Bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng 2022 có những điểm gì mới trong giai đoạn mà dịch bệnh Covid- 19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Dịch bệnh bắt đầu xuất hiện từ năm 2019 tuy nhiên đến cả năm 2021 và có thể kéo dài đến năm 2022 có thể chưa chấm dứt. Nhiều nhà xưởng thực hiện sản xuất theo yêu cầu 3 tại chỗ để phòng chống dịch bệnh tuy nhiên việc này lại tốn kém thêm nhiều chi phí của doanh nghiệp và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cháy nổ nhà xưởng do công nhân ở lại, sinh hoạt tại nhà xưởng.
Rủi ro cháy nổ nhà xưởng 2022 có thể thêm phần cháy nổ tại những nơi mà công nhân ngủ. Đây là những nơi có nhiều chất cháy như mùng mền, chăn, màn,nệm… chỉ cần chập điện gây ra một tia lửa điện nhỏ, hoặc sơ xuất công nhân sạc cũng có thể gây ra cháy nổ lớn.
Mời tham khảo thêm: Mua bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng
Nội dung bài viết
Tài sản để mua bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng 2022
Một là phần nhà xưởng: vẫn như các năm để mua bảo hiểm cho nhà xưởng chủ tài sản cần tính toán giá trị của nhà xưởng để mua bảo hiểm.Giá trị tài sản mua bảo hiểm này cũng là mức đền bù cao nhất khi có rủi ro xảy ra cho cháy nổ nhà xưởng.
Máy móc thiết bị, hàng hóa nguyên vật liệu, thành phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Mời tham khảo thêm: Mua bảo hiểm cháy nổ cho doanh nghiệp
Điều khoản mở rộng cho bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng 2022
Một số điều khoản bảo hiểm mới cần bổ sung vào bảo hiểm này như :
ĐIỀU KHOẢN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NHÂN
Công nhân được phép thực hiện các công viêc cải tạo, sửa chữa hoặc trang trí với hợp đồng công việc có giá trị không vượt quá giới hạn được quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng 2022/ Hợp đồng bảo hiểm trong hoặc gần các ngôi nhà được bảo hiểm mà không làm phương hại đến các điều khoản của Đơn bảo hiểm này.
ĐIỀU KHOẢN VỀ TÀI sản cá nhân của giám đốc và nhân viên
Điều khoản này nhằm mở rộng cho Đơn/hợp đồng bảo hiểm này để bảo hiểm cho tài sản vật dụng cá nhân của các giám đốc và nhân viên của Người được bảo hiểm, nhưng chỉ trong khi vật dụng đó đang đặt tại khu vực được bảo hiểm mà Người được bảo hiểm đang sở hữu hay đang chiếm dụng, hoặc tại nơi nào khác trong khi chúng đang được giữ, mang chở hoặc sử dụng bởi các giám đốc hoặc nhân viên ấy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hay công việc của mình. Các vật dụng này được xem như đã được bao gồm trong danh mục tài sản được bảo hiểm như thể là Người được bảo hiểm đang sở hữu chúng.
Mời tham khảo thêm: Mua bảo hiểm cháy nổ cho chung cư
Người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với:
(a) Mức khấu trừ quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng 2022/ Hợp đồng bảo hiểm ;
(b) xe cơ giới, xe máy, đồ trang sức, kim loại quý, đá quý hoặc các tài sản quý khác được làm từ chúng, điện thoại di động, máy tính xách tay hoặc tiền;
(c) mất do trộm cắp mà không có dấu hiệu đột nhập hoặc thoát ra bằng vũ lực hoặc sức mạnh.
(d) tổn thất đối với tài sản cá nhân của bất kỳ giám đốc hay nhân viên nào trừ khi Người được bảo hiểm có trách nhiệm đối với tổn thất đó.
(e) tổn thất đối với tài sản cá nhân của bất kỳ giám đốc hoặc nhân viên nào nếu như những người đó có quyền đòi bồi thường đối với những tổn thất đó theo Đơn bảo hiểm khác.
Mời tham khảo thêm: Cháy lớn kho vải ở Đồng nai trong dịch covid
Trách nhiệm của Người bảo hiểm theo Điều khoản này sẽ không vượt quá hạn mức trách nhiệm theo quy định cụ thể trong giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng 2022/ Hợp đồng bảo hiểm .
BẢO HIỂM TÀI SẢN CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG VÀ NHỮNG NGƯỜI KHÁC
Đơn bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng này mở rộng bồi thường cho tổn thất đối với các vật dụng và tài sản cá nhân của các giám đốc và nhân viên (bao gồm cả xe máy, xe đạp…) tại địa điểm được bảo hiểm, nhưng chỉ mở rộng đối với tài sản chưa được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm khác với hạn mức trách nhiệm tối đa theo quy định cụ thể trong giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng 2022/ Hợp đồng bảo hiểm .
Đây cũng là những phần mở rộng rất đặc thù để bảo đảm cho cả phần tài sản của các công nhân, cũng như ban lãnh đạo của công ty.
Cháy lớn tại một xưởng mút xốp Bình Dương khi thực hiện 3 tại chỗ
Đám cháy bất ngờ bùng phát và lan rộng ra khu nhà xưởng rộng khoảng 3.000 m2 trong công ty chuyên sản xuất mút xốp.
Khoảng 11h ngày 22/9, các công nhân đang làm việc tại công ty TNHH Tài Phú ở Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) phát hiện khói bốc lên từ khu nhà xưởng số 2 và số 3 nên hô hoán mọi người dập lửa. Ngọn lửa bùng lên mạnh mẽ và bén vào khu vực chứa nhiều chất cháy như mút xốp, Khói bốc lên cao công nhân cố gắng thoát ra ngoài để tránh bị nghẹt khói. Mọi người nỗ lực dập lửa bằng các bình cứu hỏa mini bất thành sau đó đã gọi điện đến lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Bình Dương nhờ giúp đỡ .
Ngay sau khi nhận được tin báo của người dân, Lực lượng PCCC và CNCH của Bình Dương đã điều 20 xe chữa cháy cùng hơn 100 cán bộ chiến sĩ đã nhanh chóng đến nơi dập lửa. Tại hiện trường, đám cháy lớn khiến cột khói đen bốc cao hàng chục mét, bao trùm trong khu công nghiệp.
Do bên trong xưởng có nhiều vật liệu dễ cháy đặc biệt là mút xốp nên ngọn lửa lan nhanh sang các khu nhà xưởng bên cạnh, ước tính ban đầu diện tích bị cháy cháy khoảng 3.000m2.
Đến 12h30 cùng ngày, lực lượng chữa cháy vẫn đang tiếp cận từ nhiều hướng để nỗ lực dập lửa và ngăn chặn không để cháy lan sang các nhà xưởng và công ty khác bên cạnh. Được biết, công ty này đang thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”.
Hiện trường tan hoang sau vụ cháy thiêu rụi 2.000m2 xưởng sản xuất dung môi
Sáng 4/9, lực lượng chức năng đang khẩn trương khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân vụ cháy thiêu rụi gần 2.000m2 nhà xưởng sản xuất dung môi trong đêm ở huyện Hoài Đức, Hà Nội.Vụ cháy xảy ra vào đêm 3/9 tại nhà xưởng trong điểm công nghiệp thuộc xã An Thượng không gây thiệt hại về người, tuy nhiên nhiều tài sản bị thiêu rụi.
Quy định về bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng 2022
Năm 2022 cả nước tiếp tục áp dụng nghị định Số: 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Theo đó Nghị định này quy định chi tiết về các vấn đề như
Điều kiện, mức phí bảo hiểm; số tiền bảo hiểm tối thiểu mà doanh nghiệp phải mua
Mức thu, chế độ quản lý, sử dụng nguồn thu từ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy. Những quy định này dành cho bộ công an và các cơ quan khác có liên quan thực hiện.
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan có liên quan và doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Ở đây là trách nhiệm mua bảo hiểm của các cơ quan này cũng như tuyên truyền thuyết phục các cơ quan dưới quyền của mình thực hiện mua bảo hiểm.
Và nghị định này áp dụng đối với:
Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Mọi người tham khảo kỹ phục lục trên đấy nếu cơ quan, doanh nghiệp, nhà xưởng mình có tên trên phụ lục này thì bắt buộc phải mua theo ngành nghề kinh doanh.
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”). Ở đây là Bảo hiểm PJICO được thành lập vào kinh doanh bảo hiểm cháy nổ từ 1995. Sau hơn 26 năm hoạt động có rất nhiều uy tín và được tin tưởng trên thị trường.
Cạn nguồn lao động dệt may, da giày
Sài gòn – Dệt may, da giày đối mặt tình trạng không có lao động trẻ bổ sung, trong khi công nhân đang làm sẵn sàng đổi sang ngành khác hoặc bỏ thành phố về tỉnh.
Sau dịch, Công ty cổ phần dệt may – đầu tư – thương mại Thành Công ở Khu công nghiệp Tân Bình (quận Tân Phú) cần tuyển hơn một nghìn lao động bù đắp số nghỉ việc và mở rộng sản xuất cho gần 20 nhà máy ở các tỉnh, thành. Các nhà máy của Thành Công sẵn sàng tuyển người mới dạy nghề may, đảm bảo lương, thưởng nhưng chưa đủ hấp dẫn. Lao động trẻ chỉ muốn làm các công việc phụ, ngại ngồi vào chuyền do phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tốc độ…
Không chỉ khó tuyển mới, Công ty Thành Công còn đối mặt biến động lao động ngay trong nội bộ. Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Giám đốc nhân sự công ty, nói ngành dệt may không còn hấp dẫn công nhân. Bằng chứng một lượng lớn lao động ở các nhà máy nghỉ việc để chuyển sang các ngành khác thu nhập tốt hơn. Chưa kể xu hướng lao động dịch chuyển ngược từ thành phố về các địa phương do chi phí ở thành thị ngày càng đắt đỏ, “lương 8-9 triệu mỗi tháng không thể sống nổi”.
“Lao động dệt may đã cạn nguồn, tìm người mới rất khó. Các nhà máy đang tranh nhau công nhân có tay nghề”, ông Tuấn nói và cho biết khan hiếm lao động khiến nhiều nhà máy không thể đạt 100% công suất. Với những chuyền được bổ sung đủ người, năng suất vẫn đi xuống do người mới chưa quen nghề, không bắt được nhịp sản xuất.
Tương tự, Công ty TNHH MTV giày dép Vĩnh Phong trước năm 2020 quy mô 500 lao động, xưởng sản xuất rộng 3.500 m2, chỉ đủ khả năng nhận gia công cho hai khách hàng. Sau khi nhiều đối tác đặt hàng, ban giám đốc quyết định chuyển nhà máy từ Bình Tân ra huyện ngoại thành Hóc Môn, nhà xưởng rộng 10.000 m2, với hơn 1.000 lao động. Thế nhưng, sau hai năm nhà máy tuyển không đủ người, hiện chỉ gần 300 công nhân làm việc.
“Không thể tìm ra người”, bà Phan Thị Minh Thu, Phó giám đốc công ty nói. Nếu trước đây, một tuần nhà máy có thể tuyển 50 công nhân có tay nghề, giờ đây cả tháng, sử dụng đủ kênh chỉ kiếm được 10 người. Chưa kể, người đến ứng tuyển đa phần lao động lớn tuổi, ngấp nghé 40, bị nhiều ngành “chê”. Trái ngược kế hoạch mở rộng sản xuất để nhận thêm khách hàng, giờ đây Công ty Vĩnh Phong rơi vào tình trạng lao động giảm gần một nửa trong khi tiền thuê xưởng tăng gấp đôi. Doanh nghiệp cũng không thể nhận thêm đối tác mới.
Thiếu lao động, khó tuyển mới cũng là tình trạng của nhà máy Pou Yuen Việt Nam (quận Bình Tân) – doanh nghiệp gia công giày đông công nhân nhất Thành phố Hồ Chí Minh. Sau dịch, công ty cần tuyển mới 8.800 lao động nhưng đến nay chỉ lấp đầy được 65%. Chưa kể, mỗi tháng có 500-650 công nhân nghỉ việc. Phía doanh nghiệp cho hay không còn đặt nặng mục tiêu tuyển đủ người vì biết rõ “không thể nào đạt được”. Các thương hiệu cũng chuyển đơn hàng vừa đủ để nhà máy làm.
Dệt may, da giày là hai ngành hàng dùng nhiều lao động nhất trong các ngành kinh tế của Việt Nam. Trong đó, dệt may khoảng hai triệu lao động, chiếm 25% toàn ngành chế biến, chế tạo. Con số này ở ngành da dày là hơn 1,4 triệu, chiếm tỷ lệ trên 18%. Những năm gần đây, đặc biệt sau Covid-19, hai ngành phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lao động.
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động (Falmi), sau dịch nhu cầu sử dụng lao động của dệt may, da giày tăng rất cao, song khả năng đáp ứng của thị trường còn hạn chế.
Dự báo giai đoạn 2022-2026, hai ngành này tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có 390.000-437.000 lao động làm việc. Bình quân mỗi năm, hai ngành phát sinh 20.000-22.000 vị trí việc làm mới. Tuy nhiên, ghi nhận các năm qua, lao động có nhu cầu tìm việc nhóm dệt may, da giày giảm nhiều, mỗi năm chỉ hơn 1.000 người.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Phó chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam, nói năm nay các doanh nghiệp thuộc tập đoàn nhận rất nhiều đơn hàng nhưng không đủ nhân công. Trung bình mỗi năm các nhà máy mất 10% lao động. Số tuyển mới gần như chỉ bù đắp được phần thiếu hụt. Các doanh nghiệp khó tuyển được người trẻ.
Hiện, tuổi bình quân của công nhân ở nhiều nhà máy may mặc đến 41-42, tức lao động lớn tuổi chiếm số đông. Họ gắn bó vì khó tìm được công việc khác, hoặc cố gắng làm để chờ tuổi hưu. Nhân lực không đáp ứng đủ nên các công ty quy mô dưới 1.000 lao động khá dè dặt khi ký các đơn hàng lớn, buộc phải nhận các hợp đồng nhỏ, đơn giá thấp.
Bà Thủy cho hay các doanh nghiệp tích cực đầu tư công nghệ, máy móc để giữ sản lượng, đáp ứng các đơn hàng. Tuy nhiên, ngay cả lao động có trình độ trong ngành làm các công việc như điều khiển máy móc, thiết kế mẫu… cũng hiếm người. Là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm vị trí quan trọng của nền kinh tế, nhưng nhiều năm qua số trường đại học, cao đẳng đào tạo nhân sự cho dệt may, da giày quá ít so với nhu cầu.
TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam, cho rằng lao động bỏ dệt may, da giày để chuyển sang các ngành khác có giá trị, năng suất cao hơn, lương tốt hơn như điện tử, du lịch… là xu hướng tất yếu. Thời gian tới, hai ngành hàng này sẽ không còn là thế mạnh khi Việt Nam dần dịch chuyển lên nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị.
Ông Bình nói nếu nhìn theo kinh nghiệm của các nước, ngành dệt may và da giày của Việt Nam sẽ phải thay đổi, tái cấu trúc với mô hình tăng trưởng khác. Thậm chí hai ngành phải thu hẹp, không dựa nhiều vào lao động giá rẻ như hiện nay vì những lợi thế này sẽ mất dần.
Việc cạn nguồn, khan hiếm lao động buộc hai ngành hàng phải đầu tư vào các công đoạn có giá trị tăng cao như sản phẩm dệt, nguyên vật liệu, thiết kế, xây dựng thương hiệu, thị trường riêng. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt để chuyển sang vai trò của người tổ chức, giống như các công ty của Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đang đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam.
Nguồn vnexpress
Bình Định: Cháy lớn ở Khu công nghiệp Phú Tài, một nhà xưởng đổ sập
Do thời tiết hanh khô, cùng nguyên liệu gỗ dễ cháy nên ngọn lửa bốc cháy dữ dội, lan rộng nhiều khu vực trong Công ty Hoàng Phát; đến khoảng 11 giờ cùng ngày, ngọn lửa vẫn chưa được dập tắt.
Vào khoảng 9 giờ ngày 3/7 đã xảy ra vụ cháy lớn tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Phát, thuộc Khu công nghiệp Phú Tài (phường Trần Quang Diệu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
Do thời tiết hanh khô, cùng nguyên liệu gỗ dễ cháy đang được cất trữ nhiều tại đây nên ngọn lửa bốc cháy dữ dội, lan rộng nhiều khu vực trong Công ty Hoàng Phát. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, ngọn lửa vẫn chưa được dập tắt.
Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, một nhà xưởng của công ty bị sập đổ, nhiều vật liệu gỗ chưa kịp đem ra ngoài bị cháy hoàn toàn, một số vật dụng đồ điện, máy móc đã bị hư hại.
Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định đã cử lực lượng hơn 10 xe cứu hỏa cùng hằng trăm cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường dập lửa.
Đại tá Nguyễn Văn Long, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Bình Định trực tiếp chỉ huy tại hiện trường. Hàng trăm công nhân của Công ty cũng được huy động để đem hàng hóa dễ cháy ra ngoài.
Trước đó vào ngày 30/6, tại Khu công nghiệp Phú Tài cũng đã xảy ra vụ cháy lớn tại một xưởng may của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn Max gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng./.
Quy định về bảo hiểm cháy nổ của ngành gỗ
Hiện nay, Ngành gỗ là ngành được coi là có nguy cơ cao nhất trong thang chấm điểm của các công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ bảo hiểm cháy nổ trong đó có PJICO.
Thực tế thời gian qua, nhiều vụ cháy nổ tại các xưởng gỗ xảy ra để lại hậu quả nặng nề có nhiều xưởng gỗ cháy rụi toàn bộ tài sản tới vài chục tỷ đồng. Nếu không có bảo hiểm cháy nổ rất có thể nhiều tài sản được tích cóp nhiều năm có thể bị biến mất chỉ trong một trận hỏa hoạn.
Vì vậy nhu cầu mua bảo hiểm cháy nổ cho nhà xưởng sản xuất gỗ, viên nén mùn cưa, nội thất ngày càng cấp thiết và công an Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ các địa phương cũng rất quan tâm và kiểm tra chặt chẽ vấn đề này.
Tài sản mua bảo hiểm cháy nổ cho xưởng gỗ bao gồm
Nhà xưởng
Máy móc thiết bị
Hàng hóa nguyên liệu, thành phẩm, bán thành phẩm….
Xác định nguyên nhân vụ cháy nổ trên tàu biển gần 7 vạn tấn
8:28:59 AM 02/04/2023
Công an tỉnh Quảng Ninh có thông tin về nguyên nhân ban đầu gây ra vụ tai nạn khiến 8 công nhân bị thương khi đang sửa chữa tàu biển tải trọng 68.000 tấn.
Theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh, nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự bất cẩn của công nhân trong quá trình thi công, sửa chữa tàu biển ORIENTAL GLORY.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, vào khoảng 8 giờ 45 phút ngày 2-2, tại hầm số 5, tàu biển ORIENTAL GLORY, tải trọng 68.000 tấn, mang cờ quốc tịch Việt Nam neo đậu, sửa chữa tại Công ty Cổ phần sửa chữa tàu biển Nosco ShipYard (xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động do cháy nổ khiến 8 công nhân bị thương.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an tỉnh Quảng Ninh đã huy động 3 xe chữa cháy, 1 xe chữa cháy cần vươn với 50 cán bộ, chiến sĩ thuộc phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Quảng Yên phối hợp với lực lượng của Công ty Cổ phần sửa chữa tàu biển Nosco ShipYard và lực lượng của thị xã Quảng Yên tổ chức chữa cháy, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ.
Đồng thời, đưa 8 nạn nhân đều là công nhân thuộc Phân xưởng vỏ 3, Công ty Cổ phần sửa chữa tàu biển Nosco Shipyard đi cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển (TP Uông Bí) và Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên. Trong đó, có 3 người bị thương nặng và 5 người bị thương nhẹ. Đến khoảng 11 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng đã dập tắt được đám cháy.
Được biết, hiện 3 nạn nhân bị thương nặng đã được chuyện lên Bệnh viện bỏng trung ương để điều trị.
Hiện, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xác minh, điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Mọi thắc mắc Bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng 2022 vui lòng liên hệ:
CÔNG TY BẢO HIỂM PETROLIMEX SÀI GÒN
Địa chỉ: Lầu 4, Số 186 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Tổng đài: 1900545455
Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138
Email: pjicosaigon@gmail.com
Website: baohiempetrolimex.com| | thegioibaohiem.net
Zalo, Viber: 0932.377.138
Facebook : Bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng