7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4

1997 Lượt xem

7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4

Chiến lược 3 HỌC CÁCH ĐỂ THAY ĐỔI

Chương 6 Sự thần kỳ của phát triển cá nhân

Một ngày nọ Shoaff nói: “Jim, nếu cậu muốn thịnh vượng và hạnh phúc, hãy học tốt bài này: Học cách làm việc cật lực cho chính mình hơn là làm cho công việc.”

Kể từ thời gian đó tôi đã làm việc cho sự phát triển của cá nhân mình. Và tôi phải thú nhận rằng đây là nhiệm vụ thách thức nhất. Công việc phát triển cá nhân này kéo dài suốt đời.

Bạn biết đấy, những gì bạn trở thành quan trọng hơn nhiều những gì bạn gặt hái được. Câu hỏi quan trọng phải hỏi trước khi làm một việc gì đó không phải là: “Tôi sẽ được gì?” Thay vào đó, bạn nên hỏi: “Tôi sẽ trở thành cái gì?” Nhận được và trở thành giống như cặp sinh đôi người Thái Lan Chang và Eng Bunker(1): Việc bạn trở thành cái gì sẽ tác động trực tiếp đến những gì bạn nhận được. Hãy nghĩ về nó theo cách này: Hầu hết những gì bạn có ngày hôm nay là do bạn đã thu hút được bằng cách trở thành con người của bạn hôm nay.

===== Mục lục =====

Mời tham khảo thêm: 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 1

Mời tham khảo thêm: 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 2

Mời tham khảo thêm: 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 3

Mời tham khảo thêm: 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4

Mời tham khảo thêm: 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 5

Mời tham khảo thêm: 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 6

Mời tham khảo thêm: 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần cuối

===== Hết Mục Lục =====

7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4
7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4

Vì thế đây là tiên đề kỳ diệu của cuộc sống: Để có nhiều hơn bạn đã có, hãy trở nên hơn hẳn bạn hiện thời. Đây là nơi bạn nên tập trung toàn bộ sự chú ý của mình. Nếu không, bạn chỉ có thể phải bằng lòng với tiên đề về sự bất biến, đó là: Nếu bạn không thay đổi tình hình hiện tại của mình, bạn sẽ mãi chỉ có những gì mình vẫn có.

Thu nhập hiếm khi vượt quá sự phát triển cá nhân. Thỉnh thoảng thu nhập có một cú nhảy vọt may mắn nhưng nếu bạn không học cách thực hiện những trách nhiệm liên quan tới điều đó, nó sẽ thường thu về mức mà bạn có thể quản lý được.

Nếu có ai trao cho bạn một triệu đôla, tốt nhất là bạn phải hết sức nhanh chóng để trở thành một triệu phú. Một người đàn ông rất giàu có đã từng nói: “Nếu bạn lấy tất cả tiền bạc trên thế giới và chia thành những phần bằng nhau cho tất cả mọi người thì tiền bạc cũng nhanh chóng quay lại chỗ cũ của nó như trước kia.”

Bạn khó có thể giữ được những gì không phải đã nhận được thông qua nỗ lực của bản thân mình.

Giá trị

Lúc khởi nghiệp, có một số điều thường làm tôi rối trí. Tôi thường tự hỏi: “Tại sao một người được trả hai ngàn đôla một tháng còn người khác được trả bốn ngàn đôla một tháng dù họ cùng làm việc trong một công ty, quản lý cùng loại sản phẩm, có số năm kinh nghiệm và nền tảng học vấn như nhau?”

Thật là khó hiểu! Tại sao một người lại thực sự làm được gấp đôi tính trên hiệu quả kinh tế? Nếu nhìn ở góc độ đền bù thì sự khác biệt giữa hai ngàn đôla và bốn ngàn đôla một tháng là gì? (Đừng nói với tôi là “hai ngàn đôla”. Tự tôi cũng tính được sự khác biệt đó.)

“Đó chắc là vấn đề thời gian,” tôi nghĩ. “Một số người làm tốt hơn nhiều vì họ có nhiều thời gian hơn. Mary phải làm việc tốt. Cô ấy có nhiều thời gian. Nếu tôi có tất cả thời gian của Mary, tôi có thể cũng làm tốt như thế.” Nghe thật ngớ ngẩn, đúng không nào? Bạn không thể có được thời gian của người khác…

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Bạn lại càng không thể kiếm được ở đâu ra nhiều hơn tiếng một ngày. Khi đồng hồ điểm nửa đêm, thế là hết. Vì vậy, nếu bạn có suy nghĩ rằng nếu bạn có thêm thời gian, bạn sẽ kiếm thêm được tiền thì hãy quên chuyện đó đi.

Vậy nếu bạn không thể tạo thêm thời gian, bạn sáng tạo những gì để tạo nên sự khác biệt về kết quả kinh tế? Câu trả lời là giá trị. Giá trị tạo nên sự khác biệt. Bạn không bao giờ có thể tạo thêm được thời gian nhưng bạn có thể trở nên có giá trị hơn.

Khái niệm giá trị này là một bài học quan trọng trong kinh tế. Cho dù bạn làm trong một dây chuyền lắp ráp hay trong một cửa hàng tạp hóa, bạn được trả lương theo giá trị. Bây giờ tôi biết rằng bạn sẽ dùng thời gian để mang giá trị ra thị trường. Nhưng bạn không được trả lương cho thời gian, bạn được trả lương cho giá trị, cho năng suất lao động của bạn.

Một cách sai lầm, “người đàn ông” sẽ nói: “Tôi kiếm được 20 đôla mỗi giờ”.

Điều đó không đúng! Nếu điều đó đúng, anh ta chỉ việc ở nhà để nhận tiền được gửi đến. Không, anh ta không được trả 20 đôla cho một giờ đó. Anh ta được trả đôla cho giá trị được đưa vào một giờ đồng hồ mà anh ta làm việc. Trả lương theo giờ chỉ đơn giản là một cách thức tiện lợi để đo lường giá trị đã được tính toán trước.

Đó là lý do tại sao câu hỏi: “Liệu có thể trở nên có giá trị gấp đôi và làm ra số tiền gấp đôi cho mỗi giờ làm việc? Có cách nào để tôi trở nên có giá trị gấp ba hay thậm chí gấp bốn trong cùng một giờ làm việc?” lại rất quan trọng. Và câu trả lời là: “Dĩ nhiên!” Bạn có thể trở nên giá trị hơn nếu… (Và luôn có chữ nếu, đúng không?

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Bạn có thể thấy, điều này rất dễ bị hiểu lầm. “Người đàn ông” nói: “Tôi có mười năm kinh nghiệm. Tôi không hiểu tại sao tôi không làm tốt hơn”. Điều mà anh ta không nhận ra là anh ta không có mười năm kinh nghiệm. Những gì anh ta có chỉ là một năm kinh nghiệm được lặp lại mười lần. Anh ta chẳng hề thực hiện một cải tiến hay một cách tân nào trong chín năm!

Ai cũng cần nhiều tiền. Nhưng hầu hết mọi người không tìm kiếm nó ở đúng chỗ. “Người đàn ông” của chúng ta nói: “Tôi cần nhiều tiền hơn, tôi sẽ thuyết phục ông chủ của tôi.”

Này, tôi phát hiện rằng những ông chủ thường nổi tiếng vì không trả lương nhanh và dễ dãi. Tôi chưa từng thấy ông chủ nào bất ngờ bị kích động và tăng gấp ba lần lương của ai đó mà không vì bất kỳ lý do gì.

Một vài người nói: “Chúng ta sẽ đấu tranh để được nhiều hơn.” Vấn đề là một khi bạn bắt đầu đình công thì bạn sẽ tiếp tục phải đình công khi hợp đồng lao động kết thúc. Ngoài ra, bằng việc đưa ra yêu sách, tất cả những gì bạn nhận được chỉ là những mẩu nhỏ rời rạc – hiếm khi đủ sống. Hãy quên những phương thức chỉ giúp bạn đủ để trang trải chi phí đi.

Nghe này, bạn có thể sống bằng vỏ bánh mì và một đôi giày. Nhưng đó không phải là thứ dành cho bạn. Bạn không đọc cuốn sách này để có được những mẩu bánh vụn rơi rớt từ bàn ăn của cuộc đời. Bạn muốn những bữa đại tiệc, đúng không?

Tôi biết một số nhân viên bán hàng thường tìm kiếm những phương thức mới. Họ nói: “Chúng ta sẽ mua những cuốn sách kinh doanh dạy về những mánh lới buôn bán. Chúng ta áp dụng chúng với những khách hàng tiềm năng, làm lóa mắt họ với những thứ hấp dẫn và lấy tiền của họ trước khi họ biết chuyện gì đang xảy đến.” Ừ, tôi đoán bạn cũng có thể thử làm điều đó. Nhưng kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng trừ phi bạn làm ăn sòng phẳng – nghĩa là bạn trao cho đối tác những giá trị xứng đáng với những gì họ bỏ ra, còn không bạn sẽ kết thúc ở những nấc thang kinh tế thấp nhất.

Những gì bạn có được bằng mánh lới không có ý nghĩa. Những gì bạn có được bằng yêu sách không có ý nghĩa. Chính những gì bạn có được bằng hiệu suất công việc mới có ý nghĩa.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Tôi thường nghĩ rằng hiệu suất chịu ảnh hưởng chủ yếu từ những nguyên nhân bên ngoài. Nhưng tôi đã phát hiện ra rằng chính những khả năng và phẩm chất bên trong của mỗi con người mới thực sự quyết định hiệu suất làm việc của họ. Tôi đã luôn tìm kiếm câu trả lời từ bên ngoài. Sau đó tôi học được rằng thành công và hạnh phúc không phải là những giá trị để theo đuổi; chúng là những giá trị để phát triển.

Mọi người thường hỏi tôi: “Làm thế nào để tôi có thu nhập trên mức trung bình?” Câu trả lời là, trở thành một người trên trung bình. Bằng cách nào?

Với những người mới bắt đầu, hãy phát triển một cái bắt tay trên trung bình. Một số người nói rằng họ muốn thành công nhưng thậm chí không đầu tư cho cái bắt tay của họ. Cũng dễ dàng như việc cải thiện điều đó, họ lại để cho nó trôi qua. Họ không hiểu. Bạn có muốn là người trên trung bình? Thế thì hãy phát triển một nụ cười trên trung bình; phát triển sự quan tâm đến người khác trên mức trung bình; phát triển cường độ chiến thắng trên trung bình. Điều đó làm thay đổi mọi thứ.

Không có gì vô nghĩa hơn là tìm kiếm một công việc trên trung bình với tiền lương trên trung bình mà không trở thành một người làm việc trên trung bình. Tôi gọi đó là sự dao động.

Tôi đã từng nói: “Tôi hi vọng rằng mọi thứ sẽ thay đổi.” Đó dường như chỉ là hi vọng của tôi. Nếu các điều kiện không thay đổi thì tôi sẽ gặp rắc rối nghiêm trọng. Sau đó tôi phát hiện rằng không có thứ gì sẽ thay đổi và tôi cảm thấy như mình đang chết đuối.

Cách đây không lâu tôi có một cuộc hội thảo ở Honolulu với các nhà điều hành của một công ty dầu lửa. Chúng tôi ngồi quanh một chiếc bàn họp khổng lồ toàn những nhà điều hành hàng đầu từ khắp thế giới. Khi có một người trong số họ nói: “Rohn, ông biết một số người quan trọng trên khắp thế giới. Ông nghĩ sao về những gì diễn ra trong mười năm tới?”

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Tôi nói: “Thưa quý ông, tôi thực sự biết những người đó. Tôi có thể nói cho quý ông chính xác những gì sẽ xảy ra.” Khi tôi nói vậy, căn phòng trở nên lặng như tờ. Tôi tiếp tục: “Theo những người mà tôi biết và theo kinh nghiệm sống của tôi, tôi kết luận rằng trong vòng mười năm tới mọi chuyện sẽ diễn ra như nó luôn luôn diễn ra.” (Đến đây bạn sẽ không vui vì những điều tôi đang chia sẻ với bạn đúng không? Đúng là không có ai có thể cảm thấy vui khi nghe những câu trả lời như vậy).

Tôi phải thú nhận là tôi nói điều này để phần nào làm nhụt chí của nhóm người tự cao tự đại này. Nhưng tôi cũng nói điều đó vì nó tuyệt đối đúng!

Thủy triều tràn vào và rồi điều gì xảy ra? Đúng vậy… nó sẽ rút ra. Đó là cách thức đã xảy ra trong ít nhất sáu ngàn năm mà lịch sử đã ghi lại và có lẽ còn lâu hơn thế rất nhiều. Trời sáng và rồi điều gì đã xảy ra? Trời tối… đó là cách thức mà bầu trời đã diễn ra trong ít nhất sáu ngàn năm. Chúng ta không hề bị sốc chút nào vì điều đó.

Nếu, khi mặt trời lặn, một người đàn ông nói: “Chuyện gì xảy ra thế này, chuyện gì xảy ra thế này?” chúng ta đều biết chắc rằng ông ta chỉ vừa mới đến đây, đúng không?

Mùa tiếp theo mùa thu là… bạn lại đúng rồi. Và làm ơn nói cho tôi biết mùa đông đã theo sau mùa thu bao nhiêu lần? Luôn luôn, không hề sai… trong ít nhất sáu ngàn năm.

Đúng vậy, một vài mùa đông kéo dài và một số thì ngắn; một vài mùa đông khắc nghiệt và một số dễ chịu. Nhưng dù như thế nào, chúng luôn theo sau mùa thu. Điều này sẽ không thay đổi.

Thỉnh thoảng bạn có thể hình dung điều đó, thỉnh thoảng nó lại là điều bí hiểm. Thỉnh thoảng nó diễn tiến tốt, đôi lúc nó là một sự hủy hoại. Bạn thấy đó, nó sẽ không thay đổi. Sau sáu ngàn năm được ghi nhận trong lịch sử, cuộc sống là một sự pha trộn của cơ hội và khó khăn. Nó là vậy.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

“Người đàn ông” nói: “Được rồi, vậy thì đời tôi sẽ thay đổi như thế nào?” Và câu trả lời là: “Cuộc đời của anh chỉ thay đổi khi anh thay đổi”.

Bất cứ khi nào tôi nói, cho dù với những nhà điều hành doanh nghiệp hay với học sinh trung học, thông điệp của tôi luôn giống nhau: “Cách duy nhất để mang lại sự tốt đẹp hơn cho bạn là khi bạn trở nên tốt hơn.” Tốt hơn không phải thứ gì đó bạn mong ước; đó là thứ bạn phải trở thành.

Mùa của cuộc sống

Đây là hai câu tôi muốn bạn xem xét: Thứ nhất: “Cuộc sống và thương mại giống như các mùa.” Thứ hai: “Bạn không thể thay đổi các mùa nhưng bạn có thể thay đổi chính mình.”

Bây giờ, với sự dẫn đường của hai câu nói trên, chúng ta hãy xem xét về các mùa của cuộc sống và cách mà bạn có thể kiểm soát chúng tốt nhất:

Đông: Thời để tăng trưởng mạnh

Đầu tiên và trước hết, hãy học cách để kiểm soát mùa đông. Có đủ mọi loại mùa đông. Có mùa đông kinh tế khi những con sói tài chính ở trước cửa; có mùa đông thể chất, khi sức khỏe của chúng ta tồi tệ; có mùa đông cá nhân, khi trái tim chúng ta tan nát. Ngày đông tháng giá. Những thất vọng. Cô đơn. Đó là cách mà những bản nhạc buồn được viết ra.

Thế thì câu hỏi lớn là làm thế nào chúng ta kiểm soát được mùa đông. Một vài người đến bên tờ lịch và xé đi tháng Giêng rồi giả như nó không tồn tại. Nhưng đó là cách làm trẻ con. Nó không giải quyết được điều gì.

Để tôi nói cho bạn biết cách mà người trưởng thành làm: Họ trở nên mạnh mẽ hơn. Họ trở nên khôn ngoan hơn. Họ trở nên tốt hơn.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Đó không phải là một ý tưởng tồi – dùng mùa đông để phát triển cá nhân.

Trước khi hiểu được điều này, tôi thường dành những mùa đông của tôi để mong chờ mùa hạ. Tôi đã không hiểu.

Thế rồi, cuối cùng, khi tôi vừa trải qua một mùa bán hàng tồi tệ, Shoaff bảo: “Đừng mong nó sẽ dễ dàng hơn, cậu hãy mong mình tốt hơn. Đừng mong sẽ có ít trục trặc hơn, hãy mong có nhiều kỹ năng hơn. Đừng mong có ít thử thách hơn, hãy mong được khôn ngoan hơn.” Vì thế tôi không thể thực tâm nói với bạn rằng tôi đã hoan nghênh mùa đông nhưng tôi có thể nói với bạn rằng tôi đã sử dụng chúng để tăng tốc cho mùa xuân, luôn đến sau mùa đông.

Xuân: Thời để tận dụng

Hãy học cách tận dụng mùa xuân. Hãy là chốn tuyệt vời cho mùa xuân hiển hiện, ngay sau mùa đông. Cơ hội theo sau khó khăn. Sự phát triển theo sau thoái trào – giống như một guồng máy. Thượng đế là một thiên tài.

Mùa xuân là thời gian để tận dụng các cơ hội. Hãy ghi chú hai từ này: TẬN DỤNG. Đừng để thời tiết dễ chịu đánh lừa bạn. Nếu bạn muốn tốt đẹp vào mùa thu thì đây là lúc để gieo hạt. Thực tế, tất cả chúng ta đều phải xuất sắc ở một trong hai việc. Hoặc là trở nên giỏi trồng trọt trong mùa đông hoặc là phải học cách ăn xin trong mùa thu.

Vì thế hãy bận rộn trong mùa xuân. Chỉ có một số mùa xuân cho mỗi người. Ban nhạc The Beatles(2) từng viết, “cuộc đời quá ngắn”. Và với John Lennon vào lúc ở trên đường phố New York thì cuộc đời là cực ngắn.(3)

Hạ: Thời để chăm sóc

Hãy học cách chăm bón và bảo vệ mùa màng của bạn suốt mùa hè. Bạn cần hiểu rằng ngay khi bạn gieo trồng, côn trùng và cỏ dại sẽ cố tìm cách hủy hoại mùa màng của bạn. Và chúng sẽ thành công nếu bạn không ngăn cản chúng.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Một phần của thành công là học được cách bảo vệ những gì bạn đã tạo ra. Và đó là bài học lớn nhất của mùa hè.

Đây là hai sự thật mà bạn sẽ học trong suốt mùa hạ của mình: Thứ nhất, bạn sẽ học được rằng mọi điều tốt đẹp đều sẽ bị tấn công. Đừng ép tôi đưa ra lý do. Tôi không biết tại sao.

Nhưng tôi thực sự biết rằng đó là sự thật. Tất cả mọi khu vườn sẽ bị xâm lấn. Nếu không hiểu được điều này thì bạn quá ngây thơ.

Thứ hai, bạn sẽ học được rằng mọi giá trị phải được bảo vệ. Mọi giá trị – xã hội, chính trị, hôn nhân, thương mại – phải được bảo vệ. Mỗi khu vườn phải được chăm sóc trong suốt mùa hè. Trừ phi bạn bảo vệ những gì mình tin, nếu không khi mùa thu đến bạn chẳng còn lại gì.

Thu: Thời để nhận trách nhiệm

Mùa thu là mùa chúng ta thu hoạch thành quả từ mùa xuân và mùa hạ của mình. Sự trưởng thành có thể được định nghĩa bằng khả năng chịu trách nhiệm về những mùa vụ mà chúng ta đã chăm sóc, dù bội thu hay yếu kém.

Chịu hoàn toàn trách nhiệm là một trong những hình thức cao nhất xác định mức độ trưởng thành của mỗi con người và cũng là một trong những điều khó nhất. Đó là ngày bạn bước qua tuổi thơ để thành người lớn.

Hãy học cách chào đón mùa thu mà không hề phải hối lỗi hay than vãn – không hối lỗi nếu bạn đã làm tốt và không than vãn nếu bạn đã không làm tốt. Điều đó không dễ nhưng nếu bạn đủ trưởng thành bạn sẽ làm được.

Khi còn trẻ, tôi đã từng gặp rất nhiều vấn đề với chuyện này. Phòng trường hợp có ai hỏi, tôi thường mang theo bên mình danh sách những lý do khiến tôi không làm tốt. Danh sách mà tôi gọi bằng cái tên đơn giản “những lý do không làm tốt” với rất nhiều “chứng cớ ngoại phạm”.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Tôi đổ lỗi cho chính phủ. Chính phủ nằm ở đầu danh sách của tôi.

Tôi đổ lỗi cho thuế. “Nhìn xem bạn còn lại gì sau khi họ đã lấy mọi thứ.”

Tôi đổ lỗi cho giá cả. “Bạn vào một siêu thị với 20 đôla và bước ra với nửa túi thực phẩm.”

Tôi đổ lỗi cho thời tiết. Tôi đổ lỗi cho giao thông.

Tôi đổ lỗi cho chiếc xe của mình và nhà sản xuất xe hơi.

Tôi đổ lỗi cho những mối quan hệ tiêu cực: “Họ luôn phán xét tôi.” Tôi đổ lỗi cho những người hàng xóm yếm thế của mình.

Tôi đổ lỗi cho cộng đồng.

Thấy chưa, tôi có rất nhiều lý do thuyết phục cho việc không làm tốt. Ít ra tôi đã nghĩ vậy.

Shoaff rất tốt bụng nhưng ông ấy cũng thẳng tính. Một ngày nọ ông ấy nhìn tôi với nét mặt hơi lạ lùng và hỏi: “Jim, chỉ là vì tò mò, cậu cho tôi biết tại sao đến giờ cậu đã không làm tốt mọi thứ?” Câu hỏi xuất sắc, đúng không?

Hừm, để chứng tỏ mình không đến nỗi tệ, tôi quyết định nêu hết mọi lý do trong danh sách của mình. Tôi đã lấy hết can đảm để làm điều đó.

Tôi nêu hết danh sách lê thê này – chính phủ, thuế má, giá cả – mọi thứ. Ông ấy kiên nhẫn lắng nghe tôi nêu mọi lý do. Khi tôi nói xong ông ấy săm soi danh sách của tôi trong vài giây. Cuối cùng, lắc đầu, ông ấy nói: “Chỉ có một điểm sai trong danh sách của cậu… Cậu không có trong đó.”

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Sau đó, tôi nhanh chóng xé danh sách “những lý do không làm tốt” của mình. Rồi tôi lấy một tờ giấy mới và viết vào đó một chữ “Tôi”.

Tôi thường đổ lỗi cho mọi thứ bên ngoài về sự thiếu tiến bộ của mình cho đến khi tôi phát hiện rằng vấn đề của mình là từ chính mình.

Không phải những gì xảy ra quyết định kết quả. Những gì xảy ra thì đã xảy ra. Và nó xảy ra với tất cả mọi người.

Mọi người đều có câu chuyện của mình. Một vài người nói, “Vâng, nhưng ông không hiểu nỗi thất vọng tôi từng trải qua.” Thôi nào! Mọi người đều có những nỗi thất vọng. Thất vọng không phải là quà tặng đặc biệt chỉ dành cho bạn. Câu hỏi là, bạn sẽ làm gì với chúng?

Các giới hạn tự dựng lên

Để thành công chúng ta phải bằng mọi cách để loại bỏ những giới hạn tự dựng lên đang khống chế sự phát triển cá nhân của mình. Và cho dù bạn là ai thì vẫn có ba rào cản tự dựng lên mà bạn phải giải quyết. Hãy để tôi nói cho bạn nghe về chúng.

Giới hạn thứ nhất là sự trì hoãn công việc. Việc trì hoãn đặc biệt nguy hiểm vì bản chất tích tụ của nó: Khi chúng ta để qua một bên vài nhiệm vụ nhỏ, điều đó dường như không có gì quan trọng. Và nếu chúng ta để cho vài thứ trôi qua trong ngày, đó dường như cũng không phải là một ngày tồi tệ.

Nhưng nếu để cho những ngày này chồng chất thì bạn đã tạo nên một năm tồi tệ.

Đổ lỗi là một giới hạn tự dựng lên khác. Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đã từng đổ lỗi cho ai đó về chuyện gì đó. Chúng ta đã được đào tạo quá lâu trong việc dựng lên giới hạn này nếu tính từ thuở trong vườn địa đàng nơi người đàn ông nói: “Đó là do người nữ. Cô ấy đẩy tôi vào tình huống này.” Và người đàn bà thì đổ lỗi cho con rắn.(4)

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Tại sao chúng ta chỉ tay ra ngoài thay vì nhìn vào bên trong? Bản ngã cố sức để bảo vệ chính nó. Vì thế, khi đổ lỗi cho những lực lượng bên ngoài thì chúng ta không phải đối diện với sự yếu đuối và thất bại của chính mình.

Đây phải là lý do tôi cất giữ bản “danh sách các lý do” tai tiếng của mình.

Một trong những mục ưa thích của tôi trong danh sách này là chi phí đắt đỏ. Một ngày nọ, sau khi tôi nói vài điều ngu ngốc về giá của một vật dụng, Shoaff ngắt lời tôi. “Nghe này Jim”, ông ấy nói, “Giá cả không phải là vấn đề của cậu. Vấn đề không phải là nó có giá quá cao. Vấn đề là cậu không kham nổi giá của nó.” Và ông ấy đã đúng.

Đó không bao giờ là lỗi của nó. Nếu bạn cứ đổ trách nhiệm cho nó thì bạn sẽ luôn đổ vỡ và thất vọng. Bạn sẽ không bao giờ kiếm đủ. Nhưng khi bạn bắt đầu xác định trách nhiệm của mình thay vì đổ lỗi cho “nó”, bạn sẽ trải nghiệm được sự tăng vọt về phát triển cá nhân và thu nhập.

Sự bào chữa, giới hạn tự dựng lên thứ ba, có liên hệ khá gần gũi với việc đổ lỗi. Đoán thử có bao nhiêu lời bào chữa? Đúng, hàng triệu! Và con người tạo ra thêm một triệu nữa trong hành trình sống của họ. Thực tế, con người đã đi xa biết bao để tránh phải đối mặt với sự thật – sự thật mà họ phải chịu trách nhiệm. Tôi đoán là họ thà tạo ra một triệu lời bào chữa còn hơn là làm ra một triệu đôla. (Bạn không thể có được cả hai).

Vì thế đây là câu hỏi nền tảng bạn phải trả lời: Bạn sẽ làm gì, bắt đầu từ hôm nay, để cải thiện chính mình? Nó có thể đúc kết như thế này: Nếu bạn không từ bỏ một số giới hạn mà bạn tự dựng lên, năm năm tới cũng sẽ giống như năm năm qua chỉ trừ một điều là bạn sẽ già hơn năm tuổi. Nhưng nếu nhận lãnh trách nhiệm và từ bỏ dần những giới hạn này, bạn có thể thay bằng năm năm tốt đẹp hơn. Điều này có vẻ thú vị hơn đúng không?

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Có nhiều người không thực sự tin tưởng vào chính khả năng của họ. Họ tự hỏi: “Tôi có khả năng làm gì? Tôi có thể làm gì để thay đổi cuộc đời mình?”

Trước tiên hãy để tôi đưa cho bạn câu trả lời chung cho những câu hỏi này. Bạn có thể làm được những chuyện phi thường nhất, mặc cho cuộc đời đã ném vào con đường của bạn loại mùa đông gì. Con người có thể vươn đến độ cao không thể tin được khi thấy thực sự cần thiết: Một người phụ nữ nhấc chiếc xe hơi hai tấn để cứu con mình; một người đàn ông sống sót qua sự đói khát và bệnh tật trong một trại tập trung vì ông ấy mong ước được nhìn thấy gia đình mình; những người di dân bắt đầu cuộc sống mới bằng việc rửa chén đĩa và trong vòng năm năm, với sự tằn tiện và tiết kiệm, đã sở hữu những doanh nghiệp thịnh vượng của riêng họ với rất nhiều người bản xứ làm thuê cho họ. Thật phi thường!

Tôi cũng phát hiện rằng trẻ em cũng có thể làm được những điều phi thường – nếu chúng có những điều phi thường để làm. Chỉ cần tách chúng khỏi ti vi và thử thách tâm trí và thân thể của chúng, chúng sẽ phát triển thành những con người phi thường.

Con người có thể làm những điều kinh ngạc vì họ thực sự rất phi thường. Bạn và tôi không phải là amip đơn bào, cá, chim hay chó. Chúng ta có thể tạo ra vài thứ từ số không, tiền xu thành gia tài, thất bại thành chiến thắng. Ngược lại, khi một chú chó bắt đầu với cỏ dại thì cũng kết thúc với cỏ dại. Lý do? Nó chỉ là con chó. Nó không có khả năng sáng tạo.

Thế thì hãy chấp nhận thực tế rằng bạn rất phi thường. Hãy yêu thích sự độc đáo của mình! Hãy tìm về bên trong của chính bạn và mang ra nhiều hơn những năng khiếu đặc biệt của con người trong chính bạn. Chúng ở đó, chờ được phát hiện và sử dụng.

Một khi đã tìm được mọi năng khiếu của mình, bạn có thể thay đổi mọi thứ mình muốn thay đổi:

Nếu bạn không thích cách mà điều đó mang đến cho bạn hiện thời, thay đổi điều đó.

Nếu điều đó không đủ, thay đổi điều đó.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Nếu điều đó không phù hợp với bạn, thay đổi điều đó. Nếu điều đó không làm bạn hài lòng, thay đổi điều đó.

Nên nhớ: Bạn có thể thay đổi mọi thứ cho tốt hơn khi bạn thay đổi chính mình cho tốt hơn. Suy cho cùng, bạn không chỉ là một cái cây hay một con vật, hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi bản năng. Bạn là con người, một sáng tạo đáng kinh ngạc nhất.

Bạn và tôi đều quá trải đời để không nghĩ rằng chúng ta có thể thay đổi bằng cách đơn giản là đọc mẩu suy tư triết lý này. Cần phải có rất nhiều thứ hơn thế. Chúng ta sẽ cần gì? Có lẽ, trước tiên tôi nên nói với bạn về những thứ không thể tạo ra thay đổi…

Một vài người sẽ bảo bạn: “Lòng nhiệt tình sẽ tạo nên mọi sự khác biệt.” Chúng ta nghe rất nhiều về lòng nhiệt tình với những điều sáo mòn đã cũ. Trong cuộc họp bán hàng tiêu biểu người ta vẫn nghe một khẩu hiệu được hô vang bởi những nhân viên bán hàng với đôi mắt đờ đẫn:

“Để nhiệt.tình.bạn.phải.cảm.thấy.nhiệt.tình.”

Nhưng bạn thấy đó, nhiệt tình tự nó không có tác dụng. Sau khi bạn thể hiện sự nhiệt tình, nhảy và la hét, vẫn còn vài thứ chờ bạn thực hiện. Và trừ phi bạn thực hiện chúng, mọi chuyện đơn giản là không thay đổi. Một người đàn ông có thể trở nên hoàn toàn kích động với khả năng nâng được khối lượng một trăm ký lô – cho đến khi anh ta đến phòng tập thể dục. Thế rồi anh ấy cần một loại háo hức mới, sự háo hức dài hạn để giữ anh ấy tiếp tục tập luyện cho đến khi nâng được một trăm ký lô. Chúng ta gọi sự háo hức này là tính kỷ luật.

Thành thật mà nói, chỉ có tính kỷ luật mới làm được điều đó. Chỉ có nó là cỗ máy cho tiến bộ thực sự. Nếu có một thứ để tạo nên sự háo hức thì đó là tính kỷ luật. Hãy háo hức về khả năng thực hiện những điều cần thiết để phát triển của bạn. Đó là niềm phấn khích thực chứ không chỉ là sự hoảng hốt đầy hi vọng.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Làm sao để thay đổi ?

Tất cả chúng ta đều hiểu rõ khó khăn của việc thay đổi những thói quen cũ và cố hữu. Nhưng thói quen bắt đầu thay đổi khi chúng ta bắt đầu thay đổi nhận thức của mình.

Hầu hết chúng ta sẽ không trải nghiệm được một thay đổi to lớn. Không, với hầu hết chúng ta thì thay đổi đến như một quá trình tiến hóa hầu như không thể nhận biết. Chúng ta chỉ thúc nhẹ chính mình tiến đúng hướng, hình thành nên một hay hai thói quen tốt hơn cho đến tận khi cuối cùng chúng ta nhận ra mình đã chuyển sang một khúc quanh lớn của cuộc đời.

Ba lĩnh vực của sự phát triển cá nhân

Trong hành trình phát triển cá nhân của bạn có ba lĩnh vực mà bạn cần xem xét: Bạn có thể chú trọng phát triển chính mình về tâm linh, thể chất và tinh thần.

Tự phát triển tâm linh

Tôi phải thú nhận rằng tôi tự xem mình là người nghiệp dư trong lĩnh vực này. Vì tôi sinh trưởng trong một gia đình tràn đầy niềm tin sâu sắc (cha tôi là một nhà thuyết giáo, một thực tế làm cho tôi – không biết tốt hơn hay tệ hơn – trở thành con của nhà thuyết giáo), tôi được thấm đẫm tình yêu với sự sáng tạo của thượng đế. Nhưng cho dù nền tảng của bạn là gì chăng nữa (cuốn sách này được viết cho mọi người dù nền tảng và tín điều của họ là gì), tôi tin rằng bạn cũng nên đánh giá về sự phát triển và thay đổi mà mình muốn thực hiện trong lĩnh vực quan trọng này. Những giá trị tâm linh và đạo đức sẽ giúp xây dựng một nền tảng mạnh mẽ làm nền cho hành trình tìm kiếm sự thịnh vượng và hạnh phúc của bạn.

Tự phát triển thể chất

Kinh Thánh dạy rằng chúng ta nên đối xử với thân thể của mình như với một ngôi đền. Và, thực sự, những điều răn về phép vệ sinh trong Kinh Thánh rất tinh tế và đặc biệt.

Nhưng vượt trên cả phép vệ sinh, tôi nghĩ chúng ta cần xác định rõ cách “trang trí ngôi đền của mình,” ăn mặc theo cách phù hợp với khao khát thành công của chúng ta.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Hãy đối diện với điều đó, cách mà chúng ta xuất hiện trước người khác thực sự tạo nên sự khác biệt về khía cạnh khả năng của chúng ta trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ trên thị trường. Thực tế, có một câu khác trong Kinh Thánh dạy chúng ta phải chăm sóc vẻ ngoài vì con người và chăm sóc phần hồn vì Chúa. Con người nhìn vào vẻ ngoài, ít ra là những giây phút ban đầu và Chúa nhìn vào phần hồn.

Đến đây có thể bạn nghĩ là mọi người không nên phán xét bạn qua vẻ ngoài. Vậy thì để tôi nói với bạn rằng họ có phán xét! Và vì họ có phán xét, bạn nên bảo đảm mình có vẻ ngoài tốt nhất. (Có rất nhiều cuốn sách hay về chủ đề này, vì thế hãy tìm trong nhà sách hay thư viện).

Một khía cạnh khác của việc phát triển thể chất là phải giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Cơ thể và tinh thần luôn làm việc với nhau. Và để tinh thần của bạn có được sự bền bỉ, cơ thể của bạn cũng phải khỏe mạnh tương đương.

Bạn có đều đặn tập thể dục không? Nếu không hãy tìm một môn thể dục phù hợp với mình để bắt đầu tập luyện. Ngoài ra, bạn cũng phải lưu ý về thức ăn và những nguồn dinh dưỡng bổ sung của mình.

Tự phát triển tinh thần

Với hầu hết mọi người thì sự phát triển trí óc chấm dứt ở tuổi khá sớm. Một khi họ đã tìm được một công việc tốt thì nhiều người dễ dàng nói ngừng theo đuổi việc phát triển trí óc.

Bạn có bao giờ nghe về đường cong học tập(5)? Từ lúc mới sinh cho đến tuổi mười tám, đường cong học tập của chúng ta thể hiện khả năng học tập và ghi nhớ thông tin rất mạnh mẽ. Chúng ta nhanh chóng học được một khối lượng kiến thức đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, khi lớn tuổi hơn và tìm được vị trí của riêng mình trên thị trường việc làm thì đường cong học tập của chúng ta đạt đến cực đại.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Trong quá khứ, nếu tất cả những gì bạn muốn là một cuộc sống trung bình, tình trạng ngưng phát triển trí óc này đã có thể chấp nhận được. Tôi nói đã vì điều đó không còn đúng nữa. Ngày nay, thế giới đòi hỏi sự phát triển và học tập liên tục.

Khi công nghệ liên tục phát triển và thay đổi thì không ai có thể đơn giản chỉ duy trì một công việc và hi vọng là công việc đó vẫn như cũ trong 40 năm.

Kiểu suy nghĩ ông nội tôi đã làm ở đây rồi cha tôi cũng làm ở đây và giờ tôi làm ở đây đang biến mất và giết luôn hi vọng của những ai không muốn chấp nhận nhu cầu phải phát triển và phải thích nghi.

Nhìn ở mặt tích cực, bạn có thể hình dung được mình sẽ trở thành như thế nào nếu bạn luôn duy trì việc gia tăng đường cong học tập trong suốt cuộc đời của mình? Bạn có thể tưởng tượng về những khả năng mà mình sẽ phát triển, những hiểu biết sâu sắc nào mà mình sẽ đạt được?

Cách dễ dàng để có kỷ luật

Vì sự hình thành thói quen trong quá trình phát triển cá nhân đòi hỏi nỗ lực kiên trì mà chỉ có tính kỷ luật mới có thể mang lại nên hãy để tôi cung cấp cho bạn chiếc chìa khóa cho tính kỷ luật.

Hãy khởi động với những yêu cầu kỷ luật nhỏ và bắt đầu kết nối chúng với nhau. Dần dần, bạn sẽ thấy rằng bằng cách tuân thủ nhiều kỷ luật nhỏ bạn sẽ làm chủ được tính kỷ luật lớn.

Tôi mong mỏi bạn đảm nhận một thử thách nhỏ, thứ gì đó mà bạn có thể làm ngay. Và sau đó tiếp tục với một thử thách khác. Sẽ đến một lúc, khi những thách thức lớn xuất hiện trên con đường của mình thì bạn có thể hoàn toàn tự tin để kiểm soát chúng.

Bạn muốn giảm cân? Bắt đầu ăn bánh mì không có bơ.

Bạn muốn đến châu Âu? Bắt đầu để dành 20 đôla mỗi tuần. Bạn muốn đúng giờ? Bắt đầu thức dậy sớm hơn nửa giờ.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Bạn muốn đạt doanh số một triệu đôla? Bắt đầu bằng doanh số 50 đôla.

Như Robert Schuller(6) đã nói: “Tiến dần từng phân, mọi chuyện nhẹ bâng”(7). Nhưng nếu bạn chưa bao giờ thực hiện những bước nhỏ thì không có ai, kể cả chính bạn, sẽ tin tưởng bạn trong những chuyện lớn. Đừng như một người đàn ông ưỡn ngực ra khỏi nhà mình và khẳng định có thể giải quyết chuyện lợi nhuận của một doanh nghiệp trong khi anh ta thậm chí còn không giải quyết xong ngân sách cá nhân của chính mình. Anh ta nghĩ mình là ai vậy!

Sẽ là sai lầm khi nói rằng: “Đó chỉ là một bước nhỏ mà tôi bỏ qua.” Điều đó là không thể! Mỗi tiêu chuẩn thấp sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ phần còn lại trong hiệu suất của bạn. Tại sao? Vì khi làm dưới khả năng của mình, bạn sẽ tạo ra sự thiếu công nhận chính bản thân mình. Và việc thiếu công nhận chính mình là cản trở lớn nhất để thành công.

Tự tạo động lực

Gần đây tôi có một chuyến đi giảng bài ở Úc và được phương tiện truyền thông phỏng vấn. Họ hỏi: “Ông Rohn, ông có phải là một trong những người tạo động lực của Mỹ?” Tôi nói: “Không, tôi là một doanh nhân. Tôi chỉ có thể chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm của mình còn mọi người phải tự tạo động lực cho chính họ.”

Phải mất một thời gian nhưng cuối cùng tôi nhận ra rằng bạn không thể thay đổi người khác. Có Chúa chứng giám, tôi đã cố thử rồi.

Có một dạo tôi quản lý một nhóm nhân viên bán hàng rất tẻ nhạt. Cảm thấy bị thách thức, tôi bảo: “Tôi sẽ làm cho họ thành công cho dù việc đó có giết tôi.” Đoán xem? Tôi gần chết.

Chúng ta chỉ có thể tìm được những người tốt chứ không thể làm cho ai đó thay đổi và trở nên tốt hơn. Chắc chắn, họ có thể thay đổi chính mình nhưng tôi và bạn không thể thay đổi họ. Có người hỏi tôi: “Làm thế nào để tôi tuyển dụng được người tốt?” Và tôi trả lời: “Bạn phải tìm ra người tốt.” Đó là câu trả lời tốt nhất mà tôi có thể đưa ra.

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

Đây là quy tắc đầu tiên của việc quản lý thành công: Đừng gửi vịt vào trường dạy đại bàng. Tại sao? Vì chẳng ích gì. Tất cả những gì bạn nhận được là những chú vịt không hạnh phúc. Chúng không thể bay vút như đại bàng. Chúng sẽ chỉ cạp, cạp, cạp. Và rồi có ngày chúng “ị” vào bạn. Bạn biết đó… tôi đã từng thử.

Gần đây một trang quảng cáo cho một chuỗi khách sạn đã thu hút sự chú ý của tôi. Dòng chữ lớn viết: “Chúng tôi không dạy người của mình phải dễ thương.” Điều đó làm tôi chú ý. Và quảng cáo này tiếp tục với một dòng nhỏ hơn: “Chúng tôi chỉ cần tuyển những người dễ thương.” Ồ! Thật là một lối tắt thông minh!

Động lực là một điều bí ẩn. Tại sao có nhân viên bán hàng nhìn thấy triển vọng đầu tiên vào lúc bảy giờ sáng còn một nhân viên bán hàng khác chỉ ra khỏi giường vào lúc mười một giờ? Tôi không biết. Đó là một phần trong những bí ẩn của cuộc sống.

Tôi giảng bài cho một ngàn người. Một người ra khỏi lớp và nói: “Ta phải thay đổi cuộc đời mình.” Một người khác ra khỏi lớp học, ngáp, thầm nghĩ: “Ta đã nghe hết những thứ này trước đây.” Tại sao vậy? Tại sao cả hai không chịu ảnh hưởng giống nhau? Một bí ẩn khác.

Một triệu phú nói với một ngàn người: “Tôi từng đọc cuốn sách này và nó đã làm tôi bắt đầu con đường đi đến sự giàu có.” Đoán xem có bao nhiêu người sẽ đi mua cuốn sách này? Đúng thế… rất ít. Có phải tại nó khó tin? Tại sao mọi người không đọc cuốn sách này?… Đó lại là một bí ẩn của cuộc sống.

Đến đây, bạn đã có được nhiều thứ cho mình. Việc bạn đang đọc cuốn sách này cho thấy bạn có động lực nội tại để phát triển và để thay đổi. Tôi tha thiết mong bạn xây dựng trên nền tảng này để trở thành tất cả những gì mà bạn có khả năng trở thành.

Tôi biết bạn sẽ làm được!

== 7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4 ==

7 chiến lược thịnh vượng và hạnh phúc phần 4

Nếu bạn muốn trao đổi thêm về sách nói hay có ý kiến gì liên quan đến cuốn sách Chinh phục mục tiêu-Bryan Tracy phần 11 đừng ngần ngại để lại dưới comment dưới bài viết này nhé.

Điện thoại: 0888.605.666 / 0932377138

Website: baohiempetrolimex.com |  thegioibaohiem.net

Zalo, Viber: 0932.377.138 / Facebook: Sách nói

Momo  : 0932.377.138 ( tài trợ cho người viết )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *