đất yếu lớn. Công ty nghiên cứu thiết kế móng trụ turbine là Công ty CP tư vấn thiết kế XD Giao thông thủy (TEDI WECCO) thuộc TCT Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI).
Nhà máy Điện gió tỉnh Bạc Liêu bao gồm việc xây dựng một trại điện gió trên diện tích 540 ha dọc the Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam với tổng công suất là 99,2 MW và tổng sản lượng điện hàng năm
là 335,2 GWh. Hoạt động dự án sẽ tạo ra lượng điện từ năng lượng tái tạo, thay thế cho lượng điện sản xuất bởi các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Những đóng góp chung cho sự phát triển bền vững của quốc gia:
Trong những năm gần đây Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do nguồn cung cấp không thể đáp ứng đủ nhu cầu điện ngày càng tăng, điều này đã gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế của cả nước cũng như sinh hoạt của nhiều hộ gia đình trên diện rộng. Dự án này sẽ góp phần làm cân bằng sự chênh lệch giữa cung và cầu. Bên
cạnh đó, dự án cũng sẽ giúp giảm tổn thất điện nối lưới và giảm rủi ro sụt áp trên lưới khi quá tải.
Dự án sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch đang cạn kiệt dần và giảm nhập khẩu nhiên liệu phục vụ sản xuất điện năng.
Dự án sẽ sử dụng tua-bin, máy phát điện hiện đại có hiệu suất cao. Nhờ vậy, công nghệ hiện đại sẽ được chuyển giao cho Nước chủ nhà.
Việt Nam có tiềm năng lớn về điện gió. Tuy nhiên, tổng công suất lắp đặt hiện tại trên cả nước chỉ đạt 19 MW. Dự án này sẽ khuyến khích và thúc đẩy việc sử dụng công nghệ điện gió ở Việt Nam.
Những đóng góp cho sự phát triển bền vững của địa phương:
a) Phát triển kinh tế
Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ làm tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu. Dự án này sẽ đóng góp vào ngân sách địa phương và ngân sách quốc gia thông qua thuế.
Dự án sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của tỉnh và tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống cũng như thúc đẩy sự phát triển các ngành du lịch, dịch vụ trong tỉnh.
Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp điện năng và thúc đẩy sự phát triển các dự án điện gió khác trong khu vực.
b) Phát triển xã hội
Hoạt động dự án sẽ sử dụng lao động địa phương trong giai đoạn xây dựng và vận hành sau này.
Do vậy, dự án sẽ đóng góp trực tiếp vào việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Dự án sẽ làm cảnh quan vùng ven biển trở nên sống động và ấn tượng hơn, có thể được khai thác cho hoạt động du lịch và nghỉ ngơi/giải trí.
Dự án sẽ xây dựng trạm biến áp 22/110 kV-63 MVA và khoảng 18,3 km đường dây tải điện 110 kV nối với nhà máy điện gió. Việc này sẽ giúp giảm tổn thất truyền tải điện năng và cải thiện chất
lượng điện năng của hệ thống điện trong khu vực.
Do vậy Dự án đề xuất này sẽ có đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững và phù hợp với các chính sách về năng lượng của chính phủ Việt Nam. Do đó nó thoả mãn các tiêu chí phát triển bền vững cho các
dự án CDM được đề ra bởi Cơ quan Thẩm quyền Quốc gia Việt Nam (DNA Việt Nam).
Cận cảnh công trình điện gió 5.000 tỉ trước giờ vận hành
Công trình điện gió Hòa Bình 1 chia ra làm 2 giai đoạn, có tổng vốn đầu tư trên 5.000 tỉ đồng đã hòa vào lưới điện quốc gia của dự án Hòa Bình 1 giai đoạn 1 với tổng công suất 50 MW. Hiện tại nhà đầu tư đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành giai đoạn 2 của dự án.
Ngày 5.7, UBND tỉnh Bạc Liêu thông báo dự án Hòa Bình giai đoạn 1 đã hòa điện thành công vào lưới điện quốc gia vào ngày 3.7.
Giai đoạn 2 của dự án đang thực hiện và sẽ khởi công vào tháng 7.2020 và sớm hoàn thành trước ngày 30.10 do sử dụng chung hạ tầng. Tất cả hệ thống đường dẫn, đây cáp, trụ turbine đã được tập kết đến chân công trình.
Tư vấn thêm bảo hiểm công trình xây dựng điện gió
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ:Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài:1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email:pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com| | thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
-
Facebook: Bảo hiểm công trình xây dựng