Bảo hiểm công trình xây dựng cầu đường là loại hình bảo hiểm bồi thường cho thiệt hại của công trình trong quá trình thi công và bồi thường cho bên thứ ba là những gia đình, tài sản liên quan đến cầu , đường trong quá trình thi công, những hộ ven đường và tài sản của họ.
Nội dung bài viết
Giới thiệu bảo hiểm công trình xây dựng cầu đường
Thời gian bảo hiểm công trình xây dựng cầu đường tính từ khi khởi công bắt đầu thi công công trình đến khi hoàn thiện cầu/đường bàn giao đưa vào sử dụng.
Đối với những bộ phận, những hạng mục công trình cầu đường đã được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng thì trách nhiệm của PJICO đối với những bộ phận, những hạng mục công trình này sẽ chấm dứt kể từ thời điểm bàn giao hoặc đưa các bộ phận, các hạng mục công trình đó vào sử dụng.
Mời tham khảo thêm: Quy định về bảo hiểm công trình xây dựng hiện nay
Người được bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để đề phòng tổn thất hay trách nhiệm có thể xảy ra và tuân thủ mọi qui chế và kiến nghị của các nhà thiết kế. Những chi phí phát sinh liên quan đến việc áp dụng các biện pháp nói trên do người được bảo hiểm chịu.
Trong trường hợp xảy ra những tổn thất cho công trình cầu đường trong quá trình thi công thuộc phạm vi bồi thường theo Bộ hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng cầu đường này, người được bảo hiểm có nghĩa vụ:
Nghĩa vụ khi có rủi ro xảy ra tại công trình
Lập tức thông báo ngay cho Bảo hiểm PJICO bằng các phương tiện thông tin và sau đó bằng văn bản, nêu rõ tính chất và mức độ tổn thất,
Mời tham khảo thêm: Bảo hiểm cho chấn động dịch chuyển
Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất,
Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của Bảo hiểm PJICO giám định các bộ phận đó,
Cung cấp mọi thông tin và chứng từ, văn bản theo yêu cầu của Bảo hiểm PJICO nhằm xác định tính chất và mức độ tổn thất,
Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.
Trong mọi trường hợp, Bảo hiểm petrolimex sẽ không chịu trách nhiệm đối với tổn thất vật chất hay trách nhiệm phát sinh từ tổn thất đó nếu trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm PJICO không nhận được thông báo tổn thất.
Mời tham khảo thêm: Bảo hiểm đối với thiết bị xây dựng
Sau khi thông báo cho Bảo hiểm petrolimex , người được bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hay thay thế các hư hỏng nhỏ. Còn trong mọi trường hợp khác, nhất thiết phải có mặt đại diện của Bảo hiểm PJICO để giám định tổn thất trước khi thực hiện việc sửa chữa hay thay thế. Nếu đại diện của Bảo hiểm PJICO không tiến hành giám định trong khoảng thời gian được xem là hợp lý theo tình hình thực tế thì người được bảo hiểm có quyền xúc tiến việc sửa chữa hay thay thế.
Trách nhiệm của Bảo hiểm petrolimex đối với bất kỳ hạng mục được bảo hiểm nào bị tổn thất sẽ chấm dứt nếu hạng mục đó không được sửa chữa kịp thời và chu đáo.
Những điểm loại trừ của bảo hiểm công trình xây dựng cầu đường này ?
Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ;
Hành động cố ý hay sơ suất lặp đi lặp lại của người mua bảo hiểm;
Ngừng công việc dù là toàn bộ hay một phần;
Tổn thất đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính, bao gồm:
Tổn thất hay thiệt hại đối với dữ liệu hoặc phần mềm, đặc biệt là bất kỳ sự thay đổi bất lợi nào về dữ liệu, phần mềm hoặc các chương trình máy tính do việc xoá, làm hỏng hoặc làm biến dạng các cấu trúc ban đầu của dữ liệu, phần mềm, chương trình máy tính đó gây ra và mọi tổn thất gián đoạn kinh doanh do có nguyên nhân từ các tổn thất trên trừ các tổn thất hoặc thiệt hại đối với dữ liệu hoặc phần mềm là hậu quả trực tiếp từ một thiệt hại vật chất được bảo hiểm xảy ra đối với phần vật chất của tài sản.
Mời tham khảo thêm:Bảo hiểm mở rộng các loại chi phí
Tổn thất hoặc thiệt hại phát sinh từ việc mất hoặc suy giảm khả năng sử dụng, truy cập các dữ liệu, phần mềm hay các chương trình máy tính và mọi tổn thất gián đoạn kinh doanh có nguyên nhân từ các tổn thất trên.
Những điều thú vị về những cây cầu tại Việt nam bạn chưa biết :
Những cây cầu mang kỷ lục Việt Nam luôn là điểm nhấn cảnh quan tại nơi mà chúng bắc qua, rất thu hút sự chú ý của người dân và du khách quốc tế.
Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội, nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định), dài gần 7 km, với tổng số vốn đầu tư là 582 tỷ đồng.
Mời tham khảo thêm: Điều khoản bảo hiểm thi công liên quan đến nước
Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam.
Cầu Thị Nại hay Cầu Nhơn Hội nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội), gồm cầu chính vượt đầm Thị Nại, 5 cầu nhỏ qua sông Hà Thanh và đường dẫn 2 đầu cầu.
Công trình xây dựng cầu Thị Nại được khởi công vào ngày 3 tháng 11 năm 2002 và hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2006
Cầu ứng dụng công nghệ thi công hiện đại, dùng cọc khoan nhồi có đường kính từ 1,2-1,5 m, dầm hộp bê tông liên tục, dầm Super T ứng suất trước. 5 nhịp chính thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng đối xứng, bê tông dầm hộp có cáp dự ứng lực trong và ngoài, còn 49 nhịp dẫn sử dụng dầm Super T ứng suất trước
Mời tham khảo thêm: Bảo hiểm công trình xây dựng thủy lợi
Cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á
Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành vào tháng 4/2010, đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. cầu Cần Thơ có chiều dài toàn tuyến là 15,85 km, chiều rộng 23,1 m với bốn làn xe với tốc độ thiết kế 80 km/h.
Cầu Cần Thơ là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Tổng mức đầu tư 4.832 tỷ (thời điểm 2001, tức là khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).
Dự án được chia thành 3 gói thầu:
Gói thầu 1 là đoạn đường dẫn phía Vĩnh Long dài 5,41 km trong đó có 4 cầu qua kênh Trà Và lớn, Trà Và nhỏ, sông Trà Ôn và vượt Quốc lộ 54. Gói thầu này do ba nhà thầu trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải là Liên doanh Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng Công ty Xây dựng Công Trình Giao thông 6, Tổng Công ty Xây dựng Công Trình Giao thông 8 thi công trong 42 tháng.
Gói thầu 2 là cầu chính. Gói thầu này do Liên doanh ba nhà thầu Nhật Bản là các tập đoàn Taisei, Kajima và Nippon Steel thi công trong 50 tháng. Gồm có:
Cầu dẫn bờ Bắc bằng dầm Super T dài 0,52 km
Cầu chính kết cấu dây văng dài 1,010 km bố trí nhịp: 2×40 + 150 + 550 + 150 + 2×40, mặt cầu hỗn hợp dầm thép và bêtông cốt thép dự ứng lực.
Cầu dẫn bờ Nam bằng dầm Super T dài 0,88 km
Cầu dầm liên tục đúc hẫng vượt nhánh sông Hậu dài 0,34 km
Tổng chiều dài cầu chính là 2,75 km.
Gói thầu 3 là đoạn đường dẫn phía Cần Thơ dài 7,69 km trong đó có 6 cầu qua kênh Cái Tắc, kênh Cái Da, kênh Ap Mỹ, kênh Cái Nai, sông Cái Răng và vượt Quốc lộ 91B. Gói thầu này do nhà thầu Tổng công ty xây dựng Trung Quốc thi công trong 45 tháng.
Cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam
Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam, được thiết kế với 2 trụ tháp cao 92 m, cách nhau 405 m, tĩnh không thông thuyền 27 m, kết cấu dầm hộp thép hợp kim suốt toàn bộ nhịp treo dài 650 m, được chế tạo bằng công nghệ dầm tăng cứng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam.
Là công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng, cầu Thuận Phước đang được xem là “chìa khóa vàng” mở cửa cho du lịch Sơn Trà.
Cầu Thuận Phước được khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 1 năm 2003 với vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách. Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng 533 liên danh với Viện Thiết kế cầu đường số 2 Trung Quốc thiết kế. Công ty Cơ khí xây dựng công trình 623 thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 6 là nhà thầu chính thi công phần cầu chính dây võng. Liên danh Công ty công trình giao thông Đà Nẵng và Công ty cơ khí Thăng Long thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long là các nhà thầu thi công phần cầu dẫn, cả ở phía Hải Châu và phía Sơn Trà. Cầu thông xe kỹ thuật ngày 25 tháng 3 năm 2009 và khánh thành ngày 19 tháng 7 năm 2009.
Khó khăn trong quá trình thi công
Trong quá trình xây dựng cầu tại vị trí cửa sông Hàn đổ ra vịnh Đà Nẵng, địa chất cửa sông phức tạp, gây khó khăn cho việc thi công móng và mố, trụ cầu, đặc biệt là móng 2 trụ tháp. Cầu có chiều cao kiến trúc lớn, lại ở cửa biển nên ảnh hưởng của gió cũng làm cho tiến độ thi công bị chậm.
Việc thi công cọc khoan nhồi đường kính lớn D250 (cm) của 2 tháp cầu, phải ngàm vào được tầng đá gốc ở đáy sông gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của các kỹ sư và công nhân, cùng với những điều chỉnh cần thiết về công nghệ khoan, hạng mục này cũng đã hoàn thành.
Việc lựa chọn cấp phối bê tông cường độ cao cho phần dầm cầu dẫn ở thời điểm đó cũng là một thách thức đối với các kỹ sư vật liệu của dự án.
Dự định sẽ khành thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2005 để mừng kỷ niệm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước nhưng tiến độ chậm vì những khó khăn khi thi công nhịp cầu chính dây võng nên cầu khánh thành vào ngày 19 tháng 7 năm 2009.
Cầu quay dây văng đầu tiên và duy nhất Việt Nam
Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu sông Hàn là cầu quay dây văng đầu tiên và duy nhất Việt Nam.
Hàng đêm, khoảng 1 – 2h sáng, phần giữa của cây cầu sẽ quay quanh trục một góc vuông 90 độ, nằm song song với dòng chảy để tàu bè lớn có thể chạy từ sông ra biển và ngược lại.
Thời gian để cầu quay mất khoảng 15 đến 20 phút. Sau khi mở cửa khoảng 4 giờ, cầu Sông Hàn sẽ được xoay về vị trí cũ.
Cầu Sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Đây là cây cầu xoay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của Đà Nẵng là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 2 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7 mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép
Cầu sông Hàn là cầu xoay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu xoay duy nhất ở Việt Nam hiện nay (cây cầu xoay đầu tiên là cầu Đuống).
Cầu dài nhất bắc qua sông Hồng
Cầu Vĩnh Thịnh vượt sông Hồng trên quốc lộ 2C, . Đây là cây cầu chính trên tuyến đường vành đai 5, là cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng tính đến thời điểm hiện nay, kết nối chuỗi các đô thị vệ tinh, các khu công nghệ cao, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.
Cầu Vĩnh Thịnh là cây cầu bắc qua sông Hồng, nối thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội với huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, trên quốc lộ 2C thuộc tuyến đường vành đai 5 thành phố Hà Nội
Cầu Vĩnh Thịnh được thiết kế với chiều rộng mặt cầu 16,5m bao gồm 4 làn xe. Các làn xe đều rộng 3.5m và bảo đảm tốc độ 80 km/h.
Tổng mức đầu tư của dự án là 2.323 tỷ VND, bao gồm nguồn vốn đầu tư vay từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Chủ đầu tư là Bộ giao thông Vận tải.
Cầu Vĩnh Thịnh được khởi công xây dựng vào ngày 18 tháng 12 năm 2011
Cầu được thông xe vào ngày 08/06/2014
Tổng chiều dài thực tế là 5.487m, trong đó phần cầu dài 4.480m, còn lại là đường dẫn trên cạn.
Phối cảnh cầu Vĩnh Thịnh – cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng.
Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực.
Cầu có thiết kế độc đáo và mới lạ nhất
Cầu Rồng bắc qua sông Hàn có mức đầu tư 1.498 tỷ đồng, khởi công năm 2009 và dự kiến hoàn thành năm 2013; Với thiết kế thể hiện hình ảnh một con rồng đang bay trên sông Hàn, đầu ngẩng cao, thân uốn lượn… cầu Rồng được Hiệp hội cầu đường thế giới ghi nhận là độc đáo và mới lạ nhất Việt Nam.
Cây cầu hiện đại này bắc qua sông Hàn tại bùng binh (cũ) Lê Đình Dương/Bạch Đằng, tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng tới các đường chính trong thành phố Đà Nẵng, và một tuyến đường trực tiếp đến bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa phía đông của thành phố. Cầu được thiết kế và xây dựng với hình dạng của một con rồng có khả năng phun lửa và phun nước.[3] Hiện tại, thời gian phun lửa và phun nước bắt đầu vào lúc 21 giờ các ngày thứ bảy, Chủ nhật hàng tuần và các ngày lễ lớn
Phối cảnh cầu Rồng có thiết kế độc đáo và mới lạ nhất Việt Nam.
Cầu sắt nhiều tuổi nhất
Cầu Long Biên là cây cầu sắt thép nhiều tuổi nhất bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng, từ năm 1899 – 1902, đặt tên là cầu Doumer. Vào đầu thế kỷ XX, Long Biên là một trong 4 cây cầu lớn nhất thế giới, một công trình sắt thép đồ sộ nhất bán đảo Đông Dương. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái, còn tên Long Biên được đặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Cầu Long Biên là cây cầu sắt nhiều tuổi nhất Việt Nam.
Kể từ khi có cầu Chương Dương và Thăng Long, cầu Long Biên chỉ dành cho người đi xe đạp và cho những đoàn tàu. Một số chuyên gia văn hóa và lịch sử đang có ý tưởng biến cây cầu trăm tuổi này thành một bảo tàng lịch sử sống giữa lòng Hà Nội. Tuy nhiên, đến thời điểm này đó vẫn là một siêu ý tưởng trong mơ.
Cầu rộng nhất
Cầu Vĩnh Tuy không chỉ là cây cầu rộng nhất Việt Nam, mà còn giành các kỷ lục khác như: cây cầu hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, cây cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất là tám nhịp liên tục, đúc hẫng dài và chiều dài cầu chính, cầu dẫn bằng bê tông và bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất…
Khởi công xây dựng ngày 3 tháng 2 năm 2005, dự kiến khánh thành tháng 5 năm 2007. Nhưng do khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ khánh thành cầu đã bị chậm lại, sau đó có thông báo dự kiến hợp long cầu vào dịp tết âm lịch 2008. Tuy nhiên đến tháng 1/2008 ban quản lý lại tiếp tục thông báo đẩy lùi tiến độ do một số nguyên nhân và không thông báo ngày hoàn thành.
Đây là cầu kết cấu dầm hộp bêtông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp.
Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m)
Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. (giai đoạn I)
Bảo đảm lưu lượng vận tải khoảng 35.000 lượt xe/ngày đêm vào năm 2010.
Tổng chiều dài gần 3 km. Phần cầu qua sông dài 2.690 m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Đây được cho là cây cầu rộng nhất Việt Nam hiện nay.
(Hiện tại là cầu Đông Trù bắc qua sông Đuống rộng 55m)
Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu rộng nhất Việt Nam.
Kể từ khi được đưa vào sử dụng, cầu Vĩnh Tuy đã phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội rất lớn, góp phần tăng cường giao lưu và phát triển kinh tế giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong khu vực kinh tế trọng điểm. Ngoài ra, nó còn góp phần giải quyết ách tắc giao thông ở cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô, làm giảm áp lực giao thông cho cầu Chương Dương và đáp ứng nhu cầu vận chuyển từ các tỉnh phía Bắc và Nam vào Thủ đô Hà Nội.
Cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và dài nhất
Cầu Bãi Cháy là cây cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên và có nhịp cầu chính dài nhất thế giới.
Cầu Bãi Cháy có vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng, có chiều dài 903m, chiều cao thông thuyền là 50m, chiều rộng 25,3m (gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) cùng 5 nhịp, nhịp chính dài 435 m.
Công trình hầm chui Lê Văn Lương- Khuất Duy Tiến
Hầm chui Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến được đầu tư gần 700 tỷ đồng, đang bước vào giai đoạn thi công hầm chính. Hầm chui được khởi công từ tháng 10/2020, kết cấu bằng bê tông cốt thép, dài 475 m. Trong đó phần hầm kín dài 95 m, hầm hở và gờ chắn dẫn vào hầm kín dài 380 m. Mỗi chiều hầm rộng 7,5 m, gồm 2 làn xe cơ giới.
Sau một năm, công trình đang bước vào giai đoạn thi công hầm chính. Đây là một trong những điểm đen giao thông của Thủ Đô thường xuyên kẹt xe vào giờ cao điểm ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế xã hội và đời sống của người dân.
Công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2022, giúp giải quyết xung đột, ùn tắc tại nút giao Lê Văn Lương – Vành đai 3. Đây sẽ là hầm chui thứ tư ở thủ đô, trước đó có hầm Kim Liên – Xã Đàn (năm 2009, 467 tỷ đồng), hầm Trung Hòa (năm 2016, 1.087 tỷ đồng), hầm Thanh Xuân (năm 2016, hơn 551 tỷ đồng).
Trong tình hình giao thông hiện nay với đặc thù của Việt nam hầm chui là phương án tối ưu nhất vì đường xá nhỏ hẹp việc xây dựng giao thông đường vòng tại các nút giao là không khả thi. Những rủi ro trong quá trình thi công hầm chui cũng được PJICO bảo hiểm trong sản phẩm bảo hiểm công trình xây dựng của mình
Với tiến độ hiện nay, nhà thầu dự kiến đào hầm chính ngày 20/11. Bước đầu tiên của quá trình này sẽ là ép cọc ván thép để bảo vệ kết cấu đào, tiếp đến đào kết cấu và lắp dựng khung chống ngăn sạt đổ hai bên đường. Công việc còn lại gồm đổ bê tông lót và xây dựng kết cấu hầm chính.
Tuy nhiên tiến độ của dự án có thể gặp một số vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng. Một số nhà dân thuộc diện phải giải tỏa phục vụ dự án vẫn chưa chịu bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Quá trình giải phóng mặt bằng vẫn đang tiếp diễn. “Chúng tôi đã nhận được 3/4 mặt bằng của dự án, song vẫn đang vướng một phần bên phía đường Tố Hữu”, kỹ sư Nguyễn Tuấn Nghĩa cho biết.
12 dự án đường cao tốc Bắc Nam chuẩn bị khởi công
11:49:09 AM 12/01/2022
Tháng 12, ngành giao thông sẽ khởi công 12 dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025 và nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.
Bộ Giao thông Vận tải đang hoàn thành thủ tục để khởi công 12 gói thầu tại 12 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025, tổng đầu tư 147.000 tỷ đồng. Các dự án thuộc khu vực Hà Tĩnh – Quảng Trị (267 km), Quảng Ngãi – Nha Trang (353 km) và Cần Thơ – Cà Mau (109 km). Hiện công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán các gói thầu đã hoàn thành.
Về mặt bằng thực hiện dự án, các địa phương đã cơ bản hoàn thành đo đạc thực địa, kiểm kê tài sản trên đất. Địa phương đã phê duyệt phương án bồi thường 1.700 ha, đạt 28% diện tích cần thu hồi; giải ngân hơn 2.210 tỷ đồng, đạt 31% vốn bố trí năm 2022.
Để lựa chọn nhà thầu cao tốc Bắc Nam, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu các Ban quản lý dự án quy định rõ trách nhiệm của nhà thầu hoặc nhà thầu liên danh; yêu cầu về chất lượng, tiến độ và xử lý đơn vị vi phạm hợp đồng. Đặc biệt, hồ sơ thầu làm rõ chi tiết về điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá. Bộ cũng nghiêm cấm hành vi không minh bạch trong lựa chọn nhà thầu.
Trong tháng 12, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) sẽ khởi công nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất. Đến nay, thủ tục để khởi công dự án sắp hoàn tất, ACV đang làm thủ tục tiếp nhận đất quốc phòng trong khu vực dự án.
Nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất được Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn khoảng 10.990 tỷ đồng, công suất 20 triệu hành khách một năm và các công trình phụ trợ đồng bộ, phục vụ khai thác nội địa để giảm tải cho nhà ga T1 Tân Sơn Nhất.
Nhà ga này cần sử dụng hơn 16 ha đất quốc phòng, do Quân chủng Phòng không – Không quân quản lý. TP HCM đứng ra thu hồi đất, sau đó bàn giao cho ACV – chủ đầu tư.
ACV cũng sẽ khởi công nhà ga hành khách, đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay thuộc Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hiện nay dự án đã hoàn thành hạng mục xây hàng rào, rà phá bom mìn…
Tháng cuối năm, ngành giao thông cũng đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác cao tốc Bắc Nam, đoạn Cam Lộ – La Sơn (Quảng Trị – Thừa Thiên Huế) và thông xe kỹ thuật ba đoạn Mai Sơn – quốc lộ 45 (Ninh Bình – Thanh Hóa), Vĩnh Hảo – Phan Thiết (Bình Thuận), Phan Thiết – Dầu Giây (Bình Thuận – Đồng Nai).
Cầu lớn đang xây sụp nhanh xuống sông Hằng
11:18:35 AM 06/05/2023
Cây cầu Aguwani-Sultanganj đang được xây dựng bắc qua sông Hằng ở bang Bihar của Ấn Độ đã bị sập. Thủ hiến Nitish Kumar yêu cầu xác định những người chịu trách nhiệm.
Theo kênh truyền hình India Today, một cây cầu đang được xây dựng trên đoạn sông Hằng chảy qua thành phố Bhagalpur của bang Bihar, miền đông Ấn Độ, đã bị sập vào hôm 4-6-2023.
Video được camera ghi lại cho thấy hai đoạn của cây cầu Aguwani-Sultanganj lần lượt bị sập. Cho đến nay, chưa có báo cáo về thương vong.
Vụ sập cầu xảy ra vào khoảng 18h ngày 4-6-2023 (giờ địa phương). Thủ hiến bang Bihar Nitish Kumar đã ra lệnh mở cuộc điều tra về vụ việc và yêu cầu xác định những người chịu trách nhiệm về vụ sập cầu.
Theo báo The National News, vụ sập cầu vào ngày 4-6-2023 đã làm dấy lên cuộc tranh luận về tham nhũng và quản lý yếu kém ở Ấn Độ.
Chính khách Amit Malviya, thành viên cấp cao của Đảng Bharatiya Janata cầm quyền, đã kêu gọi các quan chức ở bang Bihar, gồm cả thủ hiến Nitish Kumar, từ chức.
Đây là lần thứ hai cây cầu này bị sập khi vẫn còn xây dang dở. Một phần của cây cầu đã bị sập trong lúc dông bão hơn một năm trước vào ngày 29-4-2022, nhưng sau đó cũng không có báo cáo về bất kỳ nguyên nhân nào.
Cây cầu này bắt đầu được xây dựng vào năm 2014 và dự kiến hoàn thành vào năm 2019 nhưng đã bị trễ hẹn. Cây cầu dài dự kiến dài 3.160m sau khi hoàn thành.
Cầu ở cửa ngõ TP HCM thi công lại
12:39:35 PM Ngày 28/10/2023
Cầu Tăng Long vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng trên đường Lã Xuân Oai, TP Thủ Đức được thi công lại sau 4 năm tạm ngưng, sáng 28/10.
Công trình được tái khởi động sau khi TP Thủ Đức cơ bản hoàn tất đền bù hơn 30 hộ bị ảnh hưởng và giao mặt bằng cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư).
Cầu Tăng Long bắc qua rạch Trau Trảu trên đường Lã Xuân Oai, dài 231 m, gồm hai nhánh, mỗi nhánh rộng 11 m cho hai làn xe và lề đi bộ. Hai đầu cầu là đường dẫn tổng chiều dài 559 m, cùng hệ thống chiếu sáng, cây xanh, thoát nước.
Công trình được khởi công từ cuối năm 2017 nhưng đến tháng 4/2019 khi được khoảng 30% khối lượng thì phải dừng thi công do vướng mặt bằng. Hơn 4 năm qua, các nhịp cầu đã xây xong nằm trơ trọi, sắt thép hoen gỉ.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố, cho biết sau khi nhận mặt bằng, đơn vị sẽ di dời hạ tầng kỹ thuật, huy động nhân công, thiết bị để đẩy nhanh tiến độ. Dự kiến, một nhánh cầu Tăng Long sẽ thông xe cuối tháng 3/2024 và hoàn thành toàn bộ sau đó một năm.
Cầu Tăng Long khi xây xong sẽ tăng kết nối giao thông trên đường Lã Xuân Oai giữa phường Tăng Nhơn Phú A, Long Trường, Trường Thạnh. Đồng thời, công trình cũng tạo thuận lợi cho tàu thuyền qua qua rạch Trau Trảu phía dưới, phục vụ vận tải từ Khu Công nghệ cao ra hướng sông Rạch Chiếc.
Theo UBND TP Thủ Đức, dự án chậm trễ ảnh hưởng lớn đời sống người dân cũng như phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Do vậy, địa phương đã tập trung xác minh nguồn gốc, hiện trạng pháp lý đất ở từng hộ dân để sớm bồi thường, giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Hiện, trong phạm vi dự án cầu Tăng Long còn một số trường hợp chưa thể chi tiền bồi thường do vướng thủ tục kê khai tài sản thừa kế, tranh chấp, thất lạc giấy tờ… Chính quyền đang hướng dẫn các hộ này làm thủ tục để sớm nhận tiền đền bù, giao mặt bằng.
Ngoài dự án trên, lãnh đạo TP Thủ Đức cho biết sắp tới địa phương sẽ khởi động lại các dự án cầu Ông Nhiêu, Ông Bồn và giao mặt bằng cho dự án trọng điểm Vành đai 3 TP HCM.
Trước đó, cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp, vốn đầu tư 919 tỷ sau nhiều năm ngưng trệ cũng được thi công lại từ tháng 3 sau khi địa phương hoàn tất đền bù, giải toả.
Bàn giao xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa
Đồng Nai sẽ tăng cường nhân lực kiểm đếm để hoàn thành bồi thường và bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu ngay trong năm 2023.
Thông tin được Bí thư Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đưa ra trong buổi đối thoại gần 3.000 hộ dân có đất phải giải tỏa trong dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, ngày 26/10.
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dài 54 km, quy mô 4-6 làn xe, tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng được khởi công đồng loạt vào tháng 6. Tuy nhiên, phần lớn trong 34 km qua địa bàn Đồng Nai (289 ha với 3.400 hộ bị ảnh hưởng) chưa giải tỏa xong, trong khi Bà Rịa – Vũng Tàu đã bàn giao gần 96%.
UBND tỉnh Đồng Nai cho biết khó khăn nhất hiện nay đối với dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đoạn qua địa phương là thiếu mặt bằng. Dù các nhà thầu đã chuẩn bị nhân lực, máy móc sẵn sàng triển khai dự án nhưng không có đất để thi công.
Theo ông Lĩnh, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kết nối giao thông vùng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như cả nước. Khi tuyến cao tốc được khai thác sẽ giảm tải cho quốc lộ 51, kết nối sân bay Long Thành và cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải.
Do đó, để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, ông Lĩnh yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai tăng cường nhân lực, làm việc cả thứ bảy và chủ nhật để sớm hoàn thành kiểm đếm, đo đạc, chi trả bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Cuối năm nay phải chi trả xong tiền cho người dân để đầu năm 2024 họ có thể vào các khu tái định cư ổn định cuộc sống mới, ông Lĩnh nói và chỉ đạo thành lập hai văn phòng tiếp nhận, giải đáp các khúc mắc của người dân liên quan đến dự án.
Trước đó, người dân TP Biên Hòa và huyện Long Thành nêu 25 ý kiến liên quan vấn đề giá bồi thường, các trường hợp xây nhà trên đất nông nghiệp, mua bán giấy tay… Nhiều người cũng mong được bố trí tái định cư tại chỗ chứ không muốn đi xa vì đã sinh sống lâu, cuộc sống ổn định, con cái đang đi học…
Ông Nguyễn Hồng Quế, Phó giám đốc Ban Quản lý dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai cho biết khi đền bù, địa phương sẽ căn cứ theo quy định để áp giá đất phù hợp với phương châm xây dựng khung giá tốt nhất cho người dân.
Theo ông Quế, giá đất cụ thể đang được các đơn vị tư vấn điều tra, xác định và trình UBND cấp huyện và thành phố xem xét, thẩm định trước khi phê duyệt.
Quá trình thẩm định giá đất, hội đồng thẩm định sẽ so sánh, đối chiếu với các dự án có điều kiện tương đồng để đảm bảo giá đất được duyệt phù hợp. Sau khi giá đất được phê duyệt sẽ niêm yết công khai để bồi thường.
Cầu nối cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ
2:01:52 PM Ngày 29/10/2023
Cầu Mỹ Thuận 2 cùng cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ đang gấp rút hoàn thành để thông xe cuối năm 2023, rút ngắn hơn 50 km từ thủ phủ miền Tây đến TP HCM.
Dự án cầu Mỹ Thuận 2 (phải) có vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, bắc qua sông Tiền, khởi công tháng 2/2020, tổng chiều dài 6,61 km, cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu 350 m về phía thượng lưu
Công trình có điểm đầu nối dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận; điểm cuối kết nối cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Trong đó, cầu chính dài hơn 1,9 km, được đầu tư hoàn chỉnh 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h. Cầu được hợp long ngày 14/10, đến nay hoàn thành hơn 95%.
Ông Lê Quốc Dũng, Phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án 7 (chủ đầu tư) cho biết, đơn vị thi công đang tập trung hoàn thiện các hạng mục như: lắp lan can, thảm mặt cầu, hệ thống an toàn giao thông… để khai thác công trình vào cuối năm 2023.
Nhịp chính cầu Mỹ Thuận 2 với kết cấu dây văng khẩu độ 350 m, tĩnh không thông thuyền (tính từ mực nước cao nhất đến gầm cầu) là 37,5 m.
Mặt cầu Mỹ Thuận 2 rộng 28 m, hai trụ tháp cao 125,5 m; 128 bó cáp văng và 32 đốt đúc.
Đây là công trình quan trọng trong hệ thống cao tốc Bắc – Nam phía Đông, kết nối giữa hai tuyến cao tốc TP HCM – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ. Cầu giúp tăng năng lực giao thông qua sông Tiền, “chia lửa” cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu, gỡ nút thắt ùn tắc vào các dịp lễ, Tết trên quốc lộ 1.
4,3 km đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2 phía Tiền Giang đã hoàn thành; 0,4 km đường dẫn phía Vĩnh Long cũng được thi công xong. Hạng mục này trước mắt được đầu tư cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế tối đa 100 km/h; giai đoạn sau sẽ xây dựng 6 làn xe…
Trong khi đó, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ đã hoàn thành hơn 75%; các nhà thầu đang tập trung tối đa máy móc, nhân lực để thi công.
Công trình có chiều dài 23 km, đi qua tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp do Ban quản lý Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải), làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công đầu năm 2021, tổng vốn đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, điểm đầu nối với cầu Mỹ Thuận 2, điểm cuối tại cầu Chà Và, tỉnh Vĩnh Long.
Giai đoạn một của dự án quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17 m, bề rộng cầu 17,5 m, vận tốc 80 km/h.
Theo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, các nhà thầu đang tập trung huy động tối đa máy móc, nhân lực tổ chức thi công 18 tiếng mỗi ngày đêm trên toàn dự án. Các đơn vị này kết hoàn thành toàn bộ thảm bêtông nhựa nóng lớp cuối trước 20/12.
Điểm cuối tuyến cao tốc kết nối vào đường dẫn cầu Cần Thơ, tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Theo chủ đầu tư, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ là khớp nối quan trọng cuối cùng của tuyến đường bộ cao tốc hơn 120 km từ TP HCM đi Cần Thơ. Công trình khi được khai thác sẽ giảm áp lực lớn cho quốc lộ 1, rút ngắn hơn 50 km từ TP HCM đến thủ phủ miền Tây, thời gian chỉ còn 2 giờ, thay vì gần 4 giờ như hiện nay.
Hợp long Cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền
Cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền, nối Tiền Giang và Vĩnh Long, tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng, hợp long chiều 14/10, dự kiến thông xe cuối năm 2023.
Vị trí hợp long giữa cầu Mỹ Thuận 2 với đốt dầm dài 8 m, ngang 28 m, được đơn vị thi công đổ 97 m3 bê tông, nối liền hai tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long.
Ban quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư), cho biết đến nay, công trình đạt hơn 94% khối lượng, hợp long sớm một tháng so kế hoạch. Đơn vị thi công sẽ tập trung hoàn thiện các hạng mục còn lại như: lắp lan can, thảm mặt cầu, hệ thống an toàn giao thông… để đưa công trình vào sử dụng cuối năm nay.
Ban quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư), cho biết đến nay, công trình đạt hơn 94% khối lượng, hợp long sớm một tháng so kế hoạch. Đơn vị thi công sẽ tập trung hoàn thiện các hạng mục còn lại như: lắp lan can, thảm mặt cầu, hệ thống an toàn giao thông… để đưa công trình vào sử dụng cuối năm nay.
Phát biểu tại lễ hợp long, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rằng cầu Mỹ Thuận 2 xây dựng trong bối cảnh Covid-19 phức tạp, giá nguyên liệu tăng cao và điều thời tiết khắc nghiệt nhưng các nhà thầu, đơn vị thi công đã nỗ lực vượt qua và hoàn thành công trình trước kế hoạch.
“Chúng ta tự hào hơn vì đây là cây cầu của Việt Nam, được làm từ nguồn vốn của đất nước, thiết kế, thi công, giám sát bằng chính những đơn vị trong nước”, Thủ tướng nói.
Cầu Mỹ Thuận 2 có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện tuyến cao tốc từ TP HCM đi Cần Thơ, tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long; giảm tải cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu và quốc lộ 1.
Dự án được khởi cuối công tháng 2/2020 với tổng chiều dài 6,61 km, cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu 350 m về phía thượng lưu; điểm đầu nối dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận; điểm cuối kết nối cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.
Trong đó, cầu chính dài hơn 1,9 km, 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h. Đây là dự án cầu dây văng lớn, phức tạp với nhịp chính dài 650 m; hai trụ tháp cao 125,5 m; 128 bó cáp văng và 32 đốt đúc.
Đường dẫn hai đầu cầu dài 4,7 km, trong đó phía Tiền Giang 4,3 km và phía Vĩnh Long 0,4 km. Hạng mục này trước mắt được đầu tư cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế tối đa 100 km/h; giai đoạn sau sẽ xây dựng 6 làn xe…
Tư vấn thêm bảo hiểm công trình xây dựng cầu đường
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ:Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài:1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email:pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com| | thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
-
Facebook: Bảo hiểm công trình xây dựng