Bảo hiểm cho lún và sụt lở đất là mở rộng để bảo hiểm cho Tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm trực tiếp gây ra bởi lún hoặc sụt lở đất tại khu vực được bảo hiểm, phát sinh trong thời hạn bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Và chúng tôi cũng giới thiệu thêm nhiều điều khoản bổ sung mà bên mua có thể yêu cầu thêm vào hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như Điều khoản mở rộng bảo hiểm cho lún và sụt lở đất, Điều khoản về chủ đất, Điều khoản cấm vận thương mại quốc tế (nma 3100), Điều khoản về di chuyển nội bộ, Điều khoản về chi phí hạn chế tổn thất, Điều khoản về va chạm với các phương tiện xe cơ giới, Điều khoản vận chuyển nội địa.
Tham khảo thêm: Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc 2022
Điều khoản về rò rỉ, ô nhiễm và nhiễm bẩn công nghiệp (nma1685)
Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này không bảo hiểm cho bất kỳ trách nhiệm nào đối với:
Tổn thương về Thân Thể hoặc Cá Nhân hoặc tổn thất, thiệt hại hoặc mất khả năng sử dụng của tài sản trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi sự rò rỉ, ô nhiễm, nhiễm bẩn, với điều kiện là loại trừ này không áp dụng đối với trách nhiệm về Thương Tật Thân Thể hoặc Thương Tật Cá Nhân hoặc tổn thất hoặc thiệt hại vật chất hoặc hủy hoại của tài sản hữu hình, hoặc việc mất khả năng sử dụng của tài sản bị thiệt hại hoặc hủy hoại đó, khi mà sự rò rỉ, ô nhiễm, nhiễm bẩn như vậy gây ra bởi sự kiện ngẫu nhiên, không mong đợi, không cố ý trong suốt thời hạn bảo hiểm.
Chi phí di dời, vô hiệu hoặc dọn dẹp chất rò rỉ, ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn trừ khi rò rỉ gây ô nhiễm, ô nhiễm, nhiễm bẩn gây ra bởi sự kiện ngẫu nhiên, không mong đợi, không cố ý trong suốt thời hạn bảo hiểm.
Tiền phạt, tiền án phạt, những thiệt hại mang tính chất hình phạt khác.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn thoát hiểm khi có cháy nổ
Điều khoản này sẽ không mở rộng Bảo Hiểm này để bảo hiểm cho bất kỳ trách nhiệm nào mà đáng lý ra không được bảo hiểm dưới bộ hợp đồng bảo hiểm này nếu không có Điều Khoản này trong bộ hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Điều khoản về va chạm với các phương tiện xe cơ giới
Các bên đồng ý và hiểu rằng đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này được mở rộng để bảo hiểm cho những tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm và/hoặc bất cứ bức tường, cổng ra vào, hàng rào nào bao quanh và thuộc về các tài sản trên xảy ra trực tiếp do va chạm với bất kỳ phương tiện xe cơ giới hoặc các vật thể từ các phương tiện đó rơi .
Với điều kiện là các điều khoản của Đơn bảo hiểm này vẫn sẽ được áp dụng như thể chúng là phần hợp thành của Điều khoản này và bất cứ tổn thất nào như đề cập ở trên sẽ được coi là tổn thất được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm này.
Cam kết rằng các Điều khoản, Điều kiện và các điểm Loại trừ quy định của Đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này vẫn được tuân thủ.
Tham khảo thêm: Những Sửa đổi bảo hiểm cháy nổ bắt buộc 2022
#Điều khoản về chi phí hạn chế tổn thất
Đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này mở rộng bảo hiểm cho những tài sản bị hư hại hoặc phá hủy với mục đích để dập tắt hoặc ngăn ngừa lửa cháy lan hoặc ngăn ngừa những hiểm họa được bảo hiểm khác. Trách nhiệm tối đa của công ty bảo hiểm theo điều khoản này sẽ không vượt quá số tiền bảo hiểm của mỗi hạng mục.
Điều khoản vận chuyển nội địa
Đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này mở rộng cho trường hợp có mất mát hoặc tổn thất đối với Tài sản được bảo hiểm (loại trừ hàng hóa) trong khi vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam ngoài đường thủy hoặc hàng không với điều kiện trách nhiệm của Bảo hiểm PJICO không vượt quá hạn mức quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc/ hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Điều khoản về di chuyển nội bộ
Các bên đồng ý rằng trong trường hợp tài sản được di chuyển từ tòa nhà này sang tòa nhà khác trong bất kỳ khu vực được bảo hiểm nào mà Người được bảo hiểm do vô ý không thông báo cho Bảo hiểm PJICO về việc di chuyển đó, Đơn bảo hiểm này vẫn được áp dụng đối với các tài sản được di chuyển đó và việc điều chỉnh cần thiết về số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm sẽ được thực hiện kể từ ngày di chuyển ngay sau khi việc sơ ý đó được phát hiện.
Tham khảo thêm : Ai Bán bảo hiểm cháy nổ bắt buộc 2022
Điều khoản cấm vận thương mại quốc tế (nma 3100)
Bảo hiểm PJICO sẽ không bảo hiểm và không chịu trách nhiệm chi trả cho bất kỳ vụ khiếu nại hay bất cứ lợi ích nào trong đó việc bảo hiểm, chi trả bồi thường hoặc lợi ích này khiến Bảo hiểm Petrolimex bị trừng phạt, cấm vận hay hạn chế theo Nghị quyết của Liên Hợp Quốc hoặc các trừng phạt kinh tế, hoặc thương mại, theo pháp luật hoặc quy định của Liên minh Châu Âu, Anh hoặc Mỹ (miễn là việc này không vi phạm bất kỳ quy định và pháp luật của quốc gia cụ thể nào được áp dụng đối với nhà tái bảo hiểm có liên quan).
Điều khoản về trưng dụng đất
Các bên thoả thuận và ghi nhận rằng dù cho đã có bất kỳ quy định trái ngược nào trong Đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này, Đơn này sẽ thanh toán bồi thường cho Người được bảo hiểm trên cơ sở sau đây mà không theo bất kỳ một cách thức nào khác: Trong trường hợp bất cứ khu đất nào chứa tài sản được bảo hiểm bị hư hại trực tiếp hay gián tiếp do các rủi ro được bảo hiểm theo Đơn này gây ra và vì hậu quả của hư hại đó mà chính quyền địa phương bắt buộc trưng dụng tài sản bảo hiểm thì Người được bảo hiểm sẽ được quyền nhận bồi hoàn số tiền bảo hiểm sau khi trừ đi :
(1) số tiền được bồi thường theo bất kỳ Đơn bảo hiểm hoả hoạn nào đứng tên Người được bảo hiểm, nhưng chỉ là số tiền được bồi thường cho những ngôi nhà.
Mời tham khảo thêm: Điều khoản về đổ vỡ máy móc
(2) số tiền đền bù cuối cùng mà chính quyền trả cho người được bảo hiểm theo Điều luật về trưng dụng đất đai ( nếu có) do hậu quả của việc trưng dụng tài sản được bảo hiểm.
Các bên cũng thoả thuận rằng trách nhiệm bồi thường của (bảo hiểm Petrolimex) sẽ giới hạn ở mức 75% giá trị thực tế tại thời điểm tổn thất hoặc số tiền bảo hiểm (áp dụng với số tiền nhỏ hơn) và khi nhận được bất kỳ thông báo hoặc lệnh của chính quyền địa phương về việc trưng dụng đất trong thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm cam kết sẽ thông báo ngay lập tức cho (bảo hiểm Petrolimex).
Trên cơ sở tuân theo các điều kiện và hạn chế của Đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này.
Điều khoản về chủ đất
Quyền lợi của Người được bảo hiểm trong Đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này sẽ không bị phương hại bởi bất cứ hành vi hoặc sơ xuất nào của người đang chiếm dụng bất cứ ngôi nhà nào được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm này làm cho khả năng phá huỷ hoặc hư hại của tài sản tăng lên mà Người được bảo hiểm chưa biết hoặc chưa cho phép thực hiện hành vi đó, với điều kiện là Người được bảo hiểm phải ngay lập tức thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm ngay khi biết về những hành vi đó và theo yêu cầu của Bảo hiểm Petrolimex, phải thanh toán một khoản phí bảo hiểm bổ sung hợp lý.
Hạn mức trách nhiệm như quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc/ hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Điều khoản mở rộng bảo hiểm cho lún và sụt lở đất
Các bên thoả thuận và cam kết rằng dù cho có bất kỳ quy định nào khác trong Đơn bảo hiểm này, kể từ ngày bắt đầu hiệu lực, Đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này được mở rộng để bảo hiểm cho Tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm trực tiếp gây ra bởi lún hoặc sụt lở đất tại khu vực được bảo hiểm, phát sinh trong thời hạn bảo hiểm được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc/ hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhưng loại trừ:
(a) Tổn thất gây ra bởi hoặc là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của bất kỳ một trong các sự cố sau:
(i) xói mòn bờ biển, xói mòn hoặc sạt lở bờ sông
(ii) sự dịch chuyển ngang của địa chất,
(iii) lún lớp nền của các kết cấu hoặc sự lún của lớp đất đắp; sự lún hoặc rạn nứt trong kết cấu gây nên do sự xê dịch dần dần hoặc thông thường của đất, sự co ngót hay giãn nở của nền móng, sàn, tường, mái hoặc trần nhà;
(b) Tổn thất đối với sân, bãi đậu xe, đường, vỉa hè, lối đi, hàng rào, tường, cổng, tường bao, tường chắn trừ khi tòa nhà đặt tại cùng khu vực đó cũng bị hư hại do các sự cố trên;
(c) Chi phí dọn dẹp, làm sạch hiện trường của sự cố sạt lở và/hoặc sụt lún đất, hoặc chi phí khôi phục lại hiện trường sau các sự cố đó, trừ khi các chi phí này được bảo hiểm theo các quy định cụ thể khác hoặc đó là các chi phí cần thiết để sửa chữa tài sản được bảo hiểm.
(d) Tổn thất phát sinh trực tiếp bởi hoặc từ lỗi thiết kế hoặc tay nghề kém hoặc sử dụng nguyên vật liệu có khiếm tật
(e) Tổn thất phát sinh trong khi các tòa nhà hoặc các bộ phận của chúng đang trong quá trình xây dựng hoặc đang trong quá trình phá bỏ, thay đổi về kết cấu hoặc sửa chữa về kết cấu;
(f) Tổn thất gây ra bởi công việc thi công nền móng hoặc đào đất tại cùng khu vực được bảo hiểm;
(g) Tổn thất gây ra bởi nguyên nhân xảy ra từ trước ngày hiệu lực của Đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này;
(h) Tổn thất mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào.
(i) mức khấu trừ như được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc/ hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Các điều kiện đặc biệt
(a) Người được bảo hiểm phải luôn duy trì bảo dưỡng các tài sản được bảo hiểm trong tình trạng tốt và chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa các tài sản khỏi bị hư hại bởi các rủi ro được bảo hiểm.
(b) Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho Người bảo hiểm:
(i) bất kỳ việc đào đất nào được bắt đầu từ bên dưới, xung quanh hoặc các khu vực lân cận với tài sản được bảo hiểm. Trong trường hợp đó Người bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ việc bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm này;
(ii) về tác động của rủi ro được bảo hiểm gây ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực nào tại nơi được bảo hiểm (cho dù có liên quan đến tài sản được bảo hiểm hay không) hoặc các vùng lân cận
Với điều kiện là ngoài quy định nêu trong Điều khoản này, các điều kiện, điều khoản và các điểm loại trừ được quy định trong Đơn bảo hiểm cháy nổ bắt buộc này vẫn phải được tuân thủ.
Hạn mức trách nhiệm như quy định cụ thể trong Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc/ hợp đồng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.
Sẽ lập bản đồ cảnh báo sạt lở đất ở Đà Lạt
LÂM ĐỒNGĐịa phương sẽ thiết lập bản đồ cảnh báo những khu vực nguy cơ sạt lở cao trong toàn tỉnh, thực hiện trước ở TP Đà Lạt, theo Phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng.
Thông tin được ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, nói tại buổi làm việc với đoàn chuyên gia Nhật Bản thuộc Công ty cổ phần địa chất Kawasaki, ngày 19/7.
Đây là đơn vị được tỉnh mời để hỗ trợ các giải pháp sau khi địa phương liên tục xảy ra sạt lở gây chết người, làm hư hại nhiều nhà dân. Hôm qua các chuyên gia Nhật đã khảo sát một số điểm sạt lở đất ở Đà Lạt.
Nói về vụ sạt lở trên đường Hoàng Hoa Thám (TP Đà Lạt) vào khuya 29/6 khiến hai người chết, ông Takami Kanno (một trong ba chuyên gia Nhật tham gia đoàn khảo sát) cho biết khi đến hiện trường đo đạc, đập vào mắt ông là vật liệu xây dựng tường chắn không được tốt. Hiện trạng khu đồi như một khối đất bùn dễ sạt lở khi mưa lớn.
Chuyên gia Nhật chiếu ảnh vệ tinh khu vực này, vào năm 2015 có một bờ taluy nhỏ bằng bêtông được đắp. Sau đó, vị trí này được xây thêm phía trên và sạt lở một phần.
Tuy nhiên khi xảy ra vụ sạt lở hôm 29/6, các bờ taluy này không hề hấn gì. Phần sạt lở, đứt gãy taluy là đất đắp thêm để cải tạo mặt bằng.
Dẫn vụ việc tương tự xảy ra ở Nhật Bản, ông Takami Kanno cho biết năm 2011, một bãi đất trống ở thành phố Atami (tỉnh Shizuoka) không có điều gì bất thường.
Qua hình ảnh vệ tinh, vào các năm 2017 và 2020, khu đất được bồi đắp thêm để vững chãi hơn. Tuy nhiên, đến tháng 7/2021, đất bồi đắp chảy tràn xuống khu dân cư đã gây thiệt hại lớn.
Chuyên gia này nhận định rằng những khu dân cư ở Đà Lạt ở trên những vùng đất cao, phải bồi đắp để xây dựng nên tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra sạt lở.
Ông đề xuất chính quyền nên thiết lập bản đồ để kịp thời phát hiện sự cố. Cơ quan chức năng xây dựng các quy chế ở các khu vực được phép đắp đất tạo mặt bằng xây dựng, song phải kiểm tra toàn bộ, thường xuyên tính an toàn.
“Cần lập hệ thống cảnh báo ở những khu vực khả năng xảy ra sạt lở để mọi người biết để kịp thời đối ứng”, ông Takami Kanno nói và thêm rằng quan trọng nhất, ở những khu vực đắp đất phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm cùng với các giải pháp khắc phục.
Những năm gần đây, Đà Lạt xảy ra sạt lở với tần suất dày gây thiệt hại nghiêm trọng. Gần nhất là vụ đổ bờ taluy vào rạng sáng 29/6 làm hai người chết, 5 người bị thương, hàng chục căn nhà hư hỏng. Trong hai ngày cuối tháng 6, TP Đà Lạt ghi nhận 13 vụ sạt lở.
Đà Lạt – điểm nóng mưa ngập, sạt lở
Tiên phong trồng hoa trong nhà kính, ông Nguyễn Đình Mỹ, 55 tuổi, không hình dung một ngày Đà Lạt phải trả giá vì mô hình từng được cho là nông nghiệp của tương lai.
Từ Huế lên Đà Lạt lập nghiệp những năm 1950, gia đình ông Mỹ đại diện cho một thế hệ di cư từ các tỉnh “chảo lửa” miền Trung đến vùng cao nguyên mát mẻ này. Họ tận dụng khí hậu ôn hòa và giống hoa đa dạng, từng bước phát triển nghề trồng trọt, gầy dựng làng hoa Thái Phiên nổi tiếng.
27 năm trước, ông Mỹ là một trong những người đầu tiên tại Đà Lạt thử nghiệm trồng hoa trong nhà kính – cách làm hầu hết xa lạ với nông dân thời bấy giờ. Mô hình xuất hiện từ những năm 1990, khi một số công ty nước ngoài ứng dụng để trồng rau, hoa giống nhập ngoại. Phương pháp này cho năng suất gần gấp đôi so với trồng ngoài tự nhiên, bởi nắng mưa không còn là “chuyện của trời”, mà nằm trong tầm tay những nhà nông như ông Mỹ.
Nắm bắt thời cơ, ông nhanh chóng bắt tay vào xây dựng nhà kính với toàn bộ trụ và khung bằng tre, bọc ngoài là màng nylon nhựa dẻo, chi phí khoảng 18-20 triệu đồng – cỡ 3 cây vàng lúc đó. Thử nghiệm nhanh chóng cho kết quả khả quan.
Cúc đóa cho màu đẹp hơn khi trồng ngoài trời, lại đều cây, năng suất cao. 1.000 m2 có thể cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng mỗi năm.
5 năm tiếp đó, ông Mỹ vừa đầu tư vừa tích lũy, mở rộng từ 300 m2 nhà kính ban đầu lên 8.000 m2. Hoa của ông từ chỗ chỉ buôn bán nội vùng, đã vươn ra cả nước. Nhờ lợi nhuận từ mô hình trồng hoa trong nhà kính, cuộc sống gia đình dần khấm khá, ông xây được nhà lầu, cho các con đi học.
Những năm 2000, trồng hoa trong nhà kính trở thành xu hướng trong ngành trồng trọt ở Đà Lạt, dưới cái tên nông nghiệp công nghệ cao. Năm 2004, ngành nông nghiệp Lâm Đồng có đề án phát triển riêng cho mô hình này.
Với sự khuyến khích của nhà nước, nhà kính mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt ở các làng hoa Thái Phiên, Hà Đông, Vạn Thành. Từ chỗ dựng bằng tre thô sơ, dần dần nhà chuyển sang khung sắt với chi phí đầu tư hàng trăm triệu đồng.
Có lợi nhuận nên ai cũng đổ xô làm, ông Mỹ kể.
Hơn một thập kỷ kể từ khi đầu tư loại hình này, làng hoa của ông Mỹ khá hẳn lên. Nông dân tích lũy được nhờ trồng hoa trong nhà kính.
Các làng hoa khoác lên mình diện mạo mới. Những căn nhà cấp 4 xập xệ được thay bằng nhà lầu, biệt thự. Nhiều người sắm được cả ôtô. Mấy năm liền, nhà kính được nhắc đến trong các báo cáo của địa phương như thành tựu đáng tự hào về ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp.
Nhưng nhà kính đã làm Đà Lạt biến dạng.
Thành phố mùa xuân từ chỗ được phủ xanh bởi rừng thông, dần chuyển sang màu trắng đục của nhà kính. Sau hơn 30 năm xuất hiện mô hình đầu tiên, đến nay, Đà Lạt có 2.907 ha nhà kính, chiếm hơn 60% đất trồng rau, hoa của thành phố.
Nhà kính được làm cả trong 10/12 phường nội đô, dày đặc tại phường 12 khi tỷ lệ nhà kính chiếm 84% diện tích canh tác; sau đó là phường 5, 7 và 8 với trên 60%.
Vụ sạt lở kinh hoàng ở Đà Lạt
Đoàn chuyên gia Nhật Bản đang khảo sát thực địa để tham vấn cho TP Đà Lạt về giải pháp phòng ngừa sạt lở đất vào mùa mưa bão, nhất là trong bối cảnh thời tiết ngày càng khắc nghiệt, mưa nhiều và kéo dài.
Ngày 18/7, nhận lời mời của TP Đà Lạt, đoàn chuyên gia của Cty CP Địa chất Kawasaki (Nhật Bản) đã đến khảo sát hiện trường khu vực sạt lở đất kinh hoàng ở hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, phường 10.
Theo ông Lê Ngọc An, kỹ sư của Cty CP địa chất Kawasaki, tham gia đoàn có 3 kỹ sư địa chất người Nhật (các ông Takami Kanno; Numakunai Makoto và Kumagai Yuga) cùng một số kỹ sư Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong việc khảo sát địa vật lý và đo đạc.
Đoàn kỹ sư của Cty CP địa chất Kawasaki khảo sát hiện trường vụ sạt lở
Đoàn đã khảo sát khu vực phía trên bờ kè ta luy đúc bằng bê tông (bị sạt trượt) và khu vực có nhiều căn nhà bị vùi lấp, hư hỏng phía dưới, qua đó ghi nhận những hình ảnh cận cảnh để nghiên cứu.
Ngoài khu vực này, đoàn còn khảo sát nhiều khu vực bị sạt lở trên các tuyến đường Yên Thế, Khe Sanh, Đặng Thái Thân… để tham vấn một số giải pháp xử lý, phòng tránh sạt trượt đất mùa mưa bão trong bối cảnh thời tiết ở Lâm Đồng ngày càng khắc nghiệt, mưa nhiều và kéo dài.
Như Tiền Phong đã thông tin, từ tháng 5/2023 đến nay, nhiều địa điểm trên địa bàn TP Đà Lạt xảy ra sạt lở đất, bờ ta luy ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của hàng chục hộ dân.
Đặc biệt, ngày 29/6, ta luy tại hẻm 15/2 Yên Thế bị sụp, kéo theo lượng lớn đất đá đổ xuống hẻm 36 đường Hoàng Hoa Thám khiến đôi vợ chồng bị đất vùi lấp, tử vong, 5 người khác bị thương. Nhiều căn nhà đổ sụp hoặc hư hỏng nặng.
Công an địa phương đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng để điều tra những sai phạm liên quan vụ sạt lở ta luy này; khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can, gồm: ông Nguyễn Uy Vũ (39 tuổi, Giám đốc Cty CP xây dựng Lê Nguyễn Lâm Đồng, đơn vị thiết kế và thi công bờ kè ta luy bị sập) và ông Dương Viết Phong (41 tuổi, giám sát thi công).
Theo Phó chủ tịch UBND TP Đà Lạt Nguyễn Văn Sơn, đến nay việc phá dỡ phần ta luy còn lại sau vụ sạt lở ở hẻm 36 đường Hoàng Hoa Thám (vốn rất nguy hiểm vì lơ lửng trên cao) cơ bản đã hoàn thành. Hiện 2 khối bê tông còn lại ở phía trên đang tiếp tục được đục bỏ.
Trước đó, vào năm 2017, Cty CP địa chất Kawasaki từng giúp TP Đà Lạt khảo sát, tham vấn để khắc phục sự cố sạt trượt đất ở khu vực đầu đường Nguyễn Văn Trỗi. Vụ sạt lở khi ấy đã ảnh hưởng đến hàng chục hộ dân. Sau khi được xử lý, đến nay khu vực này đã ổn định về địa chất, cuộc sống của người dân bình thường trở lại.
Liên hệ hỗ trợ Bảo hiểm cho lún và sụt lở đất và các điều khoản khác
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
-
Địa chỉ:Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
-
Tổng đài:1900545455
-
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
-
Email:pjicosaigon@gmail.com
-
Website: baohiempetrolimex.com| | thegioibaohiem.net
-
Zalo, Viber: 0932.377.138
-
Facebook: Bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc